Feb 18, 2013

Sách tháng Hai 2013


1. Phan An Sa. Nắng được thì cứ nắng. Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn. Phương Nam & NXB Tri thức. 687 tr., 170.000 đ. Lại Nguyên Ân viết “Lời giới thiệu”.

Với cá nhân tôi, tháng vừa rồi quá dễ “xử” vì tôi đã tìm ngay ra được “cuốn sách của tháng”.

Phan Khôi, càng nhìn càng thấy là một con người vĩ đại của lịch sử Việt Nam. Một nhân vật bị khuất lấp, bởi vì thật ra lịch sử rất bất công, chẳng có cái mai hậu công bằng nào ở đâu ra cả.

Cuốn sách của Phan An Sa (con trai của Phan Khôi) “cắt” hành trạng của Phan Khôi từ 1936 trở đi cho đến khi Phan Khôi qua đời năm 1959. Lựa chọn ấy là hợp lý trong tình trạng nghiên cứu Phan Khôi hiện nay, vì bộ sách của Lại Nguyên Ân đã đi đến năm 1932, gom gần đủ các bài báo của Phan Khôi cho đến năm ấy, và đã có một sưu tập Sông Hương do Phạm Hồng Toàn thực hiện trước đây. Năm 1936 là năm Phan Khôi, sau chừng hai mươi năm lăn lộn với những tờ báo, lần đầu tiên trở thành chủ nhiệm báo, tức là chủ nhiệm Sông Hương. Đọc sách của Phan An Sa (kỹ càng và nhiều chi tiết hơn nhiều so với Nhớ cha tôi Phan Khôi của Phan Thị Mỹ Khanh trước đây) ta sẽ biết Phan Khôi sống trong tình cảnh như thế nào trong quãng thời gian ra 32 số Sông Hương, cũng như biết Phan Khôi đã viết cuốn tiểu thuyết duy nhất của đời mình, Trở vỏ lửa ra bảo vệ người phụ nữ trong hoàn cảnh ra sao (cuốn này sau in ở Phổ thông bán nguyệt san). Cuốn sách cũng gần như khẳng định chắc chắn Phan Khôi bắt đầu viết báo từ Đăng cổ tùng báo, một điều còn tồn nghi cho đến nay, tuy nhiên vẫn chưa đưa được chứng cứ cụ thể. Sự nghiệp của Phan Khôi có thật nhiều điểm đặc biệt, và ta đã bắt đầu hình dung sự nghiệp ấy có lẽ còn đồ sộ hơn cả một nhân vật hồi mấy năm vừa rồi đã được in lại rất nhiều tác phẩm: Đào Trinh Nhất (cùng Phan Khôi, Đào Trinh Nhất là một trong “tứ đại làng báo Nam Kỳ”); rất thú vị là trong cuốn sách của Phan An Sa có kể chi tiết Phan Khôi phê bình Đào Trinh Nhất về quyển Phan Đình Phùng. Có điều Phan Khôi gần như không in sách trong cả cuộc đời mình, vĩnh viễn giữ vai trò “con người của các tờ báo”.

Nhan đề cuốn sách rút từ bài thơ mà Phan Khôi làm năm 1956:

 Nắng chiều

Nắng chiều đẹp có đẹp,
Tiếc tài gần chạng vạng,
Mặc dù gần chạng vạng
Nắng được thì cứ nắng

(cái khí độ thơ làm tôi nhớ đến bài “Tình già” cũng của Phan Khôi khai sinh ra toàn bộ phong trào Thơ Mới)

Sách gồm bốn phần: Phần thứ nhất: Ông chủ nhiệm báo Sông Hương; Phần thứ hai: Đi về phía Việt Bắc; Phần thứ ba: Nắng được thì cứ nắng; Phần thứ tư: Vĩnh hằng Hợp Thiện - Bạc Hà. Nhắc lại: nó khời đầu từ Sông Hương, nghĩa là sau giai đoạn Phan Khôi làm chủ bút tờ Tràng An, cũng ở Huế, với sự giúp đỡ đắc lực của Hoài Thanh.

Tôi mới có quyển sách được hai hôm, cũng mới đọc được đến một nửa, mặc dù vô cùng sốt ruột biết xem đoạn sau sẽ như thế nào. Mấy điều tôi rút ra được:

- Có vẻ như là đây là lần đầu tiên Nhân Văn xuất hiện ở nhan đề một cuốn sách mà không phải mang tính chỉ trích, thậm chí thóa mạ. Tìm nhanh trên kho dữ liệu của Thư viện quốc gia tôi nghĩ điều đó là đúng. Như giới xuất bản vẫn hay nói, đây là một cuốn sách “mở cửa”, cửa này mở sẽ giúp mở tiếp những cánh cửa sau.

- Sau một hồi nín thở xem ông con trai có tâng bốc ông bố quá đà không thì có thể thấy là không. Điều này không hề dễ, ta đã thấy những trường hợp quá lo giữ mặt cho người nhà, ví dụ ông Từ Sơn và ông Hoài Thanh.

- Đúng như tôi nghĩ, lật trang xi-nhê ra xem, thấy sách in 500 bản. Chưa từng bao giờ loại sách nghiên cứu khoa học xã hội khó in như thế này, ở Việt Nam. Gần như tất cả phải chờ xem gia đình nhân vật có ai đủ giàu và chịu bỏ tiền ra để in sách cho thân nhân không, nếu không thì chịu. Ví dụ như Trương Tửu, Nguyễn Triệu Luật, Trần Quang Nghiệp.

2. Kinh điển: Plato. Cộng hòa. Đỗ Khánh Hoan dịch. Tủ sách “Alpha & Omega”, Alphabooks & NXB Thế giới. 727 tr., 169.000 đ.

Cuốn sách này làm tôi thấy ngay hai điều buồn cười (chỉ thuần túy là buồn cười chứ không có ẩn ý gì): thứ nhất, tên tủ sách “Alpha & Omega” thật ra là do tôi đặt, trong một lần trà dư tửu hậu gì đó với người đứng đầu công ty Alphabooks, chắc cũng phải chục năm rồi, không ngờ giờ là tên tủ sách thật, lại còn in Cộng hòa. Điều thứ hai là trên bìa, bên dưới nhan đề Cộng Hòa là “The Republic”, cứ như thể Plato viết bằng tiếng Anh và tên gốc cuốn sách này là “The Republic” vậy.

Nó quá hay và quá gắn bó với tôi trong suốt một thời gian dài, trước đây. Tôi sẽ quay trở lại sau :p

3. Vẫn kinh điển: cùng loạt với Cộng hòa: Aristotle. Chính trị luận. Nông Duy Trường dịch. Tủ sách “Alpha & Omega”, Alphabooks & NXB Thế giới, 435 tr., 119.000 đ.

Nhìn chung, giữa Platon và Aristote thì phải chọn thôi. Ai ngả theo Platon thì khó ưa được Aristote, ai mê Aristote sẽ thấy Platon đúng là triết gia nghiệp dư. Tôi thuộc loại học được nhiều từ Platon nhưng khá dửng dưng với Aristote, mặc dù tu từ học và thi pháp của Aristote mãi mãi là kinh điển về cách sắp xếp, phân loại, về những hình dung bao đời vẫn áp dụng được, chứ không bay bổng hoa lá cành như Platon.

Thế cho nên, về quyển này, tôi chẳng có nhiều điều để nói.

4. Richard P. Feynman. Feynman chuyện thật như đùa. Nguyễn Văn Liễn và Nguyễn Huy Việt dịch. Tủ sách “Khoa học khám phá” do Vũ Công Lập, Phạm Văn Thiều và Nguyễn Văn Liễn chủ biên, NXB Trẻ. 440 tr., 170.000 đ.

Quyển sách này làm tôi nhớ đến Ê-đi-sơn đọc hồi nhỏ. Già rồi, những gì gợi nhớ đến hồi bé thì hay thấy hay, mặc dù cũng vì đã già nên hiểu rõ cái mình thấy hay người khác có khi chẳng coi ra gì :p

5. Đỗ Phấn. Gần như là sống. Tiểu thuyết. NXB Trẻ. 392 tr., 95.000 đ.

Tôi thuộc vào những người được tác giả gửi bản thảo cho đọc trước cách đây đã vài năm.

Đỗ Phấn đang rất rõ nét đi vào một con đường văn chương xưa nay vốn hiếm thấy ở Việt Nam: những nhà văn viết đi viết lại chỉ một câu chuyện. Bởi vì sao? vì họ thấy rằng chỉ có một số điều là đáng nói, hoặc giả họ nghĩ rằng cuộc đời mình rất hay, không thể không kể. Patrick Modiano từng viết cỡ ba mươi cuốn tiểu thuyết, giống nhau hết, và đừng ai dám nói sự nghiệp tiểu thuyết của Modiano không đồ sộ.

6. Franz Kafka. Thư gửi bố. Đinh Bá Anh dịch. Tủ sách “Tinh hoa văn học”, Phương Nam & NXB Hội Nhà văn. 152 tr., 45.000 đ.

(phần chính, bức thư không gửi nổi tiếng nhất lịch sử văn học thế giới, chiếm khoảng nửa dung lượng quyển sách, nửa còn lại đặc biệt có “Gia đình Kafka” và “Tiểu sử Franz Kafka”)

“Gần đây bố có hỏi con, tại sao con cả quyết rằng con sợ bố. Như thường lệ, con không biết phải trả lời bố như thế nào, phần cũng chính vì nỗi sợ đó, phần để lí giải nó sẽ cần phải đi vào quá nhiều chi tiết mà con không thể bao quát hết được dù chỉ một phần khi nói.”

Bức thư mở ra bằng hai câu này, sau đó Kafka sẽ đi vào một trong những phân tích cực kỳ sâu sắc về mối tương quan giữa con người và quyền lực chi phối anh ta. Tác phẩm ngắn này tuyệt đối quan trọng để đi vào thế giới văn chương Kafka, và anh Đinh Bá Anh bao năm nay vẫn bị nhiều người (trong đó có tôi) hối thúc dịch Kafka cho chúng tôi đọc đi, chứ đừng có để những cái người như Nguyễn Văn Dân & Co. làm biến dạng những nhà văn như Kafka & Co.

Và bức thư kết thúc như sau: “… để chúng ta có thể sống và chết nhẹ nhàng hơn”.

7. Tolkien. Chúa tể những chiếc nhẫn, tập 1: Đoàn hộ nhẫn. Nguyễn Thị Thu Yến và Đặng Trần Việt dịch, An Lý dịch thơ. Nhã Nam & NXB Văn học. 530 tr., 125.000 đ.

Một cuốn sách mới ra đời đã ngay lập tức gặp không ít sóng gió về vấn đề dịch thuật. Chuyện này tôi không bình luận, vì đã có một blog riêng cho nó.

Vấn đề dịch thuật đã trở thành một sự quái gở. Tôi cũng chẳng muốn nói gì về điều này. Với tôi, điều gây khủng hoảng nhất là sự tham gia sâu vào phần chuyên môn của mấy tờ báo phổ thông, ví dụ như Tuổi Trẻ, mà lại còn rất tự tin.

8. E. L. James. 50 sắc thái. Đây chính là Fifty Shades (of Grey, Darker và Freed) nổi thuộc hạng nhất của toàn bộ ngành xuất bản thế giới thời gian vừa qua. Sang đến tiếng Việt thì như sau:

Tập 1: Xám (Tường Vy dịch, 643 tr., 149.000 đ)

Tập 2: Đen (Vân Khánh và Đăng Ngọc dịch, 663 tr., 149.000 đ)

Tập 3: Tự do (Đăng Ngọc dịch, 731 tr., 169.000 đ)

Toàn bộ do Alphabooks và NXB Lao động xuất bản, trên bìa tập 1 ghi: “Nội dung truyện có đề cập tới vấn đề nhạy cảm, độc giả nên cân nhắc trước khi đọc!” còn bìa tập 2 và tập 3 viết ngắn gọn hơn: “Độc giả cân nhắc trước khi đọc!”

Tôi đã biết ý kiến nhiều người về bộ sách này. Với bản thân tôi, đây là cả một mỏ vàng, một thứ tôi rất rất muốn có :p Bởi vì về bộ sách này, tôi rất muốn ghi chép để viết ra một “Cẩm nang biến một thứ vớ vẩn thành sách bán chạy nhất thế giới”. Một chủ đề quá quá hay.

Vụ này tôi khất sau :p, chỉ xin nói trước rằng thứ nhất, văn chương của 50 sắc thái là một thứ thực sự kém cỏi, nhà quê, bad taste và thứ hai, tôi không có ác cảm với nó vì nó là văn học “khiêu dâm”, bởi tôi từng đọc nhiều thứ đỉnh cao của khiêu dâm (vâng, cứ gọi vậy đi cho nhanh), điều mà tôi thấy ở 50 sắc thái là nó thóa mạ một truyền thống văn học khiêu dâm (hay phong tình, hay huê tình, hay gì gì nữa cũng được), gần gần giống Harry Potter đặt trong truyền thống fantasy oanh liệt của văn chương phương Tây. Tất nhiên, tôi không hề muốn so sánh 50 sắc thái với Harry Potter vì chẳng có điểm gì chung cả.

Trên tay gấp bộ sách trích lời Catherine Millet rồi mở ngoặc “Nhà nghiên cứu văn học Pháp”. Pháp thì đúng rồi, nhưng Millet không phải “nhà nghiên cứu văn học Pháp”, mà là một tác giả truyện khiêu dâm :p nhưng La Vie sexuelle de Catherine Millet thì hay ho hơn nhiều.

9. Từ điển Xã hội học Oxford. Nhóm dịch giả: Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (thời điểm in chính xác: quý IV 2012). 662 tr., 155.000 đ.

(không thấy ghi thông tin bản quyền, nhưng “Lời giới thiệu” cho biết cuốn sách được dịch từ Oxford Dictionary of Sociology do Gordon Marshall chủ biên, NXB Oxford University tái bản năm 1998, và được Ford Foundation tài trợ)

Đây là một từ điển chuyên ngành nên khó nói ngay được về chất lượng của nó. Tôi mới xem vài mục từ và thấy gọn gàng, cẩn thận, chắc hẳn thay thế được mấy quyển từ điển xã hội học trước đây (cũng đã khá lâu).

Trong “ngạch” từ điển, cần rất nhiều thời gian ta mới đánh giá được chính xác chất lượng một bộ nào đó. Và rất thường xuyên, từ điển cũ vẫn có giá trị lớn. Tôi vẫn sử dụng mấy bộ từ điển của Đào Duy Anh, niên đại mãi những năm 1930, thêm Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu, bản tái bản lần hai năm 1966. Sách dùng nhiều nó cũng quen, là giá trị tinh thần nâng đỡ ta rất nhiều (hihi, lên cơn thống thiết, xin được thông xảm :p). Từ điển chuyên ngành ngôn ngữ học tôi vẫn dùng quyển của Cao Xuân Hạo và Hoàng Dũng, mặc dù gần đây đã có vài bộ mới; ví dụ quyển từ điển của Diệp Quang Ban, Nguyễn Như Ý đề tựa, săm soi vài ngày thì tôi quẳng, đơn giản là không dùng được.

10. Quyển này không phải in đúng trong tháng vừa rồi, nhưng cũng rất mới và rất đáng nhắc đến: The Pink Choice, “Yêu là yêu”, sách ảnh của Maika Elan. Rất hiếm khi ở Việt Nam ta có thể thấy một tập ảnh tại các hiệu sách bình thường. Sự kiện Maika Elan nhận giải thưởng World Press hẳn sẽ làm nó trụ được một thời gian ở một nơi nghiệt ngã như hệ thống phát hành sách của Việt Nam.

11. Tính viết về tập hai của Bên thắng cuộc tức Quyền bính của nhà báo Huy Đức, nhưng rồi quyết định thôi.

Trong khi đó, ở bên Tây:

Thế giới đã có thêm một hiện tượng nhà văn ly khai vô cùng rực rỡ: Liao Yiwu (Liêu Diệc Vũ), với cuốn sách mới xuất bản ở Pháp mang tên Dans l’empire des ténèbres (Nơi đế chế của bóng tối). Liêu Diệc Vũ đã nhanh chóng được gọi là “Soljenitsyne mới”. Mời độc giả quan tâm đến cuốn sách này quay trở lại đây trong những bản tin sau :p


Kết luận chung: Sách bây giờ đắt gần chết.

Còn đây là list Sách tháng Giêng 2013.

33 comments:

  1. Không có nút like :-?? Bài thiệt là hay.

    ReplyDelete
  2. Vâng, nhìn giá mà vãi linh hồn. 50 sắc thái quyết tâm không đọc nhưng quyết tâm chờ đọc cẩm nang :))

    ReplyDelete
  3. Vừa nảy sinh khoái thú đầy tinh thần khộ zâm là đem cộng hết lại, té ra để có list này mình đã phải mất 1.635.000 đ, tất nhiên quyển nào mình cũng mua được giá giảm chừng 25% đến 30%.

    À quên, có "Gần như là sống" và "Thư gửi bố" là được tặng, đỡ tốn được một téo :p

    ReplyDelete
  4. Thi thoảng, tôi cũng vào "nhilinhblog.blogspot.com". Nhị Linh có bài nào về đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 không vậy? Tôi tìm mà chưa thấy. Còn viết về Bên Thắng Cuộc của Huy Đức nữa, cũng chưa có thì phải? Nếu không thì buồn lắm hầy!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thích hầy đi chỗ khác mà hầy nhé, thiếu gì chỗ hầy.

      Delete
    2. Cham dut doc nhung gi cua Nhi Linh tu hom nay vi: (1) Nhi Linh co ve o trong chan kin qua, (2) Khong co gi khac biet giua Nhi Linh va nhung nguoi khac.

      Delete
    3. Chào nhé, đi chỗ khác hầy vui nhé, cẩn thận mùa đông mắc cảm.

      Delete
  5. Cuốn từ điển XHH Oxford bị đục bỏ kha khá

    ReplyDelete
    Replies
    1. không bác. nếu có bản tiếng Anh, bác đem so sánh các mục từ liên quan đến các vấn đề chẳng hạn như chủ nghĩa cs, sẽ thấy khác biệt.

      Delete
    2. ô mà tôi nhớ có cơ hội xem bản biên tập cách đây cũng lâu lâu. giở cuốn từ điển của tôi ra thấy in từ quý III năm 2010. sách khổ 16x24, 718 trang, vậy là khác cuốn của bác, ít nhất về năm in và số trang, không thấy giá bán, còn nội dung thì không biết cuốn của bác thêm bớt thế nào.

      Delete
    3. À ok. Tôi sẽ xem cụ thể thế nào.

      Trước nay tôi hay dùng quyển từ điển Xã hội học dịch từ tiếng Đức sang của NXB Thế giới, do nhóm Nguyễn Hoài Bão thực hiện.

      Delete
  6. Mời các bác sang tanvien.net để xem món quà Mr Tin Văn tặng riêng tôi :))) liên quan đến The Sense of an Ending. Một cái nhan đề như thế, ngay người Pháp cũng thấy khó xử lý, và đã chuyển hẳn luôn đi, thành "Une fille, qui danse" (Một cô gái, đang nhảy). Tức là dịch giả Pháp đã lấy một chi tiết đáng nhớ trong sách để làm nhan đề: đó là khi Veronica Ford hồi trẻ một lần bỗng nhảy trong phòng theo tiếng nhạc trước mặt người bạn trai (nhân vật xưng "tôi").

    Cũng hôm nay bên đó có thông tin về Liêu Diệc Vũ.

    ReplyDelete
  7. Hic hic, thế từ trước đến nay đọc Kafka không hẳn là Kafka ạ?

    ReplyDelete
  8. 50 sắc thái vớ vẩn với người đã bit về sex hoặc văn chương về sex thôi. Ở VN vẫn còn quá nhiều người có cuộc sống tình dục nghèo nàn, nhàm chán, hoặc không hiểu về chính bản thân mình muốn gì ở tình dục . Một số người bạn mình đọc nó và thấy nó có ích. Đó là lí do cuốn đó bán chạy , mình nghĩ thế :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thế có lẽ nên chua thêm ngoài bìa cái tít phụ là "Sách kỹ năng" đi nhỉ.
      Bộ này vớ vẩn vì văn phong đáng vứt vào sọt rác, không phải vì nó viết về sex.

      Delete
    2. đúng thế, đó gần như là một cuốn Kỹ năng bị văn học hóa ...ke ke...

      Delete
  9. Nguyen Thi Viet HaFeb 20, 2013, 11:52:00 AM

    Em xin phép share bài này của anh Nhị Linh nhé. Tks anh

    ReplyDelete
  10. Quyển thứ 4 khá thú vị em có xem sơ qua ở nhà sách :D có điều giá hơi đắt

    ReplyDelete
  11. Tôi hoàn toàn tán thành kết luận chót của bạn Nhị: sách bây giờ đắt gần chết. Quả nhiên nhìn giá tiền mấy cuốn trên mà hết hồn rồi. Thông tin rổ giá nêu hờ hững trong các bài điểm sách thực ra rất hữu ích: nó làm ta phải cân nhắc nắn bóp hai bên túi một cách kỹ lưỡng trước khi quả quyết nghiến răng trực chỉ hướng Đinh Lễ, nơi ‘Giảm giá gần hết cỡ” đang nở toe nở toét mài dao mai phục.

    Cuốn Ê đi sơn với tôi là một tác phẩm kinh điển về khía cạnh sách danh nhân cho trẻ con mặc dù, nghe nói, nhiều tình tiết sáng chế trong đó không hoàn toàn có thực. Ví dụ đoạn Ê đi sơn ăn trộm một tấm gương lớn về để phản chiếu ánh sáng cho bác sĩ mổ ruột thừa cho mẹ vì y văn đến thời điểm đó chưa ghi nhận ca phẫu thuật viêm ruột thừa nào (hoặc giả tay lang băm trong truyện phóng đại chứng rối loạn tiêu hoá lên thành một căn bệnh hiểm nghèo chưa được ghi nhận?).

    Ngoài ra, xem lại những cuốn sách tương tự cùng thời, ta dễ rơi vào tình trạng suy tư yếm thế khi so sánh số lượng ấn bản kinh khủng: 10200 cuốn và giá bán thì như “xả hàng lần cuối trước khi trả nhà”: 1 đồng 2 ở miền Bắc và 9 hào ở miền Nam. Chà, bao giờ trở lại ngày xưa đây, thưa các bác!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác chẳng viết tên thì em vẫn nhận ra :p

      Nhưng tại sao bác lại để tiền ở hai bên túi? Em tưởng con người chỉn chu chỉ đút tiền vào ví rồi đút ví vào túi mông thôi chứ nhỉ.

      Delete
  12. Hầy, trong cuốn Những mẩu chuyện về Gai đa, đoạn Gai đa trên tàu điện ngầm (hoặc xe bus), anh sinh viên còn nắn bóp toàn bộ các túi áo túi quần trước khi mua vé xe cơ. Và những người chỉn chu còn cất tiền trong cả bít tất rách nữa đấy :)

    ReplyDelete
  13. em nhớ Da Màu đã giới thiệu về Liêu Diệc Vũ vài ba tháng trước. Trời ơi hồi nhỏ toy cũng thích mê cái cuốn về Ê đi sơn như thể mình sắp thành nhà khoa học đên nơi:))

    ReplyDelete
  14. @ NT: Liêu được nhắc tới vào thời điểm này, là do cuốn sách mới xb của ông. TRước đây, ông đã được giới thiệu, ở nhiều diễn đàn rồi, trong có talawas

    ReplyDelete
  15. Em hiểu "nhân vụ sách mới". Cảm ơn bác, em đã search Talawas dể đọc:)

    ReplyDelete
  16. Cho mình hỏi, bài này đưa lên giữa tháng, tức là các sách ra vào cuối tháng Hai thì lọt sàng có phải không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nửa tháng trước sang nửa tháng sau đó, nghĩa là nếu ra cuối tháng thì sẽ vào list tháng Ba :)

      Delete
    2. Tranh thủ hỏi thêm nhân dậy sớm :p
      Đọc bao nhiêu quyển thì ra được cái danh sách của Sinlinh này?

      Delete
    3. Toàn dậy sớm bắt sâu đấy chứ :)

      Có cơ học như thế được đâu hehe.

      Delete
  17. Chú NL giới thiệu thêm về cái "truyền thống fantasy oanh liệt của văn chương phương Tây" được không?
    À cho cháu hỏi luôn là Chúa Nhẫn khi nào ra tiếp bộ 2 vậy? Đừng nói bộ 1 dịch 6 năm rồi bộ 2 cũng thế nhá.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tập 2 sắp có rồi.

      Phải lựa chọn thôi: truyền thống phong tình hay truyền thống fantasy giờ?

      Delete
  18. Catherine Millet vẫn chưa có tuổi với Yapou, bétail humain

    ReplyDelete