Tiếp tục câu chuyện "Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao".
Nguyễn Đính có cái mũi thính. Ngay lập tức, như đã thấy trong đường link, Nguyễn Đính - trước khi trở thành Trần Vàng Sao - thấy rõ thơ của Ngô Kha nghĩa là như thế nào. Nguyễn Đính đã ngửi rõ một cái mùi.
Đó là - nếu muốn ngắn gọn - mùi của thơ Huế. Dẫu có thêm cụm từ "tranh đấu", thì trước hết vẫn cứ là "thơ Huế" cái đã. Trước Trần Vàng Sao nhiều thập kỷ, một nhà thơ khác - một "mũi thính" khác - của văn chương cổ điển Việt Nam đã miêu tả chính xác rợn người: "câu thơ thi xã". Tức là, để mở rộng nội hàm: mùi của thơ thi xã và tranh đấu.
Trần Quang Long, Ngô Kha, rồi Võ Quê ("Thừa Phủ ơi lòng ta hồng biển lửa" etc.), nhưng nhất là nhân vật lạ thường: Hoàng Tưởng Ngọc Phù (Hoàng cứ tưởng mình là "ngọc phù", nhưng etc.)
Thơ của phủ đệ, của dòng dõi và - thơ của lưu cữu ("Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng"; "Mắt là mắt của người ta/Tôi đem mở nhắm như là mắt tôi" etc.), nhưng lại hay có châu phê. Thơ của sự không thể cúi mình xuống, bị ngăn cản bởi một cái gì đó rất có thể chính là một giấc mộng, "mộng kinh sư", của "đẹp và thơ", của "ai sầu mà ai thảm", của những Phước và những Ưng.
Nguyễn Đính, một người chân trắng, Vỹ Dạ và chân trắng. Thế cho nên mới có thể "Tôi yêu đất nước này lầm than". Đặc biệt, "Một vết bùn khô trên mặt đá" là câu thơ dịch chuyển tất tật mọi thứ, bởi vì đó là một cái nhìn hoàn toàn khác. Một sự bất tương thích ở mức tuyệt đối. Cái nhìn ấy là không thể hình dung, nếu không có đoạn "Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao", khi Nguyễn Đính chưa chịu trở thành nhà thơ (Bài thơ của một người yêu nước mình sẽ định giọng lại cho thơ Huế; ta cũng biết rằng từ 1968 Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ, và Mặt đường khát vọng, nó có thể là gì đây nếu không phải một tuân phục trước Bài thơ của một người yêu nước mình?)
Phải có một độ dày để một cái nhìn mới ra đời: độ dày ấy đi từ một Nguyễn Đính nhà phê bình (chứ không phải Trần Vàng Sao nhà thơ). Dưới đây là toàn bộ bài của Nguyễn Đính về tập Hoa đăng của Vũ Hoàng Chương:
Chúng ta dịch chuyển về sâu hơn trong thời gian: năm 1959, Nguyễn Đính còn thực sự rất, rất trẻ. Tuy Nguyễn Đính không sinh năm 1942 như giấy tờ hay viết, mà là 1941, nhưng vào năm 1959 Nguyễn Đính cũng rất trẻ.
Dưới đây là số 37 tập san Lành mạnh, "ra ngày 1-10-1959":
Bài "Vài nhận xét về thi ca Việt Nam hiện đại" của Nguyễn Đính:
Cuối bài ghi "còn nữa", nhưng có phần tiếp theo không?
Cũng như ở kia, đặt luôn một người cạnh một người khác; trên cùng số 37 này, có bài của Việt Điểu Thái Văn Kiểm:
Ấn bản đầu cuốn sách của HPNT, 1979:
(về nó đã có một bài rất nổi tiếng của Nguyễn Tuân)
NB. đã viết tiếp "Kiệt tác của Grass"
Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao
định mệnh hóa ra của xứ này dưới dạng một thời đại huế. cũng vần hờ cả.
ReplyDeleteNguyễn Khoa Điềm có bài thơ "Đất ngoại ô" làm năm 68: phải đọc nó mới thấy tương quan với Trần Vàng Sao, với "một cái nhìn khác", mạnh như thế nào, nhưng thơ NKĐ uốn éo và gần như không bao giờ đạt được đến authentic
ReplyDeleteKhu phố ngoại ô
tầm tã rụng bên dòng sông
những người dân nghèo về đây
như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến
Khu phố ngoại ô
Chân đất, đội áo nối vai
Le te chợ Hôm, chợ Mai
Đầu tắt mặt tối
chứ còn tới "Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương giang" thì đã lậm đầy mùi các anh Chế Lan Viên rồi
Hay. Vẫn muốn được nghe tiếp về Trần Vàng Sao.
ReplyDeleteêu, đừng bao giờ nói cái từ "hay" nữa nhé
ReplyDeletesốt hết cả ruột, lần sau cho thẳng vào spam đấy, giời nóng không nói nhiều
Hôm bữa định chọc anh là nhiều khi cũng có chưa triệt để nguyên tắc "ởkia" lắm đâu :"Cũng như ở kia, đặt luôn một người cạnh một người khác" lắm, hehe.
ReplyDeleteMà lỡ vài bữa nữa bị bắt chước nữa anh thì sẽ "ở đâu"?Chúc anh một ngày nhàn rỗi với nhiều niềm vui nhỏ
"ở đó đó" chứ
ReplyDeleteHi, just wanted to say, I enjoyed this blog post. It was inspiring.
ReplyDeleteKeep on posting!
Nhị Linh có cái mũi thính hơn (vừa do vừa không phải do "nhân một cái giải thưởng")
ReplyDeletethế là lại thêm một người
ReplyDeletetại sao thế hệ ấy lại phải bắt đầu sớm đến thế? a curse, really