Jan 9, 2014

Sách tháng Chạp 2013

Chậc, thế là ngoảnh đầu đi quay đít lại đã hết năm rồi nhỉ :p

Trước khi bước vào màn bắn pháo hoa cuối cùng của năm, tôi muốn hỏi các bác hai điều (vốn dĩ xưa nay blog của tôi không nhiều comment, email riêng có khi còn nhiều hơn, chắc vì cả hai bên, bên viết và bên đọc, đều shy hehe): 1. Năm 2014 tôi có nên tiếp tục duy trì mục sách hằng tháng như thế này không, và 2. Mục sách hằng tháng này theo các bác có ích/có lợi thế hơn so với giới thiệu sách trên báo chí nói chung không? Thank you merci danke.

-----------

Tạm kết thúc phần lễ hội nhé :p

Tháng này tôi sẽ chỉ tập trung vào mấy quyển sách.


- Tsubouchi Shoyo. Chân tủy của tiểu thuyết. Trần Hải Yến dịch. NXB Thế giới. 415tr. 120.000đ. (có index)

Một (hay nhiều) thay đổi quan trọng trong "chính sách văn hóa" hay đường lối nghiên cứu thời gian gần đây đã khiến cho giới nghiên cứu văn học Việt Nam tập trung nhiều hơn vào khối Đông Á, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tất nhiên, điều đó cũng có ảnh hưởng không nhỏ ra hệ thống xuất bản đại chúng: mấy năm trở lại đây có rất nhiều tác phẩm văn chương Nhật và Hàn được dịch, một số tác giả đã kịp trở nên rất nổi tiếng ở Việt Nam, một số tác phẩm đã lặng lẽ (hoặc không lặng lẽ lắm :p) huy động cho mình một lực lượng fan ít nhiều đông đảo.

Động đến Tsubouchi Shoyo là động đến giai đoạn đầu kỷ nguyên hiện đại của văn chương Nhật Bản, và động đến Chân tủy của tiểu thuyết (Shosetsu Shinzui) là động đến cột mốc lớn trong lịch sử tiểu thuyết Nhật Bản. Ý nghĩa của nó không kém gì so với Fukuzawa Yukichi mà độc giả Việt Nam đã bắt đầu quen thuộc.

Tác phẩm này được in thành nhiều kỳ hồi 1885-1886, nó chịu tác động mạnh của văn chương Anh mà Tsubouchi am hiểu (Tsubouchi là người dịch toàn tập Shakespeare sang tiếng Nhật, xuất bản năm 1935).

Cuốn sách viết toàn diện về tiểu thuyết như một thể loại văn học, cổ xúy cho tác phẩm có cấu trúc chặt chẽ. Nó bàn về "tiểu thuyết" cổ điển ở Nhật Bản, sự phát triển của tiểu thuyết, mục đích và lợi ích… và đến phần sau thì bàn chi tiết về nguyên tắc, phong cách, cốt truyện, nhân vật… Nói tóm lại, nó là một tác phẩm tổng quan về tiểu thuyết, ra đời khi mà "tiểu thuyết kiểu phương Tây" ở các nước Đông Á vẫn còn là một điều xa vời.

Đặc biệt, người dịch trong phần giới thiệu đã đặt câu hỏi: Phạm Quỳnh và Phan Khôi, có thể coi là những người Việt Nam đầu tiên bàn sâu về tiểu thuyết, từng đọc Tsubouchi hay chưa? Đây là một giả thiết, và câu trả lời (giả thiết) là (một phần) tư tưởng về tiểu thuyết của Tsubouchi đã có thể đi vào Việt Nam qua ngả đường Lương Khải Siêu và Lỗ Tấn.


- Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1852-1945). NXB Hà Nội. 799tr. Giá tiền: bao nhiêu quên mất rồi, chỉ nhớ là không hề rẻ :)

Đây là tác phẩm của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I), ở đầu có một bài dẫn nhập ngăn ngắn của Đỗ Hoàng Anh, không biết là ai.

Quyển sách này vô cùng cần thiết cho những ai nghiên cứu hay quan tâm đến Đông Dương. Nó gồm các nghị định, quy định, quyết định, sắc lệnh của chính quyền Đông Dương kể từ khi người Pháp mới bắt đầu tổ chức được các công việc Nhà nước ở Nam Kỳ (mở đầu là quy định 31/5/1862 của Bonard về quyền hạn của Giám đốc Nha Nội chính). Tổng cộng có 427 đơn vị tài liệu hành chính. Có nội dung đầy đủ hoặc nội dung chính yếu của từng tài liệu.

Ví dụ cách đây không lâu tôi từng vấp phải một cụm từ, không rõ chính xác nó từng tên là gì trong lịch sử. Nếu lúc đó đã có quyển này, thì tôi sẽ biết ngay đó chính là "Nha Nội chính" :p


- George Berkeley. Một nghiên cứu về các nguyên tắc nhận thức của con người. Đinh Hồng Phúc và Mai Sơn dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính. NXB Tri thức. 277tr. 60.000đ (có index)

Để biết xem một "nhà duy tâm chủ quan" như người ta vẫn hay gọi George Berkeley có thể tư duy như thế nào, đặt vấn đề về vật chất, ý niệm và nhận thức như thế nào.

Thấy quyển này với tôi cũng giống như thấy lại một hobby cũ: ban đầu bị bắt phải học, sau nhanh chóng trở thành hobby (ép buộc và khoái cảm có khi cũng khá gần nhau :p). Đó là các nhà tư tưởng Anh (tức là chỉ chung England, Scotland, Ireland) của một thời: Hume, Locke, Bentham, nhất là Hobbes.

Cùng dạng:

Howard Caygill. Từ điển triết học Kant. Rất nhiều người dịch (tên ghi ngay trên bìa). NXB Tri thức. 676tr. 280.000đ.


- Linda Lê. Thư chết. Bùi Thu Thủy dịch. Nhã Nam & NXB Văn học. 106tr. 46.000đ.

Các bác biết tôi từ lâu hẳn đều đoán trước được rằng tôi sẽ nhắc đến quyển này :p Những gì có liên quan đến Linda Lê (rất nhiều) trên blog này có thể tìm được ở label "linda-le".

Linda Lê ở Việt Nam gắn liền với tên tuổi anh Nguyễn Khánh Long, mà nhiều người ở đây hẳn rất nhớ. Anh Nguyễn Khánh Long dịch Vu khốngLại chơi với lửa, và tác phẩm tiếp theo đó của Linda Lê mà anh muốn dịch là Les trois Parques (Ba nữ thần số mệnh).

Vậy nên mặc dù tôi đã có bản dịch Thư chết từ rất lâu rồi (chị Bùi Thu Thủy đã hoàn thành một luận án tiến sĩ về văn chương Linda Lê) nhưng vẫn chờ để in Ba nữ thần số mệnh trước, vì đó mới là quyển đầu trong bộ ba tiểu thuyết về đề tài ông bố, và cũng có thể coi là kiệt tác của Linda Lê. Anh Nguyễn Khánh Long đã qua đời trước khi hoàn thành bản dịch nên cuối cùng Thư chết lại ra trước (cùng trong trilogy này, Tiếng nói do Nguyễn Đăng Thường dịch trước đây cũng đã xuất bản).


- Mấy cuốn sau đây tôi cũng có thể giới thiệu cho những ai ham đọc văn học:

+ Hồi ký Biến của Mạc Ngôn
+ Lưỡi của Jo Kyung Ran (xem thêm ở đây)
+ Cánh buồm đỏ thắm trong một bản dịch khác (của anh Phạm Ngọc Thạch)


- Và đây, đã ra đến tập 6 :p


Trong năm vừa rồi, nhà xuất bản mang lại nhiều niềm vui nhất cho tôi, chắc các bác cũng đã biết rồi, là Kim Đồng.

Còn nhà xuất bản nào gây thất vọng nhất? Là NXB Trẻ, ở mọi mảng sách và trên nhiều phương diện.



Sách tháng Mười một 2013

40 comments:

  1. Bẩm
    1. Có
    2. Có

    :b

    ReplyDelete
    Replies
    1. chậc, kỹ năng đặt câu hỏi hơi kém, để các đối phương trả lời đơn giản quá :p

      Delete
    2. Kinh quá. Chia cả hai hạng mục lun: có ích/có lợi hehe :p

      Delete
  2. 1. "Năm 2014 tôi có nên tiếp tục duy trì mục sách hằng tháng như thế này không".
    Yes, it's boring for you but helpful for others.

    2. "Mục sách hằng tháng này theo các bác có ích/có lợi thế hơn so với giới thiệu sách trên báo chí nói chung không?"
    Both is helpful. But, please never introduce the book to the readers as if throwing the book to their faces "Here, read it. I am too tired of this boring job already. I deserve the better way but because you guys are too nut so I have to be like this! :-.. (tears)

    GioChuong

    ReplyDelete
  3. 1. Tuổi này rồi bác tự quyết định đê :v

    2. Tôi ko đọc báo. Nhưng đúng là nhiều quyển sẽ không mua nếu ko phải đã đọc bài này nọ. Nói chung cũng có tác dụng quảng cáo :v

    ReplyDelete
    Replies
    1. bác cũng tầm tuổi tôi, thế mà quyết định vẫn bị ảnh hưởng (bài này nọ), vậy thì (…) :p

      Delete
    2. Chậc, cái 1 tôi nghĩ lại là khuyên nên đọc ít thôi. Pít tông nó còn mòn nữa là ... :3

      Delete
  4. Haiz, thôi viết thì cũng khá là nhiều người mất phương hướng đấy, lại phải đứng ở Đinh Lễ nhờ chị Hoa tìm cho quyển nào phải buồn thật là buồn thì thương lắm :)) Thế là 1 phát trả lời 2 câu rồi ấy nhỉ? :D

    ReplyDelete
  5. Nói thật là tôi đọc mục điểm sách nhiều nhất trên blog của anh. Thậm chí tôi còn tra lại mục các bài trước. Trong một thế giới hỗn loạn sách thế này, có những định hướng là rất cần thiết, mặc dù là ý kiến chủ quan của anh. Nhưng một người đọc rộng và biết về sách nhiều như anh về sách là hiếm và hiếm viết. Không phải khen đâu. Tôi tin danh mục sách tháng của anh hơn các mục điểm trên báo. Tôi gợi ý cả những cuốn của năm nữa, các cuốn đỉnh nhất.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi cũng đọc mục này nhiều nhất và thấy nó hơn hẳn các mục điểm sách khác, ví dụ sách được giới thiệu trên vnexpress chỉ viết vài lời tán tụng ngoài ra không nói được chỗ nào hay, chỗ nào kém (nhiều khả năng là người viết bài đã không đọc cuốn sách đó).

      Delete
  6. Tiếp tục duy trì NL à. Hay lắm!

    ReplyDelete
  7. I like blog NhiLinh and TinVan and DuMucDaVang. Many thanks! :-)

    GioChuongChet

    ReplyDelete
  8. "Ngược lại, sự vắng mặt tuyệt đối của hệ lụy khiến con người nhẹ hơn không khí. Hắn bay bổng lên cao, tách lìa khỏi mặt đất và xa rời trạng thái hiện hữu trần tục của hắn. Hắn chỉ có thật một nửa, mọi động tác hắn không bị gò bó nữa và chúng trở nên vô nghĩa."-Milan Kundera
    (from DuMucDaVang)
    This explains the difference between Milan Kundera >< BuiGiang &ThanhTamTuyen.

    GioChuong

    ReplyDelete
  9. Dù dạo này rất nhát comment nhưng cũng phải cố comment rằng thì là rất nên lắm ạ. Xin chân thành cảm ơn.

    ReplyDelete
  10. Nếu anh thấy 1 tháng dầy quá thì 2 tháng một lần cũng được, như thế những quyển có giá trị sẽ đọng hơn. Ý kiến sách của năm cũng hay đấy. tôi thấy một số nhà báo mà tôi chẳng tin tưởng tí gì vào chuyên môn biết về sách mà cũngviết này nọ. Cơ bản là không đáng tin.

    ReplyDelete
  11. năm nay mà làm vụ "quyển sách của năm" thì khó lắm, vì với tôi năm 2013 có Marcel Proust thì coi như chẳng còn gì để bàn nữa :p

    ReplyDelete
  12. Oui, c'est bien pour toi même d'abord ! Quand tu seras vieux, tu sauras toujours ce que tu as lu étant jeune (tu en auras peut-être honte, on ne sait jamais). Et puis c'est bien pour nous aussi, on sait ce que NL a lu.
    LH

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Yes, it is for yourself first! When you grow old, you always know what you read as a young man (you might get in shame, you never know). And it is well for us, we know what NL read." - LH.

      NhiLinh, we never have to feel shameful for what we read but how it's absorbed. Someday, if you become a great editor or publisher, you will feel thankful for these days when you read everything included of taboo (cmnr aha...)

      - GC

      Delete
  13. e search được blog của anh do tìm hiểu về Frédéric Beigbeder. Thật lòng cảm ơn vì blog anh hay kiểu gợi mở để người ta à í là em để tiếp tục tìm hiểu tiếp. Với cả thấy anh định bỏ đi một nội dung hay là điểm sách nên viết dòng này, nói chung là ko nên bỏ .Tính về marginal return thì thôi viết ít mà chất thì cũng oki mà, anh làm 2 tháng / 1 bài , quí/bài điểm sách cũng được ;). Lợi ích cho bạn đọc thì bài blog đương nhiên là hơn bài báo , vì nó đến đúng ng cần rồi, cái chính anh thấy có thỏa mãn hay ko hehe. Luôn trân trọng anh và các blog của anh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. :p

      Beigbeder sắp có một quyển mới nhé

      Delete
  14. 1. Năm 2014 tôi có nên tiếp tục duy trì mục sách hằng tháng như thế này không? Có

    2. Mục sách hằng tháng này theo các bác có ích/có lợi thế hơn so với giới thiệu sách trên báo chí nói chung không? Em không đọc báo.

    ReplyDelete
  15. Để mình viết hẳn một entry trả lời nhé! :)

    ReplyDelete
  16. http://hoangyen-hy.blogspot.ca/2014/01/nguoi-iem-sach.html

    ReplyDelete
    Replies
    1. hehehe, xét cho cùng, huyền thoại bao giờ cũng là thứ rực rỡ nhất, nhỉ ;)

      Delete
    2. Whoala... Many ladies (HoangYen, Sonata, etc.) support you. Even though you throw books to people's faces, you are still admired as ... "chàng lãng tử bất thần liệng sách lại... chỗ của nó"? Ouch!

      (Hoang Yen said: "người điểm sách này giống anh chàng lãng tử dạo gót giữa những tủ sách cao dài miên man, chàng nhặt lấy một cuốn kể đôi điều về nó rồi bất thần liệng sách lại chỗ của nó và lượm lên cuốn khác." hehe...)

      GC

      Delete
  17. Chào bác Nhị Linh!
    Cá nhân em vẫn muốn được đọc những bài điểm sách của bác, tuy nhiên một bài viết sâu sắc, ngồn ngộn chữ nghĩa, đầy ý tưởng thì rất quý đối với em ;-)
    2 câu hỏi trên kia thì bác tự quyết nhá. Dù bác có viết theo kiểu gì thì em vẫn theo dõi, như mấy năm nay thôi.
    (Long Hà)

    ReplyDelete
  18. Đang rất thiếu! Đề nghị tiếp tục duy trì. Ý tưởng, kinh phí tự huy động! Hihi :)

    ReplyDelete
  19. thế hay là share hộ cái nhỉ ;)

    ReplyDelete
  20. Cám ơn bạn Nhị Linh. Đứng trước cả biển sách trùng trùng điệp điệp, những bài điểm sách bổ béo của bạn nếu không phải là ngọn hải đăng thì ít ra cũng tựa như làn khói rơm rạ lảng bảng giúp cho loại độc giả ngờ nghệch như tôi khỏi lạc đường và tặc lưỡi “của đi thay người”

    ReplyDelete
  21. Nên duy trì, nếu viết dài mệt thì liệt kê tên sách ra cũng được. Rất có ích. Kênh sách Nhị Linh và trang web của NXB Tri thức là 2 kênh anh thường xem. Các kênh khác chán.

    ReplyDelete
  22. Bác NL hỏi tu từ nhể? :p

    ReplyDelete
  23. Biết người ta trả lời thế nào rồi lại còn cứ hỏi :p

    ReplyDelete
  24. Thôi, a cứ viết đi. Em hứa sẽ tích cực comment (mặc dù bài có chán đến đâu =D).

    ReplyDelete
  25. 1. Năm 2014 tôi có nên tiếp tục duy trì mục sách hằng tháng như thế này không?

    - Có.

    2. Mục sách hằng tháng này theo các bác có ích/có lợi thế hơn so với giới thiệu sách trên báo chí nói chung không?

    - Rất có ích với tôi. Chẳng hạn nhờ bác mà tôi mới để ý đến Con mèo biết nói :D He he, nói vậy chứ các bài điểm sách của bác giúp thêm lượng định cho tôi mua hay không mua một số cuốn sách (tất nhiên không phải khen =mua, chê =không mua).

    ReplyDelete
  26. 1. Có. Nhưng không nhất thiết.
    2. Có. Nhưng không quyết định.

    ReplyDelete
  27. Bac oi bac dang hinh Jindo lam em them` qua. Ong tac gia ngung lau roi thi phai T_T Em co' tron bo tieng Nhat. T_T

    ReplyDelete
  28. khặc khặc, nhờ phát này mà moi lại được bao cố nhơn :p

    ReplyDelete
  29. Tiếp tục duy trì và tăng cường, nhưng phải vừa bình vừa phê mới đúng chất NL

    ReplyDelete