Oct 23, 2015

Liêu Trai chí dị

Khi viết Lan Hữu, ở đoạn đầu, Nhượng Tống để cho nhân vật nghĩ ngay đến Liêu Trai. Vũ Hoàng Chương viết Vân Muội ngoài những cảm hứng khác tất nhiên có cảm hứng Liêu Trai. Đó chỉ là một vài ví dụ rất nhỏ.

Lịch sử Liêu Trai chí dị ở Việt Nam quy tụ những tên tuổi lớn, thậm chí còn hơn cả ở trường hợp Tam Quốc chí. Văn nhân Việt Nam, nhất là những người đặc biệt nhất, vô cùng mê Bồ Tùng Linh.

Đầu tiên vẫn phải tính đến Tản Đà và bản dịch Liêu Trai chí dị (không đầy đủ) cực kỳ nổi tiếng:



(courtesy of VHT)

Văn nhân tiền chiến Việt Nam hay đọc Liêu Trai chí dị bằng tiếng Hán: Khái Hưng nói mình từng đọc như vậy (xem ở đây).

Trước 1945, ngoài bản dịch của Tản Đà, ta có thể thấy một số bản dịch lác đác khác nữa (đều không đầy đủ), nhiều thứ đăng trên báo, ví dụ trên tờ Thực nghiệp dân báo.

Ngay sau 1945, Nhượng Tống cũng dịch Liêu Trai đăng báo (xem ở đây).

Sài Gòn giai đoạn sớm: bản dịch của Hiếu Chân Nguyễn Hoạt:



Về cơ bản, ta có ba bản dịch được coi là kinh điển (đều không đầy đủ): Tản Đà, Đào Trinh Nhất và Nguyễn Hoạt.

Về sau này, có những ấn bản tập hợp nhiều bản dịch khác nhau để có được một lượng truyện Liêu Trai tương đối lớn, ví dụ quyển này:


Song song với đó là vài nỗ lực dịch nhóm, nhưng dường như không đi đến đâu.

Gần đây nhất là hai bản dịch cá nhân đáng nói nhất (và đều có thể coi là đầy đủ):

Cao Tự Thanh:


(đây là lần tái bản mới đây)

Nguyễn Đức Lân:


Xét về cảm tình riêng, bản mà tôi thích nhất trong toàn bộ lịch sử dịch Liêu Trai chí dị ở Việt Nam là bản của Nguyễn Đức Lân.

Giờ quay lại bản dịch của Đào Trinh Nhất: nó được in thành sách (bốn tập) ngay sau khi Đào Trinh Nhất qua đời (xem thêm ở đây).

Với Đào Trinh Nhất, Liêu Trai là cái đánh dấu sự kết cục.

Bản Đào Trinh Nhất vừa trở lại:


21 comments:

  1. bản mang tính tập hợp đó hình như thường đứng tên Chu Văn?

    Thanh tự cao đúng là mới ra một bộ dày dặn, chưa đọc nên không rõ thế nào.

    làm thế nào có được bản của Nguyễn Đức Lân đây?

    ReplyDelete
  2. Chu Văn viết lời bạt cho quyển í thôi, quyển NĐL thì giờ khó rồi, phải tìm sách cũ thôi, in tầm 2003-2004

    ReplyDelete
  3. Ở http://www.nhasachkimdung.com vẫn còn bán bản của Nguyễn Đức Lân đấy các bác :d

    ReplyDelete
  4. Ở Mỹ có bản dịch của Đàm Quang Hưng, dịch 480 truyện, in thành 8 quyển, nxb Yên Thanh, Houston, 2000.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bản dịch của Đàm Quang Hưng thực tế là phóng tác, thêm thắt câu chữ rất nhiều, thậm chí tự chế ra cả tên nhân vật.

      Delete
  5. Còn bản năm 1996 gồm 3 tập của Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn và Trần Văn Từ do NXBVHTT làm năm 1996 nữa. Tôi thích bản này hơn bản của Cao Tự Thanh.

    ReplyDelete
  6. một lịch sử rất phong phú

    mà sao có vẻ ít người thích bản CTT nhỉ, tôi thấy bản ấy số lượng lớn, lại có phần khảo cứu công phu mà :p

    ReplyDelete
  7. Liêu Trai chí dị bản của Nguyễn Đổng Chi thì thế nào hả bạn? Tôi mới đọc mỗi bản đấy, NXB Văn Học in làm 3 tập, quãng 1985, và chất liệu giấy đi-xèn-xèn

    ReplyDelete
  8. Nhầm, Nguyễn Huệ Chi chứ không phải cụ Nguyễn Đổng Chi

    ReplyDelete
  9. Tôi cũng thích bản 3 tập của Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn và Trần Văn Từ. Tiếc là tranh in hơi mờ tí

    ReplyDelete
  10. bản NHC (thật ra NHC chỉ là một trong những) thuộc vào cái tôi gọi là một vài nỗ lực dịch nhóm không hẳn là đi tới kết quả rõ ràng đấy

    ReplyDelete
  11. wow, ko biết anh Nhị Linh là cao nhân phương nào, có phải thành viên sachxua ko nhưng em rất thích vì anh giới thiệu nhiều sách quý. :x

    "Lịch sử Liêu Trai chí dị ở Việt Nam quy tụ những tên tuổi lớn, thậm chí còn hơn cả ở trường hợp Tam Quốc chí. Văn nhân Việt Nam, nhất là những người đặc biệt nhất, vô cùng mê Bồ Tùng Linh."

    "Xét về cảm tình riêng, bản mà tôi thích nhất trong toàn bộ lịch sử dịch Liêu Trai chí dị ở Việt Nam là bản của Nguyễn Đức Lân." - Anh ca
    Câu này chỉ đúng với các dịch giả tham gia dịch thôi chứ để lôi cuốn mọi học giả, độc giả chỉ có hiện tượng TQDN (ko phải TQchí).

    Liêu Trai toàn truyện ngắn, cốt truyện rất phong phú, ko phải truyện nào người đọc cũng thấy hay, ai thích truyện nào thì tuyển chọn ra dịch nên mới có chuyện vô số người dịch và dịch "không đi đến đâu". Và cũng lý do đó, xuất hiện bản dịch bằng chữ quốc ngữ cách đây từ 190x nhưng đến tận 199x mới có bản toàn tập. Và thật ra là bản của CTT tận năm 2013 (530 truyện kèm Tự chí của BTL chưa từng đc dịch ở các bản trước) mới thực sự toàn bích

    Còn TQND nội dung dài hơn, hấp dẫn độc giả từ đầu chí cuối nên người ta dịch 1 mạch trọn bộ từ đầu năm 1901 rồi. Bản dịch mẫu mực của PKB 1909 quá kinh điển rồi nên từ đó ít người dịch, các bản miền Nam khác về sau chỉ mang tính tham khảo, ko thể so sánh bằng.

    À mà, "...bản mà tôi thích nhất trong toàn bộ lịch sử dịch Liêu Trai chí dị ở Việt Nam...", anh đã đọc tất cả các bản dịch LTCD???

    ReplyDelete
  12. Bộ Liêu trai chí dị 3 tập năm 1985 là bộ do Chu Văn viết lời bạt, hình trong bài là bản in lần hai, 1 tập.
    Còn bản Liêu trai Nguyễn Huệ Chi tuyển thì dự kiến ra 2 tập gồm 100 truyện nhưng chỉ ra được tập 1.
    Bìa hai bộ vẽ giống nhau, chỉ khác font chữ của nhan đề Liêu trai chí dị nên dễ nhầm :-D

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ra cả tập 2 nhưng do in số lượng rẩt ít nên nhiều người ngỡ là chỉ có tập 1.

      Delete
    2. Bạn có ảnh tập 2 không? Và số trang và lượng bản in là bao nhiêu nhỉ? Vì 1 thời gian sau bộ tuyển tập đó còn được in lại cũng chỉ có 1 cuốn (bìa màu lam, cỡ 199x).

      Delete
  13. Nguyễn Đức Lân cũng là người dịch bộ Tứ thư (Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung) rất tuyệt vời.

    ReplyDelete
  14. I used to be able to find good information from your blog articles.

    ReplyDelete
  15. Have you ever thought about adding a little bit more than just your articles?
    I mean, what you say is important and all. Nevertheless think of if you added some
    great pictures or videos to give your posts more, "pop"!

    Your content is excellent but with pics and videos, this blog could undeniably be one of the greatest in its niche.
    Fantastic blog!

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Thanks but no thanks"-Jack Reacher, The Enemy

      Delete