Trước tiên, xem ởkia.
Gì chứ điều này thì hoàn toàn có thể chắc chắn: chúng ta có thể tìm được vô vàn người hâm mộ Bùi Giáng. Dám chắc là nếu lấy lưới mà đánh một mẻ dưới cái ao fan của Bùi Giáng, kết quả sẽ vô cùng khả quan. Nhưng, cũng như mọi khi
Jun 29, 2018
Jun 25, 2018
Mười năm sau nữa (tức Tử tước de Bragelonne) (1)
Trước tiên xem ởkia.
Le Vicomte de Bragelonne là cuốn sách thực sự dài đầu tiên mà tôi đọc bằng tiếng Pháp. Năm ấy, tôi mười bốn tuổi (cũng có thể mười lăm, nhưng có lẽ mười bốn là chính xác), sau khi nhiều lần đọc hai bộ trước (bằng tiếng Việt), tìm quanh quẩn mãi không thấy bản tiếng Việt của Tử tước de Bragelonne (tức Mười năm sau nữa), tôi quyết định đọc bằng tiếng Pháp. Tương tự như vậy, đối với Balzac, đọc xong Bette bằng tiếng Việt, tìm mãi không thấy bản tiếng Việt của Pons nên Pons đã trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Balzac tôi đọc bằng tiếng Pháp; chuyện này tôi đã kể ở đâu đó, hình như, d'ailleurs. Trước Balzac và Dumas tôi đã đọc nhiều Jules Verne theo cách thức tương tự (nghĩa là bị dẫn dắt chủ yếu bởi sự sốt ruột).
Le Vicomte de Bragelonne là cuốn sách thực sự dài đầu tiên mà tôi đọc bằng tiếng Pháp. Năm ấy, tôi mười bốn tuổi (cũng có thể mười lăm, nhưng có lẽ mười bốn là chính xác), sau khi nhiều lần đọc hai bộ trước (bằng tiếng Việt), tìm quanh quẩn mãi không thấy bản tiếng Việt của Tử tước de Bragelonne (tức Mười năm sau nữa), tôi quyết định đọc bằng tiếng Pháp. Tương tự như vậy, đối với Balzac, đọc xong Bette bằng tiếng Việt, tìm mãi không thấy bản tiếng Việt của Pons nên Pons đã trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Balzac tôi đọc bằng tiếng Pháp; chuyện này tôi đã kể ở đâu đó, hình như, d'ailleurs. Trước Balzac và Dumas tôi đã đọc nhiều Jules Verne theo cách thức tương tự (nghĩa là bị dẫn dắt chủ yếu bởi sự sốt ruột).
Jun 24, 2018
de Bragelonne
Madame Bovary bản dịch Trọng Đức (cả bản dịch Bạch Năng Thi, nhưng tôi sẽ nhấn mạnh vào bản dịch Trọng Đức Đỗ Đức Dục) là một trong mấy cái tôi hay dùng để xem khả năng đọc. Nó thuộc vào những gì hữu hiệu nhất: giới nghiên cứu văn học Pháp rất nhiều lần phân tích nó, từ đủ mọi hướng - không bản dịch nào có vị thế lớn hơn Bà Bôvary, không bản dịch riêng biệt nào được hưởng nhiều ưu tiên như thế. Và chính ở đây, sự sụp đổ của nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam (thể hiện ở biểu hiện cao nhất của nó) hiện ra lồ lộ, bởi vì không một ai chỉ ra nổi điều hiển nhiên: Trọng Đức (và cả Bạch Năng Thi) không hề là độc giả của Flaubert.
Jun 22, 2018
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Hai lời tựa nữa của BXU
Một lời tựa có thể không nhiều ý nghĩa, nhưng nó có thể nói lên rất nhiều điều - chẳng hạn khi nó nói cho chúng ta nhiều chi tiết về một nhân vật giờ đây đã bị lãng quên (một ví dụ: xem ởkia).
Câu chuyện của xuất bản Việt Nam (chưa bao giờ có lấy một khảo cứu, dẫu sơ sài) hoàn toàn có thể nhìn qua các lời tựa (và cả lời bạt, và cả những gì thuộc vào lĩnh vực cận văn bản). Chẳng hạn, xuất bản của thời hiện nay là nơi tung hoành của những lời tựa ngớ ngẩn, trong đó nổi bật điều sau đây: người viết tựa lại hoàn toàn không biết gì về chính cuốn sách mình viết tựa để "giới thiệu" (để thực hiện introduction); một ví dụ: xem ởkia. Các nhân vật viết tựa kiểu như vậy (chẳng hề biết về đối tượng mình viết về): Phạm Toàn, Phan Nhật Chiêu, Đặng Hoàng Giang, Trần Ngọc Hiếu, cùng một lô một lốc khác. Nhưng đỉnh cao phải là chủ nhân một trường phái triết học Sài Gòn tự nhận mình "danh môn chính phái" nhưng thật ra đó là một trại nuôi chó dại; và nhất là Nguyên Ngọc: cả đời Nguyên Ngọc nói lăng nhăng ("nói lăng nhăng" có một nội hàm rất cụ thể, đó là biết một mà nói mười, là không hiểu gì mà làm ra vẻ hiểu). Tôi sẽ còn quay trở lại.
Câu chuyện của xuất bản Việt Nam (chưa bao giờ có lấy một khảo cứu, dẫu sơ sài) hoàn toàn có thể nhìn qua các lời tựa (và cả lời bạt, và cả những gì thuộc vào lĩnh vực cận văn bản). Chẳng hạn, xuất bản của thời hiện nay là nơi tung hoành của những lời tựa ngớ ngẩn, trong đó nổi bật điều sau đây: người viết tựa lại hoàn toàn không biết gì về chính cuốn sách mình viết tựa để "giới thiệu" (để thực hiện introduction); một ví dụ: xem ởkia. Các nhân vật viết tựa kiểu như vậy (chẳng hề biết về đối tượng mình viết về): Phạm Toàn, Phan Nhật Chiêu, Đặng Hoàng Giang, Trần Ngọc Hiếu, cùng một lô một lốc khác. Nhưng đỉnh cao phải là chủ nhân một trường phái triết học Sài Gòn tự nhận mình "danh môn chính phái" nhưng thật ra đó là một trại nuôi chó dại; và nhất là Nguyên Ngọc: cả đời Nguyên Ngọc nói lăng nhăng ("nói lăng nhăng" có một nội hàm rất cụ thể, đó là biết một mà nói mười, là không hiểu gì mà làm ra vẻ hiểu). Tôi sẽ còn quay trở lại.
Jun 20, 2018
Jun 19, 2018
Bùi Giáng và SW
Trước tiên, xem ởkia.
Phùng Thăng không phải là người đầu tiên động đến Simone Weil trong tiếng Việt. Rất có thể, như dưới đây cho thấy, Bùi Giáng mới là người đóng vai trò ấy. Cách đây không lâu, chúng ta đã xác định được thời điểm rất sớm (có thể là đầu tiên) Cioran xuất hiện trong tiếng Việt (xem ởkia).
Phùng Thăng không phải là người đầu tiên động đến Simone Weil trong tiếng Việt. Rất có thể, như dưới đây cho thấy, Bùi Giáng mới là người đóng vai trò ấy. Cách đây không lâu, chúng ta đã xác định được thời điểm rất sớm (có thể là đầu tiên) Cioran xuất hiện trong tiếng Việt (xem ởkia).
Jun 17, 2018
Thính mũi
Tiếp tục câu chuyện "Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao".
Nguyễn Đính có cái mũi thính. Ngay lập tức, như đã thấy trong đường link, Nguyễn Đính - trước khi trở thành Trần Vàng Sao - thấy rõ thơ của Ngô Kha nghĩa là như thế nào. Nguyễn Đính đã ngửi rõ một cái mùi.
Nguyễn Đính có cái mũi thính. Ngay lập tức, như đã thấy trong đường link, Nguyễn Đính - trước khi trở thành Trần Vàng Sao - thấy rõ thơ của Ngô Kha nghĩa là như thế nào. Nguyễn Đính đã ngửi rõ một cái mùi.
Jun 16, 2018
Jun 14, 2018
Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao
Tôi đọc Bài thơ của một người yêu nước mình lần đầu tiên năm mười chín, hai mươi tuổi. Người đưa nó cho tôi đọc (lúc nào cũng có sẵn mấy bản đánh máy in ra giấy để trong cặp - hồi ấy không dễ tìm thấy thơ của Trần Vàng Sao mà đọc) kể (kèm rất nhiều thở dài) hồi trẻ (cũng mười chín, hai mươi tuổi), đi bộ đội, tình cờ đọc bài thơ ấy, và đã xé hết thơ mình làm, suốt phần đời còn lại bỏ mộng trở thành nhà thơ.
Jun 12, 2018
Trong lúc đọc Paul Valéry (1)
Đã gần như có thể nói đến sự sụp đổ của cái gọi là nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam, có thể xem ởkia cũng như ởkia.
(một số người tinh ý đã nhận ra, tôi không còn viết "ở kia" - trước đây, tôi đã đổi từ "ở đây" thành "ở kia" - mà viết "ởkia"; ấy là vì dường như đến cả cách viết để dẫn link của tôi cũng đã bị bắt chước: người ta bắt chước đồng thời làm mọi cách để cho thấy mình rất độc đáo; tôi đã nói rồi mà, khát vọng độc đáo chính là thứ thấm đẫm sự đê tiện)
(một số người tinh ý đã nhận ra, tôi không còn viết "ở kia" - trước đây, tôi đã đổi từ "ở đây" thành "ở kia" - mà viết "ởkia"; ấy là vì dường như đến cả cách viết để dẫn link của tôi cũng đã bị bắt chước: người ta bắt chước đồng thời làm mọi cách để cho thấy mình rất độc đáo; tôi đã nói rồi mà, khát vọng độc đáo chính là thứ thấm đẫm sự đê tiện)
Jun 11, 2018
Jun 8, 2018
Tiết lộ hoàn hảo
Dưới đây là bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về cuốn tiểu thuyết Sự thật về Bébé Donge của Georges Simenon.
Tiết lộ hoàn hảo
Jun 6, 2018
Madame Bovary à la TĐ
Quay trở lại với các sự kiện chẳng phải không ồn ào hồi năm 2012 liên quan đến dịch thuật tại Việt Nam. Điều này, tôi đã báo trước ởkia (cũng đã cả năm rồi), cũng như ởkia.
Tại sao xung quanh dịch thuật Việt Nam quãng thời gian ấy lại ồn ào đến thế? Điều này, tôi đã nói qua, tại một trong những buổi thuyết trình về École de Genève (lúc đó, tôi muốn lấy ví dụ về quá trình có thể gọi là hình thành bản thể: lúc đó tôi đang nói tới sự hình thành bản thể của phê bình văn học Việt Nam, và tôi lấy ví dụ về sự hình thành bản thể của dịch thuật Việt Nam, bởi vì, đúng vậy, dịch thuật Việt Nam đã hình thành bản thể chính vào thời điểm 2012 ấy; còn bản thể của phê bình thì sao? tôi sẽ còn trở lại).
Tại sao xung quanh dịch thuật Việt Nam quãng thời gian ấy lại ồn ào đến thế? Điều này, tôi đã nói qua, tại một trong những buổi thuyết trình về École de Genève (lúc đó, tôi muốn lấy ví dụ về quá trình có thể gọi là hình thành bản thể: lúc đó tôi đang nói tới sự hình thành bản thể của phê bình văn học Việt Nam, và tôi lấy ví dụ về sự hình thành bản thể của dịch thuật Việt Nam, bởi vì, đúng vậy, dịch thuật Việt Nam đã hình thành bản thể chính vào thời điểm 2012 ấy; còn bản thể của phê bình thì sao? tôi sẽ còn trở lại).