Jun 24, 2018

de Bragelonne

Madame Bovary bản dịch Trọng Đức (cả bản dịch Bạch Năng Thi, nhưng tôi sẽ nhấn mạnh vào bản dịch Trọng Đức Đỗ Đức Dục) là một trong mấy cái tôi hay dùng để xem khả năng đọc. Nó thuộc vào những gì hữu hiệu nhất: giới nghiên cứu văn học Pháp rất nhiều lần phân tích nó, từ đủ mọi hướng - không bản dịch nào có vị thế lớn hơn Bà Bôvary, không bản dịch riêng biệt nào được hưởng nhiều ưu tiên như thế. Và chính ở đây, sự sụp đổ của nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam (thể hiện ở biểu hiện cao nhất của nó) hiện ra lồ lộ, bởi vì không một ai chỉ ra nổi điều hiển nhiên: Trọng Đức (và cả Bạch Năng Thi) không hề là độc giả của Flaubert.



Trọng Đức không phải độc giả của Flaubert, nhưng Trọng Đức còn dịch không ít Balzac - đây cũng chính lại là nhân vật lớn nhất (ít nhất, sản xuất nhiều nhất) của dịch Balzac sang tiếng Việt (hoặc ít nhất vẫn được xem như vậy). Và Trọng Đức, tiếp tục, không hề là độc giả của Balzac. Gần như tất cả những người từng dịch Balzac sang tiếng Việt không phải độc giả của Balzac. Điều này được thể hiện ra ở chỗ, các bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết của Balzac, đó không phải là Balzac (như tôi từng nói ởkia, trong một trường hợp cụ thể).

Tôi sẽ quay trở lại với Flaubert trong tiếng Việt, Balzac trong tiếng Việt (tất nhiên), và cả với chuyện cái gọi là nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam sụp đổ như thế nào (nghiên cứu văn học Việt Nam, tất nhiên, cũng rất xứng đáng được nhìn nhận, vì đây mới chính là ngôi sao của nghiên cứu văn học). Nhưng  sụp đổ là hiển nhiên: tại khoa văn các trường đại học Việt Nam (tất tần tật) luôn luôn có chuyện giáo sư hướng dẫn sinh viên làm luận văn không hề biết gì về đối tượng của luận văn ấy (tức là cả cặp đều không). Cách đây không lâu, tôi được gửi cho xem luận văn đại học chủ đề Pessoa sản phẩm từ một trường Sài Gòn. Đó là một mớ rác: sinh viên viết luận văn chưa bao giờ đọc Pessoa và chỉ bốc phét như ranh từ đầu đến cuối - nhưng tất nhiên, điều tệ hại nhất nằm ở chỗ người hướng dẫn cũng không hề biết gì về Pessoa nốt.

Bovary là một, một cái khác cũng dùng rất tốt để xem xét khả năng đọc: bản dịch tiếng Việt L'Insoutenable légèreté de l'être (Milan Kundera) của Trịnh Y Thư (điều này tôi đã nói ởkia: không bao giờ tôi giấu điều gì hết). Trịnh Y Thư không phải độc giả của Kundera, và những người ca ngợi bản dịch này - tất nhiên - giả vờ là độc giả của Kundera. Trịnh Y Thư là một thứ văn chương phường xã (tôi nghĩ, phạm trù này thoát thai từ chính "câu thơ thi xã"), vốn dĩ đầy rẫy cả trong nước lẫn giữa các khối diaspora người Việt Nam ở đó, ở kia, ở mọi nơi.

Những người dịch không hề là độc giả của tác giả mà họ dịch, đó là một trong những di sản lớn nhất từ câu chuyện dịch thuật trong quá khứ của Việt Nam.

Và điều này tiếp tục. Nhưng nó quá dễ thấy, và đây vẫn luôn luôn là điều cho thấy khả năng đọc. Một bản dịch Joseph Conrad sẽ cho thấy, sau ba trang (thậm chí không đến, nhưng ở đây tôi đang khiêm tốn) người dịch có phải độc giả của Conrad hay không. Thậm chí trong trường hợp một nhà văn hạng ba như Salman Rushdie cũng hoàn toàn làm được tương tự. Di sản đã nói ở trên lồ lộ như một hiển nhiên. Và đám đông trưng bày đọc trên facebook (định nghĩa trí thức Việt Nam của tôi: trí thức Việt Nam là những người lê la facebook) tất nhiên sẽ tung hô mấy thứ ẽo ợt đó. Vì không biết đọc, vì không bao giờ đọc. Nhưng lại khoe mình đọc. Và đồng thời lên án xã hội giả dối.

Nhưng chủ đề của post này, như tên của nó, (Le Vicomte de Bragelonne) cho thấy, là Alexandre Dumas. Dumas và báo Tuổi trẻ. Báo Tuổi trẻ là một tờ báo lá cải, dẫu cho mọi biểu hiện bề ngoài có là như thế nào đi nữa. Trong một thời gian dài, nó nằm dưới thứ thẩm mỹ mà tôi sẽ gọi tên hộ luôn cho (vì chẳng ai làm được đâu): "thẩm mỹ Hồ Anh Thái-Đinh Thúy Nga". Mục văn hóa của tờ Tuổi trẻ trong suốt tồn tại của nó chưa bao giờ có nổi đến một bài đọc sách không ngớ ngẩn.


Le Vicomte de Bragelonne:





(còn nữa)

14 comments:

  1. Hình như cái bạn bốc phét như ranh ở trên cũng thường hay thuổng nhiều thứ ở đây, nhất là cái câu"Trông tôi vậy thôi":D:D:D

    ReplyDelete
  2. Hà Nội làm người ta tha hoá theo một kiểu, Sài Gòn lại có một kiểu riêng của nó, trong lĩnh vực này, và hải ngoại lại nữa

    nhìn chung có mấy quy tắc: ham muốn độc đáo làm con người trở nên đê tiện (tức là mắc kẹt trong tha hoá, đường dẫn tới mặc cảm) và con đường chắc chắn nhất dẫn tới nouveau riche lại chính là bên lề và phản kháng

    ReplyDelete
  3. Bác ơi, bản dịch conrad ngoài việc nó quá Tàu thì còn gì tệ nữa, bác chỉ nốt đi

    ReplyDelete
  4. Oh vậy ai mới là độc giả đích thực

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ở Việt Nam muốn nổi dễ nhỉ, tôi thấy dịch thuật cứ nói Nham hoa rất tài, tôi đọc nửa quyển Conrad thì dừng. Phê bình thì có cô gì nhà Z toàn tổng hợp chỗ này chút chỗ kia chút về lên bài mà thiên hạ khen nức nở. Còn viết lách thì tôi chả dám bàn, ít đọc văn học nước nhà.

      NTA

      Delete
  5. độc giả nghĩa là như thế nào ấy hả?

    dễ mà: giống như là ăn, ăn gì thì biết là ngon, không bị ảnh hưởng vì Michelin mấy sao mấy sao này nọ

    ngon do so sánh với những cái tương tự, nhưng cũng ngon cả trong sự không hề so sánh

    biết được tại sao nó ngon, nó được làm ra như thế nào, thì lại thêm một mức nữa

    ReplyDelete
  6. Cái câu anh nói là (vì chẳng ai làm dc đâu) làm liên tưởng tới Staline trong Lễ hội của vô nghĩa, phần gần cuối khi mà Staline nói chuyện với mấy bộ sậu về Thế giới biểu tượng và ý chí. Tự hỏi và tự trả lời. :)

    ReplyDelete
  7. Tiệc tùng vớ vẩn

    thế giới với tư cách biểu hiện và với tư cách ý lực

    bỏ hộ mấy cái idiom kia ở bên ngoài hộ cái đi

    ReplyDelete
    Replies
    1. "biểu hiện" , "ý lực". Đúng quá, anh. Thế giới facebook là một ví dụ điển hình cho "biểu hiện" "ý lực"

      Delete
  8. Hi it's me, I am also visiting this web page daily,
    this website is actually good and the viewers are genuinely sharing nice thoughts.

    ReplyDelete
  9. Gần đây mục điểm sách của báo Tuổi Trẻ rất có vấn đề, bài viết vừa ngắn vừa chẳng đi vào nội dung, đọc chả biết quyển sách ấy khác với những quyển sách khác chỗ nào. Có lẽ nên dẹp hẳn mục đó cho tới khi có ai viết khá hơn.

    ReplyDelete
  10. I used to be recommended this blog through my cousin. I am now not positive whether
    this put up is written by means of him as nobody else realize such specific about my difficulty.
    You are amazing! Thanks!

    ReplyDelete
  11. Anh thấu bọn giầu mới hay mà. Có mới mới có cũ. Các bạn ấy phải dựa dẫm vào nhau bằng tinh thần tư duy độc lập, hút một ít xì gà, nhấp vài muỗng rượu vang, đọc vài trang tiểu thuyết được xem là hay, là bước rất đầu tiên của khai sáng.

    Tất cả đều là dấu vết của một sự đứt gãy lịch sử, đột ngột bị nâng lên cùng lúc đó hạ xuống rất sâu.

    ReplyDelete
  12. tỏ ra thâm trầm cũng là một biểu hiện của nouveau riche đấy, nó thuộc vào các chiến chược chiêu hồi của xã hội bourgeois

    ReplyDelete