Giờ đây, khi Kundera đã quen thuộc, thậm chí quá quen thuộc ở đây (trong cuộc phổ biến hơi có chút tràn lan ấy, tất nhiên có phần
đóng góp của tôi, một phần đóng góp không đáng kể), một vài điều nên được nói.
Càng ngày, đối với riêng tôi, Kundera càng vượt ra khỏi địa
hạt tiểu thuyết hay tiểu luận (cho dù tôi đã học được vô khối thứ từ những cuốn
sách của Kundera), mà còn hơn thế nữa, Kundera là người xếp hạng giá trị rất đáng tin cậy, một trong những bảng xếp hạng đáng tin cậy nhất mà con
người có thể có. Sau Bakhtine, lại thêm một lần nữa, có một người nước ngoài dạy
cho người Pháp đọc Rabelais thì phải như thế nào. Nhưng, điều trớ trêu là, người
Pháp được hưởng rất nhiều từ những người nước ngoài, thì chính họ lại không hiểu
được những người ấy; ta có ví dụ điển hình là Cioran (chính là người dạy phải đọc
de Maistre như thế nào), ta có Witold Gombrowicz (người cho thấy tầm vóc vĩ đại
của Kafka có thể được lặp lại theo một cách thức quái dị như thế nào; Kundera từng
thể hiện sự phật ý to lớn vì có ông bạn người Pháp chẳng hiểu gì Gombrowicz) và
ta có Milan Kundera (biểu hiện của sự không hiểu này nằm ở chỗ: tác phẩm của
Kundera chỉ tập hợp được xung quanh chúng một số nhà phê bình Pháp không thực sự
xuất sắc; thế mà ông ấy đã dạy bao nhiêu điều cho trí tuệ Pháp, kể từ thập niên
70 trở đi).
Cũng có lúc Kundera nhầm. Trước đây, đọc sát từng ấn bản tác phẩm của Kundera, theo dõi những thay đổi,
chỉnh sửa theo các đời in, tôi đã chứng kiến (tôi là người duy nhất nhận ra điều
đó; giáo sư hướng dẫn tôi công nhận đây là phát hiện lớn) Kundera xóa bỏ nhiều đoạn ca
ngợi một số nhà văn trước đây ông từng viết. Điển hình hơn hết là trường hợp
liên quan đến Philippe Sollers. Đó là một cú
thiên tài của Kundera: quả thật, văn chương Philippe Sollers không lớn đến mức đó. Có nhầm và đã sửa.
Nhưng cũng chính tôi, điều này thì rất gần đây, nhận ra một
nhầm lẫn về xác định giá trị trong cách nhìn của Kundera. Kundera vẫn có một chỗ sai không nhỏ, nhưng sau
khi nhìn nhận lại thật cẩn thận, tôi thấy nhầm lẫn ấy không đủ sức đánh bật
Kundera khỏi danh sách rất ít người đánh giá cái gì cũng đúng. Tuy nhiên, sai lầm
này đã khiến bộ ba đáng tin cậy tuyệt vời của riêng tôi giờ chỉ còn lại hai
nhân vật: Cioran và Thomas Bernhard, không còn Milan Kundera nữa. Tôi sẽ sớm
quay trở lại với các bảng xếp hạng (bảng
Phong Thần) này, hiện tượng kỳ thú thuộc hạng nhất của sự đọc.
Kundera, với tôi, là một phát hiện ngây ngất. Lang thang mãi trong một cái thư viện Hà Nội kể từ năm mười bốn tuổi, một thời gian ngắn sau
đó tôi phát hiện La Vie est ailleurs:
tôi sẵn sàng nhận đây chính là cuốn tiểu thuyết đọc bằng tiếng Pháp đầu tiên của
tôi, thực sự đọc, từ đầu đến cuối, từ cuối lên đầu, làm tôi rùng mình, làm tôi
lạnh gáy, làm tôi cháy, và làm mắt tôi nhìn thấy không biết bao nhiêu pháo hoa.
Đó là cuốn tiểu thuyết nói cho tôi về số phận của các nhà thơ, trong đó có những
thần tượng từ trước của tôi, Pushkin và Lermontov, nhưng có thêm nhiều người nữa
mà tôi chưa từng biết; đó cũng là lần đầu tiên tôi bắt gặp cái tên Hus và
Bruno, những đám cháy da thịt người sẽ còn làm tôi nghĩ đến suốt nhiều năm sau
này, kể cả bây giờ. Và nhất là: cuộc sống thì ở chỗ khác, cuộc sống thì không
thể ở đây được.
Kể từ đó, không có gì của Kundera mà tôi chưa từng đọc, kể cả
các vở kịch, kể cả những bài báo, kể cả những cuốn sách mà đọc xong tôi thấy thật
là tệ (tất nhiên là tệ so với bản thân Kundera thôi; tôi sẽ thấy lầm lỗi khủng
khiếp về đánh giá ở bất kỳ ai coi La Fête
de l’insignifiance là một cuốn sách kém; nhân tiện: ở cuốn sách này, chẳng
có gì là “lễ hội” và “vô nghĩa” hết, nó nói một chuyện khác hẳn đấy).
Kundera dạy cho tôi nhiều thứ, nhiều khủng khiếp, có lẽ là
món nợ văn chương lớn nhất ở riêng mình tôi, và đặc biệt là sự nhẹ. Nhẹ chính là món quà lớn nhất, đặc
biệt nhất mà Kundera dành cho tôi, qua rất nhiều năm tháng, ông ấy kiên nhẫn giải
thích với tôi nhẹ nghĩa là gì, nhẹ để
làm gì, và tại sao nhất thiết phải nhẹ.
Tất nhiên, ở địa hạt này, tôi học được từ nhiều người khác nữa.
Tôi học được từ Laurence Sterne, từ Cervantes, gần đây là từ Vargas Llosa. Và
nhất là từ Italo Calvino, mà chương “Nhẹ” trong cuốn tiểu luận-bài giảng của
ông ấy vẫn luôn luôn thì thầm với tôi, rằng nếu muốn chiến thắng con quái vật
Gorgone, điều duy nhất cần thiết, giống như Persée, là phải nhẹ, phải nhìn vào
nhân vật của Leopardi, hay Cosimo xứ MưaGiông. Nhẹ là cách thức duy nhất để chiến
thắng trong cuộc đời, hoặc giả, chính xác hơn, để thất bại trong cuộc đời bằng vẻ đẹp: ở đây ta quay trở lại với Milan
Kundera với cái ý tưởng theo đó cuộc đời, không thể khác, là một thất bại. Con
người tồn tại là để thất bại mà thôi, trong vũ trụ này làm gì có thứ gì thảm hại
như con người được nữa.
Tôi học được sự nhẹ
từ các nhà văn nhiều bao nhiêu thì tôi học được điều đó nhiều tương đương từ một
cái cây, một con chim, một buổi bình minh loang ánh hồng. Và nhất là tôi học được
từ thơ ca (tôi đã đi đến được một niềm tin - conviction - không thể lay chuyển, là thơ không hề thuộc vào văn
chương; thơ là một chuyện khác). Mới
gần đây, có lẽ chính xác sau khi tôi đã có thể nhìn nhận được thơ của Đinh
Hùng, tức là đã thực sự đi được vào cái hang sâu hút đầy hiểm họa mà thơ Đinh
Hùng tạo ra, thì cánh cửa thơ mới chịu
mở ra với tôi, như cửa vào Pháp Luật kiểu Kafka, như thể hạt mầm mà tôi gieo đã
đợi suốt hai mươi năm mới chịu nảy, mặc cho mọi van xin, điên giận, thờ ơ, tức
là mọi cung bậc cảm xúc mà tôi có thể có. Cách đây vài tuần, khi mà “Notes
prises pour un oiseau” trong tập La Rage
de l’expression của Francis Ponge mà tôi đã đọc hàng chục hàng trăm lần
trong bao nhiêu năm nhưng không sao thâm nhập nổi, tới lúc bỗng nói với tôi, thì tôi hiểu mình đã được
chấp nhận, sau một số thử thách nho nhỏ, giữa
quãng đường đời.
Và, đâu là kiệt tác của Milan Kundera? Câu hỏi này động tới
những gì là sâu thẳm nhất trong tâm hồn và văn chương mà Kundera tạo ra trong
cuộc đời gần chín mươi năm của mình. Số một là Vô tri, và thứ hai là Điệu
valse giã từ (thật ra tôi đặt tên bản dịch này là Điệu valse vĩnh biệt, đầy màu sắc Aragon, chính là người đỡ đầu cho
Kundera, nhưng chẳng hiểu sao lại bị nhà xuất bản đổi mất). Điều tôi vừa nói
không bao hàm ý những tiểu thuyết (và tiểu luận) khác của Kundera không xuất sắc.
Nhưng chuyện là như thế: un fait est un
fait.
Ở đây, cần phải nói thêm một điều: sự nhẹ ở trọng tâm văn nghiệp Kundera, sự nhẹ làm nên sức quyến rũ
ngoạn mục của văn chương ấy, rất nghịch lý, lại nằm trong nhan đề một cuốn tiểu
thuyết không thuộc hàng xuất sắc nhất: L’insoutenable
légèreté de l’être. Trịnh Y Thư đã dịch nhan đề này sang tiếng Việt, một
cái tên được đông đảo người Việt Nam cherish:
Đời nhẹ khôn kham.
Nhưng, no offense,
đây là một cách dịch hoàn toàn hỏng. Nó tệ hại vô cùng, và hé lộ sự thật là người
dịch không hiểu một chút nào văn chương mà mình dịch. Giữa Trịnh Y Thư và tôi
không hề có vấn đề gì, và chính Trịnh Y Thư gửi tặng cho tôi cuốn sách dịch ấy
- tôi rất cảm ơn về điều này, nhưng tôi thấy nhất thiết phải nói: Trịnh Y Thư
đã dịch Kundera mà còn không thèm tôn trọng một ý nguyện lớn của ông ấy, là chỉ
được phép dịch tác phẩm của ông ấy từ tiếng Pháp.
Đó là một. Người ta có thể thấy Kundera và Nabokov tương đồng
với nhau ở ý kiến rất chặt chẽ về dịch thuật. Nhưng không có gì khác nhau hơn
thế: ở Nabokov (một người không hề nhẹ),
đó là hệ quả tất yếu của tính chất quá chặt
trong tâm lý, còn ở Kundera, cốt yếu của vấn đề nằm ở chỗ, ông ấy cần tách mình
hoàn toàn khỏi tính chất Séc. Bởi vì
nhất thiết phải thế.
Và thứ hai, L’insoutenable
légèreté de l’être có một chủ âm
(Kundera là một con người âm nhạc,
ông ấy đặc biệt đặt trọng tâm vào nhạc trong mọi tác phẩm), đó chính là câu ngạn
ngữ “Einmal ist keinmal”. Thế nhưng, Trịnh Y Thư dịch sai luôn chính cái câu
quan trọng nhất, cái câu làm nên chủ đề cho cả cuốn tiểu thuyết.
Từ Kundera, tôi sẽ còn giữ mãi ý thức về sự nhẹ tuyệt đẹp ấy. Một thứ khác, chắc
sẽ không giữ lâu được: hai chai rượu. Hai chai rượu có thể dùng để tưới (arroser) cho một bữa tiệc tuyệt đối vớ vẩn;
bởi vì cuộc đời này có là gì đâu ngoài tiệc tùng và sự vớ vẩn.
PS. sau đây sẽ đến nhân vật nào? tôi cũng chưa biết, nhưng đã có cảm giác rất lớn đó sẽ phải là một nhà văn vô cùng cổ điển
Trần Bạch Lan và tôi
Bernhard và tôi
Italo Calvino: Những thành phố vô hình
Nhất Linh và tôi
Cioran và tôi
Báo chí Việt Nam và tôi
Mình đã đọc hai sách bạn NL dịch Kundera rồi. Ơ sao lại chê tiếng Anh thế nhỉ, phải chỉ ra là nó đã dịch dở như thế nào, chớ nói khơi khơi thế, ai tin? Một trái bóng lửng lơ, một cơn gió thoảng, hay một khối sương mù, thậm chí một tiếng "cười khúc khích trên lưng"... thì làm sao mà không "unbearable" cho được?
ReplyDeleteBạn đọc có thể ngưỡng mộ NL về kiến thức và sự đọc nhiều, nhưng sẽ không mấy thícn bạn trông giống một cái thư viện biết đi với "danh sách", "xếp hạng", "chia thể loại này nọ", theo dõi ráo riết từng bước đi vô thức lẫn hữu thức cuả các tác giả, etc.
so what?
ReplyDeletekhông phải tiếng Anh dịch dở, mà Kundera yêu cầu dịch tác phẩm của mình từ tiếng Pháp
If so, Kundera is not Kooldera then ;-)
Deletetại sao lại phải kool (air)?
ReplyDeleteTôi hiểu, Nhị Linh và rất nhiều người Việt Nam chúng ta, trong tiềm thức vẫn luôn yêu mến nền văn hoá Pháp và những gì họ đã để lại như một kỷ niệm, vưà đẹp vưà đau. Nhưng lịch sử ấy đã khép lại rồi. Chúng ta ngày nay vẫn có thể tiếp tục ngưỡng mộ và học hỏi ở họ, nhưng không nhất thiết phải quay về nền chính trị thân Pháp hay thuộc Pháp. Đồng ý không?
ReplyDeleteliên quan gì?
ReplyDeletetại sao bác toàn nói chuyện lạc đề thế?
Thì "tấu" một chút cho vui mà. Đề tài chính cuả tôi là muốn mua eBook để đọc trong những ngày dưỡng lãi. Tôi không có chỗ chưá sách, nên buộc lòng phải đọc eBook chứ không thích nó lặm.
DeleteBai viet hay
ReplyDeleteCho những ai thích "đời", hoặc như NL nói, rởm đời: Life is a b - Đời là một
ReplyDelete