+ Dịch tặng các bác thích (và sẽ thích Vasily Grossman). Bài gốc các bác tự tìm trên Guardian nhé, người viết là Luke Harding, lên mạng ngày 6/5/2010.
Nước Nga tổ chức diễu binh lớn chưa từng có để ăn mừng chiến thắng phát xít nhưng lại quay lưng với nhà văn đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện.
Khi quân Nazi khởi động cuộc xâm lược vào mùa hè năm 1941, Ekaterina Korotkova-Grossman đang ở một trại hè dành cho thiếu niên tiền phong. Cha của bà, nhà văn Vasily Grossman, đang trên đường ra mặt trận với tư cách phóng viên chiến trường của tờ Ngôi Sao. Cả hai đều thoát chết một cách kỳ diệu.
Ekaterina cùng mẹ và chị gái [hay là em gái, không rõ] rời Kiev ngay phía trước đội quân Đức đang tiến đến. Tại thành phố Dnipropetrovsk thì kẻ thù đuổi kịp. “Chúng tôi tìm cách vượt cây cầu bắc qua sông Dnipro. Đông đặc người chạy nạn và binh lính. Quân Đức đã chiếm nhà ga xe lửa. Chúng dùng máy bay ném bom và trọng pháo tấn công vào chúng tôi. Hai chân tôi cuồng lên [going ở đây nghĩa chính xác là gì nhỉ?] nhưng chúng tôi không sao tiến lên phía trước được,” bà nhớ lại. Không hiểu bằng cách nào rồi thì bà cũng sang được bờ bên kia.
May 31, 2010
May 29, 2010
Say sưa đạo văn
Đạo văn thời nào ở Việt Nam cũng là một vấn đề rôm rả. Mỗi thời kỳ lại có một người nổi bật lên như là champion về phát hiện, tố cáo, buộc tội đạo văn. Trước 1945 là Kiều Thanh Quế, Sài Gòn trước 1975 là Thế Phong, còn ngày nay là, chẳng nói các bác cũng biết, Nguyễn Hòa.
Đạo văn đủ mọi kiểu dạng đã được/bị nói quá nhiều rồi. Những cái tên trong lịch sử dính dáng tới mấy cái án đạo văn cũng không ít: Lưu Trọng Lư, Lan Khai etc. Thời Sài Gòn trước 1975 có mấy vụ cũng đình đám. Ở đây tôi nhắc tới hai vụ, vụ thứ nhất có thể gọi là đạo văn xuyên Nam-Bắc, vụ thứ hai thì chỉ có phạm vi trong miền Nam.
Hoàng Trọng Miên in bộ Việt Nam văn học toàn thư tổng cộng hai tập (mặc dù dự định ban đầu rất to tát) khoảng cuối những năm 1950, bộ sách được giải thưởng của nhà nước, có lời tựa của Tam Ích, nghe nói còn có sự "bảo kê" của Nguyễn Đức Quỳnh nữa. Kể từ đó đến nay, rất nhiều người đã nói bộ sách này (tập I, phần về thần thoại) đã đạo văn quyển sách Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi in tại miền Bắc năm 1956, bằng một cách nào đó đã "vượt tuyến" vào Nam.
May 27, 2010
Yêu đương căm giận
Được giận hờn nhau vui sướng biết bao nhiêu
Mối quan hệ giữa yêu đương và hờn giận các bác biết nhiều rồi, thôi tôi chẳng nói nữa :)
Căn bản hôm qua trời nóng, hôm nay đùng đùng mưa, nên mình cũng phải quay ngoắt chủ đề cho nó hợp thời... tiết.
Sau đây là một bài thơ lạ, xuất hiện trong một quyển sách giáo khoa Việt văn (tên chính xác là Tân Quốc-Văn, Tập đọc - Học thuộc lòng do mấy giáo học trường Nguyễn Công Trứ Hà Nội tên là Trần Ngọc Chụ, Nguyễn Quý Bình, Hoàng Đình Tuất soạn, trên sách ghi dòng chữ "Đã được Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục duyệt-y làm sách giáo-khoa trong các trường tiểu-học", bản này in năm 1952, lần thứ sáu, nhà in Nam Sơn, Hà Nội), là bài thứ 49 trong phần III mang tên chung "Quốc Gia":
Hận sông Gianh
1 - Đây sông Gianh! Đây biên cương thống khổ!
Đây sa trường! Đây nấm mộ trời Nam!
Đây dòng sông, dòng máu Việt còn loang.
Đây cổ-độ, xương tàn xưa chất đống.
Sông còn đây! Hận phân-ly nòi giống!
Máu còn đây! Cơn ác mộng tương-tàn.
Và còn đây! Hồn dân Việt thác oan.
Bao thế-kỷ chưa tan niềm uất-hận.
2 - Ôi! Việt-Nam cùng Việt-Nam gây hấn,
Muôn ngàn sau để hận cho dòng sông.
Mộng bá-vương, Trịnh Nguyễn có còn không?
Nhục nội-chiến non sông còn in vết,
Ôi! sông Gianh! "Nơi nồi da nấu thịt"
Nơi gươm hồng tàn giết giống Lạc-Hồng
Nơi máu hồng nhuộm đỏ sóng dòng sông.
Máu nhơ bẩn muôn đời không rửa sạch.
Bài thơ này cũng có thấy vài người chép lại trên mạng, nhưng hình như không ai biết thực sự tác giả là ai. Trong cuốn sách giáo khoa Việt văn này cũng chỉ ghi V.T.D. (Dân Việt).
Tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy báo Dân Việt. Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954 thật là một vấn đề nan giải, gần như là một khoảng trắng tinh, tuy vô cùng phong phú. Hôm qua chỗ tôi ngồi cà phê một mình đọc Tagore ấy, theo miêu tả của sách vở thì chính là ngay cạnh tòa soạn tờ Giang Sơn trước đây. Tôi e rằng ngay các nhà nghiên cứu lâu năm ở Việt Nam cũng rất ít người từng tận mắt nhìn thấy những tờ như Giang Sơn hay Cải Tạo.
Chưa biết phải làm thế nào để tìm kiếm tiếp hic, cho đến giờ tôi cũng mới chỉ hớt được một vài thông tin lẻ tẻ từ các hồi ký nhà văn, như là hồi ký mang tên Thuở mơ làm văn sĩ của Nhật Tiến, một người bắt đầu bước vào nghề viết văn chính trong giai đoạn này tại Hà Nội.
What to do now?
Mối quan hệ giữa yêu đương và hờn giận các bác biết nhiều rồi, thôi tôi chẳng nói nữa :)
Căn bản hôm qua trời nóng, hôm nay đùng đùng mưa, nên mình cũng phải quay ngoắt chủ đề cho nó hợp thời... tiết.
Sau đây là một bài thơ lạ, xuất hiện trong một quyển sách giáo khoa Việt văn (tên chính xác là Tân Quốc-Văn, Tập đọc - Học thuộc lòng do mấy giáo học trường Nguyễn Công Trứ Hà Nội tên là Trần Ngọc Chụ, Nguyễn Quý Bình, Hoàng Đình Tuất soạn, trên sách ghi dòng chữ "Đã được Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục duyệt-y làm sách giáo-khoa trong các trường tiểu-học", bản này in năm 1952, lần thứ sáu, nhà in Nam Sơn, Hà Nội), là bài thứ 49 trong phần III mang tên chung "Quốc Gia":
Hận sông Gianh
1 - Đây sông Gianh! Đây biên cương thống khổ!
Đây sa trường! Đây nấm mộ trời Nam!
Đây dòng sông, dòng máu Việt còn loang.
Đây cổ-độ, xương tàn xưa chất đống.
Sông còn đây! Hận phân-ly nòi giống!
Máu còn đây! Cơn ác mộng tương-tàn.
Và còn đây! Hồn dân Việt thác oan.
Bao thế-kỷ chưa tan niềm uất-hận.
2 - Ôi! Việt-Nam cùng Việt-Nam gây hấn,
Muôn ngàn sau để hận cho dòng sông.
Mộng bá-vương, Trịnh Nguyễn có còn không?
Nhục nội-chiến non sông còn in vết,
Ôi! sông Gianh! "Nơi nồi da nấu thịt"
Nơi gươm hồng tàn giết giống Lạc-Hồng
Nơi máu hồng nhuộm đỏ sóng dòng sông.
Máu nhơ bẩn muôn đời không rửa sạch.
Bài thơ này cũng có thấy vài người chép lại trên mạng, nhưng hình như không ai biết thực sự tác giả là ai. Trong cuốn sách giáo khoa Việt văn này cũng chỉ ghi V.T.D. (Dân Việt).
Tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy báo Dân Việt. Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954 thật là một vấn đề nan giải, gần như là một khoảng trắng tinh, tuy vô cùng phong phú. Hôm qua chỗ tôi ngồi cà phê một mình đọc Tagore ấy, theo miêu tả của sách vở thì chính là ngay cạnh tòa soạn tờ Giang Sơn trước đây. Tôi e rằng ngay các nhà nghiên cứu lâu năm ở Việt Nam cũng rất ít người từng tận mắt nhìn thấy những tờ như Giang Sơn hay Cải Tạo.
Chưa biết phải làm thế nào để tìm kiếm tiếp hic, cho đến giờ tôi cũng mới chỉ hớt được một vài thông tin lẻ tẻ từ các hồi ký nhà văn, như là hồi ký mang tên Thuở mơ làm văn sĩ của Nhật Tiến, một người bắt đầu bước vào nghề viết văn chính trong giai đoạn này tại Hà Nội.
What to do now?
May 26, 2010
Cà phê một mình
Sáng nay cà phê một mình, Sài Gòn chợt mưa chợt mứa.
Tất nhiên chẳng có mưa, chẳng có mứa, cũng không có Sài Gòn, nhưng có cà phê và có buổi sáng, buổi sáng chưa biến mất.
Buổi sáng trời đẹp, không cầm sách ra quán cà phê ngoài trời thì làm gì. Trong đống sách cầm theo có quyển Tâm tình hiến dâng của Tagore, tức là The Gardener, bản dịch của Đỗ Khánh Hoan do An Tiêm in từ ngày xưa.
Quyển sách này do một người chưa bao giờ gặp tặng. Các bác khác nhìn vào đó mà học tập nhé, nhất là bác Giò lang ben. Người tặng quyển sách có lần nói bác thích là tôi vui rồi. Thấy chưa? Một buổi sáng đẹp trời, cà phê và một quyển sách được tặng, làm thế nào để tìm ra được cái gì khác hay hơn đây?
“Bài thơ” đầu tiên, đánh số 1, dĩ nhiên, là cuộc đối thoại giữa “tôi bộc” và “hoàng hậu”.
“Tôi sẽ bỏ những việc đang làm, đem giáo gươm đã dùng vứt vào cát bụi. Xin Người đừng gửi tôi tới các Hoàng cung xa xôi, và cũng xin đừng bắt tôi dấn thân vào cuộc chiến chinh nào khác nữa. Chỉ xin cho tôi được làm kẻ chăm sóc vườn hoa.”
“Chỉ xin được phép nâng bàn tay nhỏ nhắn của Người, bàn tay như những búp sen nõn nà, rồi quấn nhẹ vào cổ tay những chuỗi hoa nho nhỏ; chỉ xin được nhuốm gót chân Người bằng chất nước hoa a-bô-ca màu đỏ, rồi thổi đi những hạt bụi ngẫu nhiên còn dính lại.”
Hâm nhỉ, yêu đương hâm nhỉ.
Yêu như là yêu thôi (QB)
Yêu là yêu có thế thôi (Công chúa bong bóng)
Ở quán cà phê, nhất là cà phê một mình, người ta thường xuyên nghe thấy như vậy đấy.
Câu văn nào gần đây tôi đọc được mà thấy là thật tuyệt? Là câu này: “Giữa hai cuộc chiến tranh, là nhật kí”. Các bác không đủ sức đoán ra là ai viết đâu, bao giờ tôi nói cho.
Vẫn trong tập thơ: “Thẫn thờ, tôi là người khách phiêu du trong chính hồn tôi” (5). Bây giờ chắc người ta sẽ viết “trong hồn của chính tôi” chứ không phải “trong chính hồn tôi”.
Tagore có một tâm hồn lạ nhỉ, không biết ông ấy sống ra làm sao với một tâm hồn như vậy nhỉ:
“Khi người yêu tôi tới ngồi bên cạnh, khi toàn thân tôi rẩy run, mí mặt rủ buông, màn tối giăng đen, gió thổi đèn tắt và mây kéo che mờ sao đêm. Chỉ có viên ngọc tôi đeo trên ngực óng ánh tỏa sáng - tôi chẳng biết làm sao giấu che đi được” (9).
Đọc tới đây thì nóng quá không chịu nổi, cắp đít đi về :)
Tất nhiên chẳng có mưa, chẳng có mứa, cũng không có Sài Gòn, nhưng có cà phê và có buổi sáng, buổi sáng chưa biến mất.
Buổi sáng trời đẹp, không cầm sách ra quán cà phê ngoài trời thì làm gì. Trong đống sách cầm theo có quyển Tâm tình hiến dâng của Tagore, tức là The Gardener, bản dịch của Đỗ Khánh Hoan do An Tiêm in từ ngày xưa.
Quyển sách này do một người chưa bao giờ gặp tặng. Các bác khác nhìn vào đó mà học tập nhé, nhất là bác Giò lang ben. Người tặng quyển sách có lần nói bác thích là tôi vui rồi. Thấy chưa? Một buổi sáng đẹp trời, cà phê và một quyển sách được tặng, làm thế nào để tìm ra được cái gì khác hay hơn đây?
“Bài thơ” đầu tiên, đánh số 1, dĩ nhiên, là cuộc đối thoại giữa “tôi bộc” và “hoàng hậu”.
“Tôi sẽ bỏ những việc đang làm, đem giáo gươm đã dùng vứt vào cát bụi. Xin Người đừng gửi tôi tới các Hoàng cung xa xôi, và cũng xin đừng bắt tôi dấn thân vào cuộc chiến chinh nào khác nữa. Chỉ xin cho tôi được làm kẻ chăm sóc vườn hoa.”
“Chỉ xin được phép nâng bàn tay nhỏ nhắn của Người, bàn tay như những búp sen nõn nà, rồi quấn nhẹ vào cổ tay những chuỗi hoa nho nhỏ; chỉ xin được nhuốm gót chân Người bằng chất nước hoa a-bô-ca màu đỏ, rồi thổi đi những hạt bụi ngẫu nhiên còn dính lại.”
Hâm nhỉ, yêu đương hâm nhỉ.
Yêu như là yêu thôi (QB)
Yêu là yêu có thế thôi (Công chúa bong bóng)
Ở quán cà phê, nhất là cà phê một mình, người ta thường xuyên nghe thấy như vậy đấy.
Câu văn nào gần đây tôi đọc được mà thấy là thật tuyệt? Là câu này: “Giữa hai cuộc chiến tranh, là nhật kí”. Các bác không đủ sức đoán ra là ai viết đâu, bao giờ tôi nói cho.
Vẫn trong tập thơ: “Thẫn thờ, tôi là người khách phiêu du trong chính hồn tôi” (5). Bây giờ chắc người ta sẽ viết “trong hồn của chính tôi” chứ không phải “trong chính hồn tôi”.
Tagore có một tâm hồn lạ nhỉ, không biết ông ấy sống ra làm sao với một tâm hồn như vậy nhỉ:
“Khi người yêu tôi tới ngồi bên cạnh, khi toàn thân tôi rẩy run, mí mặt rủ buông, màn tối giăng đen, gió thổi đèn tắt và mây kéo che mờ sao đêm. Chỉ có viên ngọc tôi đeo trên ngực óng ánh tỏa sáng - tôi chẳng biết làm sao giấu che đi được” (9).
Đọc tới đây thì nóng quá không chịu nổi, cắp đít đi về :)
May 25, 2010
Lớn của sự nhỏ
Nếu có một nhà văn hiện còn sống xứng đáng được xếp vào thứ hạng những nhà văn tuyệt vời cho trẻ em, những nhà văn viết cho trẻ em nhưng là nhà văn lớn, thì tôi sẽ kể tên Marie-Aude Murail. Một cái tên chắc hẳn chưa hề quen thuộc với độc giả Việt Nam, nhưng chắc chắn sau này sẽ xuất hiện bên cạnh những Lewis Carroll, Astrid Lindgren, Francis Burnett hay… Beatrix Potter.
Năm 2008, Murail bất ngờ cho xuất bản cuốn tiểu thuyết trẻ em rất dày mang tên “Miss Charity” lấy cảm hứng từ cuộc đời Beatrix Potter, nhà văn nữ người Anh sống vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tác giả bộ truyện vô cùng thành công đương thời, về “Peter Rabbit”. Cuốn tiểu thuyết-tiểu sử của Murail ngay lập tức làm người ta quên đi độ dày bất thường của một cuốn sách thiếu nhi, cũng như làm người ta thấy bớt ngột ngạt vì tính chất thương mại đáng nể và đáng gờm của các tập “Harry Potter”, để rơi thẳng vào thế giới tuổi thơ của một cô bé gái sống giữa thiên nhiên ngập tràn. Thực vậy, thành công ngột ngạt của “Harry Potter” khiến rất nhiều người nuối tiếc những câu chuyện về con thỏ tai dài, con chó mũi bẩn, đứa trẻ nhà quê bình thường, những “Khu vườn bí ẩn”, “Gió qua rặng liễu”, “Cánh buồm đỏ thắm”, hay thậm chí là chú bé đánh giày “Ti-co-lo” ở Việt Nam. Có rất nhiều ngả đường để đến với người đọc trẻ em, không nhất thiết phải là những cô cậu phù thủy biết múa đũa thần và còn biết hôn nhau. Cũng là người Anh như Potter, nhưng hiện thân của Beatrix trong “Miss Charity” thực sự sinh động, mà không cần tới phép màu hay những trận chiến thiện ác bóng tối ánh sáng rất ly kỳ. Cái mũ phủ thủy của Harry Potter có cái chóp quá nhọn và vành mũ thít quá chặt vào đầu.
Năm 2008, Murail bất ngờ cho xuất bản cuốn tiểu thuyết trẻ em rất dày mang tên “Miss Charity” lấy cảm hứng từ cuộc đời Beatrix Potter, nhà văn nữ người Anh sống vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tác giả bộ truyện vô cùng thành công đương thời, về “Peter Rabbit”. Cuốn tiểu thuyết-tiểu sử của Murail ngay lập tức làm người ta quên đi độ dày bất thường của một cuốn sách thiếu nhi, cũng như làm người ta thấy bớt ngột ngạt vì tính chất thương mại đáng nể và đáng gờm của các tập “Harry Potter”, để rơi thẳng vào thế giới tuổi thơ của một cô bé gái sống giữa thiên nhiên ngập tràn. Thực vậy, thành công ngột ngạt của “Harry Potter” khiến rất nhiều người nuối tiếc những câu chuyện về con thỏ tai dài, con chó mũi bẩn, đứa trẻ nhà quê bình thường, những “Khu vườn bí ẩn”, “Gió qua rặng liễu”, “Cánh buồm đỏ thắm”, hay thậm chí là chú bé đánh giày “Ti-co-lo” ở Việt Nam. Có rất nhiều ngả đường để đến với người đọc trẻ em, không nhất thiết phải là những cô cậu phù thủy biết múa đũa thần và còn biết hôn nhau. Cũng là người Anh như Potter, nhưng hiện thân của Beatrix trong “Miss Charity” thực sự sinh động, mà không cần tới phép màu hay những trận chiến thiện ác bóng tối ánh sáng rất ly kỳ. Cái mũ phủ thủy của Harry Potter có cái chóp quá nhọn và vành mũ thít quá chặt vào đầu.
May 24, 2010
Project Balzac (1)
Chuyển lừa thành ngựa, í lộn chuyển hậu thành tiền, học tập tinh thần binh pháp Tôn Ngô :d Lục lại một bài cũ đã post có chủ đề Balzac. Hôm 20 vừa rồi là sinh nhật ông ấy đấy, thế mà các bác chẳng chịu nhớ gì cả, cứ đi chúc mừng một người khác, và… tôi :((
-----------------
Vinh quang và một cốc nước cho Balzac
Người ta nói mãi và sẽ không thôi nói mãi về một số người. Điều này đặc biệt đúng với một số nhà văn lớn của Chủ nghĩa Lãng mạn: Richardson, Flaubert, Stendhal, hay Balzac. Với một số người, chưa đọc Balzac hay Dickens (nhất là Balzac) thì chưa thể nói là biết viết tiểu thuyết được. Rất tiếc là tôi thấy điều này đúng. Hai trong mấy quyển tôi đọc thời gian gần đây đều xuất hiện cuốn sách Clarissa của Richardson (cho dù Pamela có ý nghĩa hơn trong lịch sử của Chủ nghĩa Lãng mạn nhưng Clarissa lại có vẻ có sức sống dài hơn): trong Nam tước trên cây (Il Barone rampante) của Italo Calvino tên cướp Gian ChùmThạchThảo vì mê đọc sách, mà nhất là sách của Richardson, mà thân bại danh liệt với tư cách tướng cướp, thậm chí còn bị treo cổ; và trong Atonement của Ian McEwan, đoạn Cecilia ngúng nguẩy với Robbie.
Cũng không hiểu tại sao tại Việt Nam người ta cứ chia ra thành lãng mạn và hiện thực rồi chê bôi lãng mạn, đề cao hiện thực, nghĩ rằng lãng mạn là một bậc thang (mọt ruỗng) để con người có lương tri bước tới hiện thực. Một phần lý do chắc là nằm ở chỗ muốn lồng khung cho cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", nhưng điều này thật là bùn xịt. Balzac vẫn không thôi là một nhà văn lãng mạn, cũng như Stendhal, cũng như Rousseau. Một số mối liên quan rất có thể là có ý nghĩa: ở đám tang Balzac, Victor Hugo là người đọc điếu văn, còn Balzac là một trong những người hiếm hoi của thời ấy hiểu được Stendhal là một thiên tài. Bài viết ca ngợi Stendhal quan trọng đầu tiên nếu tôi nhớ không nhầm là của Balzac. Stendhal sau này "nói dỗi" một câu rằng phải vài chục năm nữa, không nhớ chính xác con số, hình như năm mươi, người ta mới bắt đầu đọc tôi. Điều quái gở là những lời nói dỗi (boutade) kiểu ấy sau này lại thường đúng đến đáng kinh ngạc.
Người ta cứ đọc và đọc mãi các nhà văn cổ điển. Calvino từng tìm cách trả lời câu hỏi tại sao lại đọc các nhà văn cổ điển (nhan đề tiếng Pháp của cuốn sách là Pourquoi lire les classiques?). Eliot cũng từng tìm cách lý giải, rồi đến Coetzee. Éric Chevillard thì có một câu mỉa mai, đại ý người ta thích các nhà văn đã chết không phải vì họ có giá trị hơn mà vì họ không viết nữa. Một câu trả lời khả dĩ là bởi vì đọc các nhà văn cổ điển có thể tìm được nhiều điều hơn người ta tưởng. Tấn trò đời (La Comédie humaine) chứa đựng nhiều thứ hơn những con người hiện đại tưởng. Thật đáng tiếc là bộ sách tiếng Việt 16 tập lại chưa dịch Người đàn bà tuổi ba mươi (La Femme de trente ans), nhưng cũng đã dịch Cô gái mắt vàng (La Fille aux yeux d'or). Cô gái mắt vàng là câu chuyện về lesbian, còn Người đàn bà tuổi ba mươi ngoài đoạn đầu miêu tả không thể hay hơn về một cuộc duyệt binh (cuộc duyệt binh cuối cùng) của Napoléon còn là câu chuyện về một người đàn bà phức tạp tự phát hiện ra bản thể đàn bà của mình ở một cái tuổi thời ấy coi như là chấm dứt tính nữ. Thật bực mình vì bộ sách này của tôi chỉ có 14 tập, thiếu đúng hai tập đầu quan trọng hơn cả, vì có Introduction.
Ngày hôm nay, 20/5, là sinh nhật của Balzac (210 tuổi). Lý thuyết của chị So về việc các vĩ nhân cứ dồn vào sinh đẻ một ngày có vẻ rất là đúng :) Chắc cũng vì thế mà tờ Công an Nhân dân có một bài về Balzac. Tờ báo có trang văn hóa khá này, dĩ nhiên, như thường lệ, lại làm tan nát cõi lòng của những người đọc văn chương. Cứ nhìn cái tên Những bông huệ đồng bằng thì biết, cứ như là Bông huệ trong thung chưa bao giờ là một bản dịch thuộc loại canonique, magistral tại Việt Nam vậy. Thế mà tại đất nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta từ lâu nay Balzac vẫn được xếp vào loại văn chương tư sản nhưng có "cái nhìn tốt" với quần chúng vô sản đấy. Đoạn cuối kể về người tình "nào đó" cũng vậy, nữ công tước Hanska mà đáng bị đối xử như vậy đấy.
Đôi khi, I take it personal(ly). Thứ nhất là nếu có viết báo thì tôi cũng chỉ viết cho những tờ có trang văn hóa không khá. Cũng chẳng hề có ý định nghe theo lời khuyên của bác nào đó tự túm tóc mình mà giật lên từng milimet một nhằm bước vào thế giới của những tờ báo bùn xịt (trong mắt tôi).
Thứ hai, Balzac và Jules Verne là hai nhà văn sớm nhất mà tôi đọc theo kiểu "người lớn", nghĩa là đi tìm những quyển nào có ký tên Balzac và Verne để đọc chứ không phải kiểu đọc bất cứ thứ gì rơi vào tay, từ giấy báo gói xôi cho tới Cánh buồm đỏ thắm. Những ngày vật lộn với từng núi câu văn của Balzac cách đây gần hai mươi năm ấy không dạy được nhiều cho tôi về văn chương bằng niềm tin vào sự thử thách và phẩm giá của tinh thần chiến đấu, cũng như phần thưởng cho sự kiên nhẫn. Đến giờ tôi cũng chưa đọc hết Verne và Balzac, thành thử rất lấy làm an ủy khi đọc một bài phỏng vấn Pamuk trong đó ông ấy nói đến giờ vẫn chưa đọc hết Proust và có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ đọc hết, nhưng điều đó không có gì liên quan đến việc ông ấy coi Proust là thần tượng của mình. Đôi khi chuyện lại cứ diễn ra theo chiều hướng ấy.
Thứ ba, Bông huệ trong thung chính là hình ảnh mở đầu bộ phim Baisers volés của Truffaut, nằm trên mặt của Antoine Doinel nhân vật fétiche của Truffaut và luôn do Jean-Pierre Léaud diễn viên fétiche của Truffaut đóng.
+ Vinh quang thì rõ rồi, đời Balzac chỉ ưa vinh quang phù phiếm, chắc cũng tại tự dưng lại mang cái tên Honoré làm gì cho khổ. Nhưng còn cốc nước? À là bởi vì hôm nay trời nóng quá :)
-----------------
Bắt đầu động đến đống quà tặng, bới ra ngay quyển Magazine Littéraire số mới nhất, tức là số tháng Năm 2010 (nhìn giá thấy đã tăng lên 6 euro hic, thời giá tăng chóng mặt ở khắp mọi nơi, thế là bằng một bao Marlboro rouge rồi còn gì nữa). Số này chuyên đề lớn là “Les écrivains du Grand Siècle”, tức là về các nhà văn Thế kỷ Lớn, thế kỷ lớn tức là thế kỷ XVII, chuyên đề do Joseph Macé-Scaron chịu trách nhiệm (Macé-Scaron là người viết tất cả xã thuyết của tờ tạp chí, chức danh Directeur de la rédaction, còn cao hơn tổng biên tập rédacteur-en-chef một bậc, đại khái giống như là chỉ đạo nghệ thuật Khắc Huề), chủ yếu viết về Molière, Bossuet, nhóm Port-Royal, Saint-Simon, đặc biệt có một bài so sánh Truffaut với Molière, Godard với Racine. Tuyệt, tuyệt :d
Ờ gần cuối số báo có một bài ngắn đưa thông tin về Balzac:
Thông tin đó là kế hoạch xuất bản quyển số ghi chép huyền thoại của Balzac mang tên Pensées, sujets, fragmens mà Baclzac viết từ 1830 đến 1847, gồm rất nhiều điều Balzac ghi chép chuẩn bị cho các tác phẩm của mình. Ta biết rằng quãng thời gian này là quãng thời gian “prolifique” nhất trong cuộc đời sáng tạo của Balzac. Laure Surville (chị/hay là em gái của Balzac nhỉ, quên mất rồi) nói Balzac gọi cuốn sổ này là “garde-manger” tức là “chạn thức ăn”, còn trong một bức thư gửi người tình xa xôi Hanska, Balzac gọi đó là “le grand parc de mes idées” (công viên ý tưởng).
1882, khi vợ Balzac bán đồ của chồng, quyển sổ này được chuyên gia (libraire expert) giữ lại rồi bán cho nhà sưu tầm Gustave Clément-Simon. Clément-Simon chết mà chưa kịp đem in nó. Jacques Crepet, một chuyên gia lớn về Balzac, tiếp quản vào năm 1910. Kể từ 1910 quyển sổ đã được đem triển lãm tổng cộng ba lần (1949, 1950 và 1999), nhưng chưa bao giờ được in thành sách.
Từ “fragmens” là đúng theo Balzac, không phải “fragments” như chính tả ngày nay, vì Balzac đã viết từ này trước khi Viện Hàn lâm Pháp công bố version thứ sáu cuốn từ điển của Viện (năm 1835) quy định từ nay “fragment” phải viết là “fragment” :d
Khoảng tháng Chín tới quyển sổ sẽ được triển lãm tại Musée des Lettres et Manuscrits, Paris 7e. Giá kể có bác nào tài trợ cho mình sang đó dịp ấy để ngó một cái nhỉ :)))
-----------------
Bài của tôi vừa đăng trên Sài Gòn tiếp thị số hôm nay, về Istanbul. Hôm viết bài, lúc đọc soát buồn ngủ quá nên để sót một lỗi thiếu chữ (một chữ), phát hiện ra thì đã muộn nên không báo lại cho bên ban biên tập của báo. Khi báo in thì thấy đã được sửa. Đây chính là lý do khiến tôi đánh giá cao BBT SGTT nhất trong tất cả các tờ báo Việt Nam. Khi tôi nói vậy thì cũng có nghĩa là cao hơn Tuổi Trẻ :d Tôi từng có một kỷ niệm cực kỳ hay với BBT SGTT, một lần bên đó sửa sai của tôi một từ, nhưng qua đó thì tôi biết được trình độ của biên tập là rất cao (sau này tôi cũng nhận được lời xin lỗi từ BTV đó). Chuyện này nếu có viết hồi ký tôi sẽ kể kỹ hơn hihi.
-----------------
Vinh quang và một cốc nước cho Balzac
Người ta nói mãi và sẽ không thôi nói mãi về một số người. Điều này đặc biệt đúng với một số nhà văn lớn của Chủ nghĩa Lãng mạn: Richardson, Flaubert, Stendhal, hay Balzac. Với một số người, chưa đọc Balzac hay Dickens (nhất là Balzac) thì chưa thể nói là biết viết tiểu thuyết được. Rất tiếc là tôi thấy điều này đúng. Hai trong mấy quyển tôi đọc thời gian gần đây đều xuất hiện cuốn sách Clarissa của Richardson (cho dù Pamela có ý nghĩa hơn trong lịch sử của Chủ nghĩa Lãng mạn nhưng Clarissa lại có vẻ có sức sống dài hơn): trong Nam tước trên cây (Il Barone rampante) của Italo Calvino tên cướp Gian ChùmThạchThảo vì mê đọc sách, mà nhất là sách của Richardson, mà thân bại danh liệt với tư cách tướng cướp, thậm chí còn bị treo cổ; và trong Atonement của Ian McEwan, đoạn Cecilia ngúng nguẩy với Robbie.
Cũng không hiểu tại sao tại Việt Nam người ta cứ chia ra thành lãng mạn và hiện thực rồi chê bôi lãng mạn, đề cao hiện thực, nghĩ rằng lãng mạn là một bậc thang (mọt ruỗng) để con người có lương tri bước tới hiện thực. Một phần lý do chắc là nằm ở chỗ muốn lồng khung cho cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", nhưng điều này thật là bùn xịt. Balzac vẫn không thôi là một nhà văn lãng mạn, cũng như Stendhal, cũng như Rousseau. Một số mối liên quan rất có thể là có ý nghĩa: ở đám tang Balzac, Victor Hugo là người đọc điếu văn, còn Balzac là một trong những người hiếm hoi của thời ấy hiểu được Stendhal là một thiên tài. Bài viết ca ngợi Stendhal quan trọng đầu tiên nếu tôi nhớ không nhầm là của Balzac. Stendhal sau này "nói dỗi" một câu rằng phải vài chục năm nữa, không nhớ chính xác con số, hình như năm mươi, người ta mới bắt đầu đọc tôi. Điều quái gở là những lời nói dỗi (boutade) kiểu ấy sau này lại thường đúng đến đáng kinh ngạc.
Người ta cứ đọc và đọc mãi các nhà văn cổ điển. Calvino từng tìm cách trả lời câu hỏi tại sao lại đọc các nhà văn cổ điển (nhan đề tiếng Pháp của cuốn sách là Pourquoi lire les classiques?). Eliot cũng từng tìm cách lý giải, rồi đến Coetzee. Éric Chevillard thì có một câu mỉa mai, đại ý người ta thích các nhà văn đã chết không phải vì họ có giá trị hơn mà vì họ không viết nữa. Một câu trả lời khả dĩ là bởi vì đọc các nhà văn cổ điển có thể tìm được nhiều điều hơn người ta tưởng. Tấn trò đời (La Comédie humaine) chứa đựng nhiều thứ hơn những con người hiện đại tưởng. Thật đáng tiếc là bộ sách tiếng Việt 16 tập lại chưa dịch Người đàn bà tuổi ba mươi (La Femme de trente ans), nhưng cũng đã dịch Cô gái mắt vàng (La Fille aux yeux d'or). Cô gái mắt vàng là câu chuyện về lesbian, còn Người đàn bà tuổi ba mươi ngoài đoạn đầu miêu tả không thể hay hơn về một cuộc duyệt binh (cuộc duyệt binh cuối cùng) của Napoléon còn là câu chuyện về một người đàn bà phức tạp tự phát hiện ra bản thể đàn bà của mình ở một cái tuổi thời ấy coi như là chấm dứt tính nữ. Thật bực mình vì bộ sách này của tôi chỉ có 14 tập, thiếu đúng hai tập đầu quan trọng hơn cả, vì có Introduction.
Ngày hôm nay, 20/5, là sinh nhật của Balzac (210 tuổi). Lý thuyết của chị So về việc các vĩ nhân cứ dồn vào sinh đẻ một ngày có vẻ rất là đúng :) Chắc cũng vì thế mà tờ Công an Nhân dân có một bài về Balzac. Tờ báo có trang văn hóa khá này, dĩ nhiên, như thường lệ, lại làm tan nát cõi lòng của những người đọc văn chương. Cứ nhìn cái tên Những bông huệ đồng bằng thì biết, cứ như là Bông huệ trong thung chưa bao giờ là một bản dịch thuộc loại canonique, magistral tại Việt Nam vậy. Thế mà tại đất nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta từ lâu nay Balzac vẫn được xếp vào loại văn chương tư sản nhưng có "cái nhìn tốt" với quần chúng vô sản đấy. Đoạn cuối kể về người tình "nào đó" cũng vậy, nữ công tước Hanska mà đáng bị đối xử như vậy đấy.
Đôi khi, I take it personal(ly). Thứ nhất là nếu có viết báo thì tôi cũng chỉ viết cho những tờ có trang văn hóa không khá. Cũng chẳng hề có ý định nghe theo lời khuyên của bác nào đó tự túm tóc mình mà giật lên từng milimet một nhằm bước vào thế giới của những tờ báo bùn xịt (trong mắt tôi).
Thứ hai, Balzac và Jules Verne là hai nhà văn sớm nhất mà tôi đọc theo kiểu "người lớn", nghĩa là đi tìm những quyển nào có ký tên Balzac và Verne để đọc chứ không phải kiểu đọc bất cứ thứ gì rơi vào tay, từ giấy báo gói xôi cho tới Cánh buồm đỏ thắm. Những ngày vật lộn với từng núi câu văn của Balzac cách đây gần hai mươi năm ấy không dạy được nhiều cho tôi về văn chương bằng niềm tin vào sự thử thách và phẩm giá của tinh thần chiến đấu, cũng như phần thưởng cho sự kiên nhẫn. Đến giờ tôi cũng chưa đọc hết Verne và Balzac, thành thử rất lấy làm an ủy khi đọc một bài phỏng vấn Pamuk trong đó ông ấy nói đến giờ vẫn chưa đọc hết Proust và có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ đọc hết, nhưng điều đó không có gì liên quan đến việc ông ấy coi Proust là thần tượng của mình. Đôi khi chuyện lại cứ diễn ra theo chiều hướng ấy.
Thứ ba, Bông huệ trong thung chính là hình ảnh mở đầu bộ phim Baisers volés của Truffaut, nằm trên mặt của Antoine Doinel nhân vật fétiche của Truffaut và luôn do Jean-Pierre Léaud diễn viên fétiche của Truffaut đóng.
+ Vinh quang thì rõ rồi, đời Balzac chỉ ưa vinh quang phù phiếm, chắc cũng tại tự dưng lại mang cái tên Honoré làm gì cho khổ. Nhưng còn cốc nước? À là bởi vì hôm nay trời nóng quá :)
-----------------
Bắt đầu động đến đống quà tặng, bới ra ngay quyển Magazine Littéraire số mới nhất, tức là số tháng Năm 2010 (nhìn giá thấy đã tăng lên 6 euro hic, thời giá tăng chóng mặt ở khắp mọi nơi, thế là bằng một bao Marlboro rouge rồi còn gì nữa). Số này chuyên đề lớn là “Les écrivains du Grand Siècle”, tức là về các nhà văn Thế kỷ Lớn, thế kỷ lớn tức là thế kỷ XVII, chuyên đề do Joseph Macé-Scaron chịu trách nhiệm (Macé-Scaron là người viết tất cả xã thuyết của tờ tạp chí, chức danh Directeur de la rédaction, còn cao hơn tổng biên tập rédacteur-en-chef một bậc, đại khái giống như là chỉ đạo nghệ thuật Khắc Huề), chủ yếu viết về Molière, Bossuet, nhóm Port-Royal, Saint-Simon, đặc biệt có một bài so sánh Truffaut với Molière, Godard với Racine. Tuyệt, tuyệt :d
Ờ gần cuối số báo có một bài ngắn đưa thông tin về Balzac:
Thông tin đó là kế hoạch xuất bản quyển số ghi chép huyền thoại của Balzac mang tên Pensées, sujets, fragmens mà Baclzac viết từ 1830 đến 1847, gồm rất nhiều điều Balzac ghi chép chuẩn bị cho các tác phẩm của mình. Ta biết rằng quãng thời gian này là quãng thời gian “prolifique” nhất trong cuộc đời sáng tạo của Balzac. Laure Surville (chị/hay là em gái của Balzac nhỉ, quên mất rồi) nói Balzac gọi cuốn sổ này là “garde-manger” tức là “chạn thức ăn”, còn trong một bức thư gửi người tình xa xôi Hanska, Balzac gọi đó là “le grand parc de mes idées” (công viên ý tưởng).
1882, khi vợ Balzac bán đồ của chồng, quyển sổ này được chuyên gia (libraire expert) giữ lại rồi bán cho nhà sưu tầm Gustave Clément-Simon. Clément-Simon chết mà chưa kịp đem in nó. Jacques Crepet, một chuyên gia lớn về Balzac, tiếp quản vào năm 1910. Kể từ 1910 quyển sổ đã được đem triển lãm tổng cộng ba lần (1949, 1950 và 1999), nhưng chưa bao giờ được in thành sách.
Từ “fragmens” là đúng theo Balzac, không phải “fragments” như chính tả ngày nay, vì Balzac đã viết từ này trước khi Viện Hàn lâm Pháp công bố version thứ sáu cuốn từ điển của Viện (năm 1835) quy định từ nay “fragment” phải viết là “fragment” :d
Khoảng tháng Chín tới quyển sổ sẽ được triển lãm tại Musée des Lettres et Manuscrits, Paris 7e. Giá kể có bác nào tài trợ cho mình sang đó dịp ấy để ngó một cái nhỉ :)))
-----------------
Bài của tôi vừa đăng trên Sài Gòn tiếp thị số hôm nay, về Istanbul. Hôm viết bài, lúc đọc soát buồn ngủ quá nên để sót một lỗi thiếu chữ (một chữ), phát hiện ra thì đã muộn nên không báo lại cho bên ban biên tập của báo. Khi báo in thì thấy đã được sửa. Đây chính là lý do khiến tôi đánh giá cao BBT SGTT nhất trong tất cả các tờ báo Việt Nam. Khi tôi nói vậy thì cũng có nghĩa là cao hơn Tuổi Trẻ :d Tôi từng có một kỷ niệm cực kỳ hay với BBT SGTT, một lần bên đó sửa sai của tôi một từ, nhưng qua đó thì tôi biết được trình độ của biên tập là rất cao (sau này tôi cũng nhận được lời xin lỗi từ BTV đó). Chuyện này nếu có viết hồi ký tôi sẽ kể kỹ hơn hihi.
May 22, 2010
Nguyễn Chí Hoan - Thành phố độc thân
Hôm trước đề tài Đỗ Phấn bị vùi lấp hoàn toàn, hôm nay lôi lên trở lại :d
--------------
Một tập truyện phảng phất từ đầu đến cuối cái phong vị Hà Nội cũ, như ở Nguyễn Việt Hà hay Trần Chiến, mà hầu như không nhắc đến cái tên địa danh những quen thuộc nảo nào, mà đều là những chuyện mới người mới, hiện đại đến chân tơ kẽ tóc, cũng nhúng chìm từ đầu đến chân trong dòng chảy văn hóa đặc biệt của đất kinh kỳ.
Rõ hơn, đó là cái văn hóa thể hiện trong phong tục, và đây là những truyện phê bình phong tục. Kể một cách điềm đạm và hóm hỉnh, kể một cách giãi bày vừa đủ kiềm chế, kể như dốc bầu tâm sự nhưng là một cái bầu tiên thắt ngẫng và dẫu thỉnh thoảng có nghiêng quá tay thì rượu ra vẫn không quá giọt.
--------------
Một tập truyện phảng phất từ đầu đến cuối cái phong vị Hà Nội cũ, như ở Nguyễn Việt Hà hay Trần Chiến, mà hầu như không nhắc đến cái tên địa danh những quen thuộc nảo nào, mà đều là những chuyện mới người mới, hiện đại đến chân tơ kẽ tóc, cũng nhúng chìm từ đầu đến chân trong dòng chảy văn hóa đặc biệt của đất kinh kỳ.
Rõ hơn, đó là cái văn hóa thể hiện trong phong tục, và đây là những truyện phê bình phong tục. Kể một cách điềm đạm và hóm hỉnh, kể một cách giãi bày vừa đủ kiềm chế, kể như dốc bầu tâm sự nhưng là một cái bầu tiên thắt ngẫng và dẫu thỉnh thoảng có nghiêng quá tay thì rượu ra vẫn không quá giọt.
May 19, 2010
today is today
ơ hôm nay là 19 tháng Năm rồi đấy nhá
+ một tủ sách đựng được khoảng 5oo quyển, có thể trưng bày một số đồ cổ nho nhỏ như bát đời Hán, đĩa đời Thanh, bát ăn cơm hoàng gia lọt ra từ tư dinh Bảo Đại
+ 19 bó hoa tính tới thời điểm này
+ một góc bánh ga tô (ăn không hết)
+ một ngọn nến
+ Trên tất cả đỉnh cao là lặng im (thơ Phạm Công Thiện)
+ Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861 (Léopold Pallu, Hoàng Phong dịch và bình)
+ tất cả đĩa phim có thể tìm được ở Việt Nam của Kim Di Duk
+ tất cả đĩa phim có thể tìm được ở Việt Nam của Hầu Hiếu Hiền
+ con gấu bông màu vàng (hy vọng là nó sẽ cho)
+ sách của cụ Lít (done :d)
+ 01 điện thoại Nokia đen lung linh
+ thuê bao Internet và điện thoại cố định mới
+ đĩa Symphony số 1 của Mahler, Leonard Bernstein chỉ huy, dàn nhạc giao hưởng Vienna
+ đĩa nhạc Fauré & Franck
+ Học để làm gì? (Lê Văn Siêu)
+ Invisible (Paul Auster)
+ Invention of Solitude (Paul Auster)
+ tin nhắn ghi: "Chúc mừng sinh nhật giò trắng, ký tên: Giò lang ben"
+ một quyển sách cực kỳ hiếm về Công giáo Việt Nam, sẽ show bên sx
+ bình cắm hoa, đồ cổ, theo hiểu biết phập phù của tôi thì là bình thời Hán
+ Cánh đồng đã mất (Thảo Trường)
+ bạn cũ nhắn tin nói đang tưởng niệm một mình, với một đĩa hoa quả dầm
+ bạn cũ chúc mừng kiểu đểu cáng qua gmail chat
+ bạn cũ nhắn tin chúc mừng, hẹn khi nào mát giời thì nhậu
+ một phong bì tiền không rõ là bao nhiêu
+ thêm một ngọn nến
+ thêm một miếng bánh ga tô (lần này thì từ chối luôn)
+ một cái bút... bi :d
+ một đôi dép
+ một cái T-shirt
+ một cái quần
+ thêm hai cái T-shirt, trời ơi hơi bị bo đì :d
+ Tác giả tác phẩm - các tác giả tác phẩm tiêu biểu văn học hiện đại của Trần Tuấn Kiệt (chỉ cần bản photo cũng đã là tốt lắm rồi)
+ Hồi ký Nguyễn Kỳ Nam (chỉ cần bản photo cũng đã là tốt lắm rồi)
+ The Bonfire of Vanities (Tom Wolfe)
+ Casanova's Women (Judith Summers)
+ một áo sơ mi
+ thêm một đôi dép
+ thêm một cái quần, lần này là quần... ngắn :d
+ Magazine Littéraire số mới nhất
+ một bức ảnh chụp ngồi bên cạnh bàn, khuỷu tay chống lên mặt bàn
+ one, two or three McCarthys :d
+ tin nhắn chúc mừng đi kèm đòi nợ bài báo
+ Vang bóng một thời (bản Cảo Thơm 1962)
+ 2 bag to tướng
+ Summertime & Inner Workings: Literary Essays 00-05 (Coetzee)
+ Flaubert's Parrot (Julian Barnes)
+ Lectures on Russian Literature (Nabokov)
+ một cân cà phê
+ đống thìa quấy cà phê
+ hai cái đĩa (không phải đĩa nhạc đĩa phim mà là đĩa ăn)
+ Tâm tình hiến dâng (Tagore, Đỗ Khánh Hoan dịch)
+ sách của NTH (hic không dám nói rõ tên)?
+ một quyển của Judith Butler?
+ một quyển của SQJ (hic cũng không dám nói rõ tên)?
+ The Feast of Goat (Llosa)
+ Oracle Night (Auster)
+ Timbuktu (Auster) from Giò lang ben
+ Travels in the Scriptorium (Auster) from Giò lang ben (tiêu rồi hắn rụt lại rồi)
(trên đây không phải wishlist)
đọc nghe có vẻ hơi vơ cái gì vạt cái gì :) nhưng chắc chắn là ối bác nổ đom đóm mắt vì ghen tuông hihi, bác nào có trân phẩm gì lỡ bị bỏ qua xin thông báo cho ban tổ chức để bổ sung tránh để xảy ra tình trạng sai sót trong dịp này :p
+ một tủ sách đựng được khoảng 5oo quyển, có thể trưng bày một số đồ cổ nho nhỏ như bát đời Hán, đĩa đời Thanh, bát ăn cơm hoàng gia lọt ra từ tư dinh Bảo Đại
+ 19 bó hoa tính tới thời điểm này
+ một góc bánh ga tô (ăn không hết)
+ một ngọn nến
+ Trên tất cả đỉnh cao là lặng im (thơ Phạm Công Thiện)
+ Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861 (Léopold Pallu, Hoàng Phong dịch và bình)
+ tất cả đĩa phim có thể tìm được ở Việt Nam của Kim Di Duk
+ tất cả đĩa phim có thể tìm được ở Việt Nam của Hầu Hiếu Hiền
+ con gấu bông màu vàng (hy vọng là nó sẽ cho)
+ sách của cụ Lít (done :d)
+ 01 điện thoại Nokia đen lung linh
+ thuê bao Internet và điện thoại cố định mới
+ đĩa Symphony số 1 của Mahler, Leonard Bernstein chỉ huy, dàn nhạc giao hưởng Vienna
+ đĩa nhạc Fauré & Franck
+ Học để làm gì? (Lê Văn Siêu)
+ Invisible (Paul Auster)
+ Invention of Solitude (Paul Auster)
+ tin nhắn ghi: "Chúc mừng sinh nhật giò trắng, ký tên: Giò lang ben"
+ một quyển sách cực kỳ hiếm về Công giáo Việt Nam, sẽ show bên sx
+ bình cắm hoa, đồ cổ, theo hiểu biết phập phù của tôi thì là bình thời Hán
+ Cánh đồng đã mất (Thảo Trường)
+ bạn cũ nhắn tin nói đang tưởng niệm một mình, với một đĩa hoa quả dầm
+ bạn cũ chúc mừng kiểu đểu cáng qua gmail chat
+ bạn cũ nhắn tin chúc mừng, hẹn khi nào mát giời thì nhậu
+ một phong bì tiền không rõ là bao nhiêu
+ thêm một ngọn nến
+ thêm một miếng bánh ga tô (lần này thì từ chối luôn)
+ một cái bút... bi :d
+ một đôi dép
+ một cái T-shirt
+ một cái quần
+ thêm hai cái T-shirt, trời ơi hơi bị bo đì :d
+ Tác giả tác phẩm - các tác giả tác phẩm tiêu biểu văn học hiện đại của Trần Tuấn Kiệt (chỉ cần bản photo cũng đã là tốt lắm rồi)
+ Hồi ký Nguyễn Kỳ Nam (chỉ cần bản photo cũng đã là tốt lắm rồi)
+ The Bonfire of Vanities (Tom Wolfe)
+ Casanova's Women (Judith Summers)
+ một áo sơ mi
+ thêm một đôi dép
+ thêm một cái quần, lần này là quần... ngắn :d
+ Magazine Littéraire số mới nhất
+ một bức ảnh chụp ngồi bên cạnh bàn, khuỷu tay chống lên mặt bàn
+ one, two or three McCarthys :d
+ tin nhắn chúc mừng đi kèm đòi nợ bài báo
+ Vang bóng một thời (bản Cảo Thơm 1962)
+ 2 bag to tướng
+ Summertime & Inner Workings: Literary Essays 00-05 (Coetzee)
+ Flaubert's Parrot (Julian Barnes)
+ Lectures on Russian Literature (Nabokov)
+ một cân cà phê
+ đống thìa quấy cà phê
+ hai cái đĩa (không phải đĩa nhạc đĩa phim mà là đĩa ăn)
+ Tâm tình hiến dâng (Tagore, Đỗ Khánh Hoan dịch)
+ sách của NTH (hic không dám nói rõ tên)?
+ một quyển của Judith Butler?
+ một quyển của SQJ (hic cũng không dám nói rõ tên)?
+ The Feast of Goat (Llosa)
+ Oracle Night (Auster)
+ Timbuktu (Auster) from Giò lang ben
+ Travels in the Scriptorium (Auster) from Giò lang ben (tiêu rồi hắn rụt lại rồi)
(trên đây không phải wishlist)
đọc nghe có vẻ hơi vơ cái gì vạt cái gì :) nhưng chắc chắn là ối bác nổ đom đóm mắt vì ghen tuông hihi, bác nào có trân phẩm gì lỡ bị bỏ qua xin thông báo cho ban tổ chức để bổ sung tránh để xảy ra tình trạng sai sót trong dịp này :p
May 17, 2010
Sách (XI) Đọc cái gì
Dạo này hay bị trách quá, bao nhiêu là người trách hic. Hôm trước bác nào bảo lâu lắm chẳng giới thiệu sách gì mới. Dà dà đây ạ :)
Cố mãi rồi cũng có: Gilles Deleuze, Nietzsche và triết học, nguyên tác Nietzsche et la philosophie, Nguyễn Thị Từ Huy dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và viết lời nói đầu, NXB Tri Thức, "Tủ sách tinh hoa".
Thôi đi thẳng vào phần phê phán nhé. Hôm nay mới chỉ là những gì thuộc về paratext.
Cái bìa sách cần phải in lại. Nó gồm có các lỗi sau:
Bìa 4 có một cái mở ngoặc kép nhưng không có đóng lại.
Mép gấp 2: một chỗ viết sai Deleuze thành "Deuleuze".
Bảng viết tắt viết sai Ecce Homo thành Ecce Hommo. À mà có lẽ nhóm thực hiện quyển sách không biết đã từng có bản dịch tiếng Việt quyển này. Cũng không rõ tại sao lại dịch Le Gai Savoir thành Khoa học vui tươi.
Thơ thẩn nhìn sang danh mục "Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới", thấy cũng viết sai luôn: Gilles viết thành Gille. Hì, mình cứ soi thế này nhiều bạn ghét lắm, nhưng mà tinh hoa thế giới ai lại sai thế, với cả bị ghét rồi ghét nữa cũng có làm sao :) Từ quyển đầu tiên của danh sách in năm 2005 (là quyển của... tôi hihi) đến nay 2010 đã có gần 30 quyển. Tức là chưa được một phần mười kế hoạch hồi đầu. Nói thế cũng chẳng để trách ai, to mồm một tí cũng chẳng sao, mà chính tôi cũng góp phần làm giảm tiến độ công trình này hic, nhưng dù nói thế nào tôi cũng không thích những người to mồm kêu gọi rồi chẳng làm được cái gì.
Quay lại bài giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn mang tên "Gilles Deleuze và việc tiếp nhận Nietzsche ở Pháp". Bài này đã đăng trên Diễn Đàn nhưng tôi để tới khi có sách mới đọc.
Trang đầu tiên làm tôi khá ngỡ ngàng, đoạn này:
"cả một thế hệ những triết gia Pháp thường được sách báo gọi là "những triết gia mới" từ khoảng 1960 tới nay: thế hệ kế tiếp J.P.Sartre, hay đúng hơn, thế hệ sau Sartre. [...] vô số những tên tuổi mà chỉ cần nêu một số tiêu biểu thôi cũng đã thấy choáng ngợp về sự đông đảo, phong phú: Jacques Attali, Roland Barthes, Jean Baudrillard, Pierre Bourdieu, Jacques Derrida, Michel Foucault, René Girard, André Glucksmann, George Bataille, Maurice Blanchot, André Gorz, Jacques Lacan, Michel Leiris, Claude Lévi-Strauss, Jean-Francois Lyotard, Edgar Morin, Michel Serres, Philippe Sollers, Alain Touraine, Paul Virilio..." (sic)
Lỗi nhỏ: Francois thiếu c cédille, và các bạn biên tập viên Tri Thức mãi không nhớ được là Georges Bataille chứ không phải George Bataille. Có nguyên tắc đấy, tên nữ thì là George không "s" (George Sand), nam thì có "s", tên nguồn gốc nước ngoài thì không "s", trừ những cái bất biến, như Hans-Georg Gadamer hay Giorgio de Chirico.
Tôi nghĩ là một nhà nghiên cứu triết học chuyên nghiệp không nên có một bản liệt kê như trên. Philippe Sollers rồi René Girard và Maurice Blanchot mà xếp luôn thành "triết gia" thì thật là dở.
Điều này rất kỳ lạ: BVNS in nghiêng cho vào ngoặc kép cụm "những triết gia mới" nên tôi phải hiểu ông đang muốn nói tới "nouvelle philosophie". Thế nhưng trong cả danh sách ở trên, chỉ André Glucksmann là có thể được xếp vào "nouvelle philosophie". Muốn tìm hiểu nhanh thì có thể vào đây. Trong đường link có nói rõ danh xưng "nouvelle philosophie" xuất hiện trong một chuyên đề của Nouvelles littéraires năm 1976, những người điển hình của "triết học mới" ngoài Glucksmann còn có Bernard-Henri Lévy (BHL) người mới gần đây mắc phải cú lừa rất buồn cười.
Nhưng cái này mới thực sự choáng: BVNS gọi rất nhiều người không sau Sartre là "sau Sartre". Không hiểu BVNS có ý gì khác không, chứ Blanchot hay Lévi-Strauss đều cỡ tuổi Sartre, cách nhau một vài năm không ăn thua. Cả Michel Leiris và Georges Bataille đều lớn tuổi hơn Sartre rất nhiều, và đều thành danh, có tầm ảnh hưởng lớn trước Sartre rất nhiều. Về mặt triết học, phải sau 1945 Sartre mới bắt đầu thực sự có tên tuổi, chứ Leiris và Bataille thì đã từ trước đó. Nếu muốn kể đủ thì nhóm hai người này còn phải thêm một, là Roger Caillois. Lévi-Strauss có thể "sau" Sartre như thế nào khi La Pensée sauvage luôn được coi là để phản đối Sartre người cùng thời, một "đối thoại", Leiris và Bataille có thể "sau" Sartre như thế nào khi Simulacre của Leiris và Histoire de l'oeil của Bataille đều đã in từ rất lâu, hơn cả chục năm, trước khi Buồn nôn của Sartre (khi ấy còn có tên khác, hình như là Melancholia) còn chưa kịp bị ném vào sọt rác nhà xuất bản Gallimard?
Chú thích đầu tiên của lời nói đầu dịch L'Entretien infini của Blanchot thành Việc làm bất tận; thế mà từ xưa tới nay tôi cứ nghĩ "entretien" này có nghĩa khác đấy.
Giở đến cuối xem một cái chú thích ở kết luận về "pataphysique"; rất có khả năng nhóm làm quyển sách này cũng chưa ai đọc một cái gì của Alfred Jarry, kể cả những thứ nổi danh như Ubu hay Le Surmâle.
Tôi dừng lại một lúc lâu ở mép gấp 1: từ "sens" được dịch thành "ý nghĩa". Theo tôi dịch thế là không chuẩn. Trong tiếng Việt ý nghĩa nhiều khi không có nghĩa là nghĩa, nghĩa là nghĩa và ý nghĩa không có nghĩa như nhau. Tôi cố tình đặt một câu tù mù như vậy để... thôi không nói nữa.
+ Còn những gì "nhẹ đô hơn" thì hay là các bác đọc Đỗ Phấn đi: Đêm tiền sử và Kiến đi đằng kiến. Quyển tiểu thuyết của Đỗ Phấn đang vào chung khảo cuộc thi tiểu thuyết BV thì tôi chưa đọc, nhưng căn cứ vào Thể xác lưu lạc và Tiền định thì ban giám khảo chắc cũng chẳng phải lựa chọn nhiều :)
Cố mãi rồi cũng có: Gilles Deleuze, Nietzsche và triết học, nguyên tác Nietzsche et la philosophie, Nguyễn Thị Từ Huy dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và viết lời nói đầu, NXB Tri Thức, "Tủ sách tinh hoa".
Thôi đi thẳng vào phần phê phán nhé. Hôm nay mới chỉ là những gì thuộc về paratext.
Cái bìa sách cần phải in lại. Nó gồm có các lỗi sau:
Bìa 4 có một cái mở ngoặc kép nhưng không có đóng lại.
Mép gấp 2: một chỗ viết sai Deleuze thành "Deuleuze".
Bảng viết tắt viết sai Ecce Homo thành Ecce Hommo. À mà có lẽ nhóm thực hiện quyển sách không biết đã từng có bản dịch tiếng Việt quyển này. Cũng không rõ tại sao lại dịch Le Gai Savoir thành Khoa học vui tươi.
Thơ thẩn nhìn sang danh mục "Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới", thấy cũng viết sai luôn: Gilles viết thành Gille. Hì, mình cứ soi thế này nhiều bạn ghét lắm, nhưng mà tinh hoa thế giới ai lại sai thế, với cả bị ghét rồi ghét nữa cũng có làm sao :) Từ quyển đầu tiên của danh sách in năm 2005 (là quyển của... tôi hihi) đến nay 2010 đã có gần 30 quyển. Tức là chưa được một phần mười kế hoạch hồi đầu. Nói thế cũng chẳng để trách ai, to mồm một tí cũng chẳng sao, mà chính tôi cũng góp phần làm giảm tiến độ công trình này hic, nhưng dù nói thế nào tôi cũng không thích những người to mồm kêu gọi rồi chẳng làm được cái gì.
Quay lại bài giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn mang tên "Gilles Deleuze và việc tiếp nhận Nietzsche ở Pháp". Bài này đã đăng trên Diễn Đàn nhưng tôi để tới khi có sách mới đọc.
Trang đầu tiên làm tôi khá ngỡ ngàng, đoạn này:
"cả một thế hệ những triết gia Pháp thường được sách báo gọi là "những triết gia mới" từ khoảng 1960 tới nay: thế hệ kế tiếp J.P.Sartre, hay đúng hơn, thế hệ sau Sartre. [...] vô số những tên tuổi mà chỉ cần nêu một số tiêu biểu thôi cũng đã thấy choáng ngợp về sự đông đảo, phong phú: Jacques Attali, Roland Barthes, Jean Baudrillard, Pierre Bourdieu, Jacques Derrida, Michel Foucault, René Girard, André Glucksmann, George Bataille, Maurice Blanchot, André Gorz, Jacques Lacan, Michel Leiris, Claude Lévi-Strauss, Jean-Francois Lyotard, Edgar Morin, Michel Serres, Philippe Sollers, Alain Touraine, Paul Virilio..." (sic)
Lỗi nhỏ: Francois thiếu c cédille, và các bạn biên tập viên Tri Thức mãi không nhớ được là Georges Bataille chứ không phải George Bataille. Có nguyên tắc đấy, tên nữ thì là George không "s" (George Sand), nam thì có "s", tên nguồn gốc nước ngoài thì không "s", trừ những cái bất biến, như Hans-Georg Gadamer hay Giorgio de Chirico.
Tôi nghĩ là một nhà nghiên cứu triết học chuyên nghiệp không nên có một bản liệt kê như trên. Philippe Sollers rồi René Girard và Maurice Blanchot mà xếp luôn thành "triết gia" thì thật là dở.
Điều này rất kỳ lạ: BVNS in nghiêng cho vào ngoặc kép cụm "những triết gia mới" nên tôi phải hiểu ông đang muốn nói tới "nouvelle philosophie". Thế nhưng trong cả danh sách ở trên, chỉ André Glucksmann là có thể được xếp vào "nouvelle philosophie". Muốn tìm hiểu nhanh thì có thể vào đây. Trong đường link có nói rõ danh xưng "nouvelle philosophie" xuất hiện trong một chuyên đề của Nouvelles littéraires năm 1976, những người điển hình của "triết học mới" ngoài Glucksmann còn có Bernard-Henri Lévy (BHL) người mới gần đây mắc phải cú lừa rất buồn cười.
Nhưng cái này mới thực sự choáng: BVNS gọi rất nhiều người không sau Sartre là "sau Sartre". Không hiểu BVNS có ý gì khác không, chứ Blanchot hay Lévi-Strauss đều cỡ tuổi Sartre, cách nhau một vài năm không ăn thua. Cả Michel Leiris và Georges Bataille đều lớn tuổi hơn Sartre rất nhiều, và đều thành danh, có tầm ảnh hưởng lớn trước Sartre rất nhiều. Về mặt triết học, phải sau 1945 Sartre mới bắt đầu thực sự có tên tuổi, chứ Leiris và Bataille thì đã từ trước đó. Nếu muốn kể đủ thì nhóm hai người này còn phải thêm một, là Roger Caillois. Lévi-Strauss có thể "sau" Sartre như thế nào khi La Pensée sauvage luôn được coi là để phản đối Sartre người cùng thời, một "đối thoại", Leiris và Bataille có thể "sau" Sartre như thế nào khi Simulacre của Leiris và Histoire de l'oeil của Bataille đều đã in từ rất lâu, hơn cả chục năm, trước khi Buồn nôn của Sartre (khi ấy còn có tên khác, hình như là Melancholia) còn chưa kịp bị ném vào sọt rác nhà xuất bản Gallimard?
Chú thích đầu tiên của lời nói đầu dịch L'Entretien infini của Blanchot thành Việc làm bất tận; thế mà từ xưa tới nay tôi cứ nghĩ "entretien" này có nghĩa khác đấy.
Giở đến cuối xem một cái chú thích ở kết luận về "pataphysique"; rất có khả năng nhóm làm quyển sách này cũng chưa ai đọc một cái gì của Alfred Jarry, kể cả những thứ nổi danh như Ubu hay Le Surmâle.
Tôi dừng lại một lúc lâu ở mép gấp 1: từ "sens" được dịch thành "ý nghĩa". Theo tôi dịch thế là không chuẩn. Trong tiếng Việt ý nghĩa nhiều khi không có nghĩa là nghĩa, nghĩa là nghĩa và ý nghĩa không có nghĩa như nhau. Tôi cố tình đặt một câu tù mù như vậy để... thôi không nói nữa.
+ Còn những gì "nhẹ đô hơn" thì hay là các bác đọc Đỗ Phấn đi: Đêm tiền sử và Kiến đi đằng kiến. Quyển tiểu thuyết của Đỗ Phấn đang vào chung khảo cuộc thi tiểu thuyết BV thì tôi chưa đọc, nhưng căn cứ vào Thể xác lưu lạc và Tiền định thì ban giám khảo chắc cũng chẳng phải lựa chọn nhiều :)
May 14, 2010
cuối tuần, nhỉ
Đây nhé, bìa quyển The Girl Who Kicked the Hornet's Nest tức tập III Millennium của Stieg Larsson, phiên bản Mỹ:
Đó là thông tin và ảnh trên blog dịch giả tiếng Anh của bộ sách, Reg Keeland. Đây là "advance copies" thôi nhé.
Hôm trước tôi có nói, bạn gì viết bài trên Tuổi Trẻ về Cô gái có hình xăm rồng sai ngay chi tiết đầu tiên về việc chưa có tập ba bộ sách này: phiên bản Mỹ thì mới sắp in, nhưng phiên bản Anh (cũng vẫn là nó, bản dịch Reg Keeland), thì có từ đời tám oánh nào rồi. Ảnh đây này. Ở Hà Nội tôi cũng biết vài người sở hữu rồi (ngoài tôi, tất nhiên hehe), và cũng từ lâu rồi.
Chịu khó đọc trên mạng thì sẽ thấy bản dịch này cũng bị chê ác lắm đấy, có lần không nhớ chui vào blog của một toán học gia nào đó, Keeland bị chửi te tua hihihi, chắc cũng những cái gì bluetooth răng xanh thì phải.
+ Cuối tuần thì các bác làm gì? Tôi thử đề xuất nhé: body painting thì sao? Vụ này funny đến rùng rợn hahaha.
Đó là thông tin và ảnh trên blog dịch giả tiếng Anh của bộ sách, Reg Keeland. Đây là "advance copies" thôi nhé.
Hôm trước tôi có nói, bạn gì viết bài trên Tuổi Trẻ về Cô gái có hình xăm rồng sai ngay chi tiết đầu tiên về việc chưa có tập ba bộ sách này: phiên bản Mỹ thì mới sắp in, nhưng phiên bản Anh (cũng vẫn là nó, bản dịch Reg Keeland), thì có từ đời tám oánh nào rồi. Ảnh đây này. Ở Hà Nội tôi cũng biết vài người sở hữu rồi (ngoài tôi, tất nhiên hehe), và cũng từ lâu rồi.
Chịu khó đọc trên mạng thì sẽ thấy bản dịch này cũng bị chê ác lắm đấy, có lần không nhớ chui vào blog của một toán học gia nào đó, Keeland bị chửi te tua hihihi, chắc cũng những cái gì bluetooth răng xanh thì phải.
+ Cuối tuần thì các bác làm gì? Tôi thử đề xuất nhé: body painting thì sao? Vụ này funny đến rùng rợn hahaha.
May 13, 2010
Vừa phải và đúng lúc
Lời cảm ơn trân trọng gửi tới: Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Đức Tùng, Trần Hoàng Bách, Khánh Phương. Rất tiếc vì thời gian gấp nên nhà phê bình Đặng Tiến đã không thể tham gia. Làm chuyên đề về Lưu Quang Vũ này với tôi có rất nhiều cảm xúc, Lưu Quang Vũ đích thực là nhà thơ của một thời tuổi trẻ (đã qua) của tôi.
-------------
Bài của tôi:
Theo quy cách in thơ hồi ấy, dường như các tập thơ ghép chỉ thuần túy là sự tình cờ, bị ép buộc do tình hình khó khăn. Thế nhưng, tập thơ Hương cây - Bếp lửa năm 1968 đã ghép đúng hai nhà thơ trẻ sau này sẽ trở thành hai cái tên không thể bỏ qua của một thế hệ: Lưu Quang Vũ và Bằng Việt. Thế rồi, tuy giành được thành công đương thời có thể nói là tương đương, nhưng con đường thơ của họ sẽ vô cùng khác nhau. Cho tới khi qua đời, Lưu Quang Vũ không in thêm tập thơ nào nữa, còn tính đến năm 1988, Bằng Việt đã có thêm 4-5 tập thơ.
-------------
Bài của tôi:
Theo quy cách in thơ hồi ấy, dường như các tập thơ ghép chỉ thuần túy là sự tình cờ, bị ép buộc do tình hình khó khăn. Thế nhưng, tập thơ Hương cây - Bếp lửa năm 1968 đã ghép đúng hai nhà thơ trẻ sau này sẽ trở thành hai cái tên không thể bỏ qua của một thế hệ: Lưu Quang Vũ và Bằng Việt. Thế rồi, tuy giành được thành công đương thời có thể nói là tương đương, nhưng con đường thơ của họ sẽ vô cùng khác nhau. Cho tới khi qua đời, Lưu Quang Vũ không in thêm tập thơ nào nữa, còn tính đến năm 1988, Bằng Việt đã có thêm 4-5 tập thơ.
May 12, 2010
Sách (X) Dịch văn học
Hôm trước bác Midway than phiền là đọc được vài chục trang bản dịch Thành phố vùng thảo nguyên (Cormac McCarthy) thì nản quá. Lúc ấy thì tôi cũng chưa có sách nên chả biết an ủi bác ấy thế nào cả. Khổ thân, đã ngồi giữa đàng đọc sách nóng bỏ xừ rồi mà còn phải ngán ngẩm trên ghế có cái dằm.
Giờ thì sách do bác QB (đọc là Kill Bill) gửi đã ra tới nơi, trong số đó có Thành phố vùng thảo nguyên. Tôi đã giở vài trang ra đọc. Còn chưa sờ tới Những con tuấn mã và Vượt lằn ranh, nhưng phải nói cho tới giờ theo tôi số phận McCarthy ở Việt Nam quá đen đủi. Không chốn nương thân, rồi đặc biệt Cha và con đã thế rồi. Tất nhiên, Thành phố thảo nguyên rất khó tệ được như Cha và con, nhưng có một điều làm tôi rất chú ý.
Giờ thì sách do bác QB (đọc là Kill Bill) gửi đã ra tới nơi, trong số đó có Thành phố vùng thảo nguyên. Tôi đã giở vài trang ra đọc. Còn chưa sờ tới Những con tuấn mã và Vượt lằn ranh, nhưng phải nói cho tới giờ theo tôi số phận McCarthy ở Việt Nam quá đen đủi. Không chốn nương thân, rồi đặc biệt Cha và con đã thế rồi. Tất nhiên, Thành phố thảo nguyên rất khó tệ được như Cha và con, nhưng có một điều làm tôi rất chú ý.
May 10, 2010
Đóng góp cho cộng đồng
Trời mưa vãi lin-hồn chẳng biết làm gì chẳng biết đi đâu thôi ngồi nói một chuyện đã định nói từ lâu mà chưa có thì giờ vậy.
Tôi bắt đầu già rồi, có vẫy cánh giương vây như thế nào thì tôi cũng bắt đầu già rồi; tôi đã bằng tuổi Bác Hồ ở vào tuổi tôi bây giờ rồi.
Bắt đầu già, tôi cũng bắt đầu có những ý nghĩ khác, những cảm giác khác, cả những lúc thức dậy thấy cơ thể mình không như mười lăm năm trước, như một năm trước, như hôm qua. Tôi cũng bắt đầu yêu chuộng các giá trị cổ điển hơn những gì trước mắt, hơn trước đây nhiều.
Tôi bắt đầu già rồi, có vẫy cánh giương vây như thế nào thì tôi cũng bắt đầu già rồi; tôi đã bằng tuổi Bác Hồ ở vào tuổi tôi bây giờ rồi.
Bắt đầu già, tôi cũng bắt đầu có những ý nghĩ khác, những cảm giác khác, cả những lúc thức dậy thấy cơ thể mình không như mười lăm năm trước, như một năm trước, như hôm qua. Tôi cũng bắt đầu yêu chuộng các giá trị cổ điển hơn những gì trước mắt, hơn trước đây nhiều.
May 7, 2010
Thơ thùng thình
Hoàng Cầm như vậy là đã không còn, không còn Kiều Loan. Lê Đạt, Hoàng Cầm tôi đều biết rất ít, tình cờ gặp mỗi ông một lần, toàn ngồi nghe là chính. Như vậy là Nhân Văn-Giai Phẩm hiện nay chỉ còn lại duy nhất một người là họa sĩ Trần Duy.
--------------
Lần trước nhắc đến một bài thơ của Nguyễn Duy, quả nhiên hỏi chị So là sẽ ra. Toàn văn bài ấy như sau (thật ra trên mạng cũng có đấy, lần trước khi đi tìm tôi gõ sai “đêm thùng thình” thành “đêm rộng thùng thình” nên không ra; trên thivien có, nhưng vẫn như thường lệ tôi không vào được trang đó).
Ý nghĩ trong đêm trực của người đỡ đẻ
Đêm thùng thình như chiếc áo blu
Choàng xuống giấc ngủ say thành phố
Ngoài cửa sổ dập dìu hương hoa sữa
Đất nước mình thêm trẻ trong đêm
Em trực đêm nay - đêm thứ một nghìn
Mà không có đêm nào lặp lại
Bàn tay em bế bồng bao đổi mới
Dù người mẹ nào cũng qua cơn đau
Dù đứa trẻ nào sinh ra cũng giống nhau
Đêm đạn bom ở dưới hầm sâu
Tiếng trẻ chào đời âm vang dõng dạc
Đêm chống lụt từ trên tầng gác
Tiếng trẻ chào đời cũng lội ra ngoài đê
Đêm như đêm nay, rồi anh sẽ nghe
Tiếng trẻ chào đời thơm hương hoa sữa
Có đứa ra đời cha chờ ngoài cửa
Có đứa ra đời cha đi làm ca
Có đứa ra đời cha ở mãi nơi xa
Bàn tay em đây - năm năm nghề rồi đấy
Vẫn run run, lần nào cũng vậy
Và mỗi lần nhìn mặt trái bàn tay
Nhớ lời xưa của đôi đứa bạn bầy:
- Ôi, có ra gì cái nghề đỡ đẻ!
Em nghĩ những ai nói lời như thế
Cũng không phải từ dưới đất trồi lên
Em tự ví thầm hai bàn tay em
Là nhịp cầu đầu tiên mười mống
Đưa những con người đi vào cuộc sống
Con người qua đây là ai mai sau?
Là ai? Làm gì? Em chưa biết đâu
Điều em biết: đó là con người tốt
Người làm chủ và làm giàu đất nước
Ôi đất nước mình cứ trẻ mãi thôi!
Hà Nội, 1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973
Bài thơ này thật ra tôi biết mấy người nếu hỏi thì sẽ đọc thuộc lòng được từ đầu đến cuối ngay, nhưng vẫn thích hỏi chị So nhất, vì nếu may mắn còn được chị So gửi qua đường dây thép quyển Cát trắng để có thể so từng chữ cho chính xác.
Giảm bớt một chút không khí nặng nề bằng bài thơ này nhé, một bài của Mai Thảo, trong tập Ta thấy hình ta những miếu đền, bài này các bác chỉ cần đọc một lần là chắc chắn thuộc luôn (vì tôi cũng thế):
Đặt tay vào chỗ không thể đặt
Mà đặt được thôi có làm sao
Mười năm gặp lại trên hè cũ
Cười tủm còn thương chỗ đặt nào
--------------
Lần trước nhắc đến một bài thơ của Nguyễn Duy, quả nhiên hỏi chị So là sẽ ra. Toàn văn bài ấy như sau (thật ra trên mạng cũng có đấy, lần trước khi đi tìm tôi gõ sai “đêm thùng thình” thành “đêm rộng thùng thình” nên không ra; trên thivien có, nhưng vẫn như thường lệ tôi không vào được trang đó).
Ý nghĩ trong đêm trực của người đỡ đẻ
Đêm thùng thình như chiếc áo blu
Choàng xuống giấc ngủ say thành phố
Ngoài cửa sổ dập dìu hương hoa sữa
Đất nước mình thêm trẻ trong đêm
Em trực đêm nay - đêm thứ một nghìn
Mà không có đêm nào lặp lại
Bàn tay em bế bồng bao đổi mới
Dù người mẹ nào cũng qua cơn đau
Dù đứa trẻ nào sinh ra cũng giống nhau
Đêm đạn bom ở dưới hầm sâu
Tiếng trẻ chào đời âm vang dõng dạc
Đêm chống lụt từ trên tầng gác
Tiếng trẻ chào đời cũng lội ra ngoài đê
Đêm như đêm nay, rồi anh sẽ nghe
Tiếng trẻ chào đời thơm hương hoa sữa
Có đứa ra đời cha chờ ngoài cửa
Có đứa ra đời cha đi làm ca
Có đứa ra đời cha ở mãi nơi xa
Bàn tay em đây - năm năm nghề rồi đấy
Vẫn run run, lần nào cũng vậy
Và mỗi lần nhìn mặt trái bàn tay
Nhớ lời xưa của đôi đứa bạn bầy:
- Ôi, có ra gì cái nghề đỡ đẻ!
Em nghĩ những ai nói lời như thế
Cũng không phải từ dưới đất trồi lên
Em tự ví thầm hai bàn tay em
Là nhịp cầu đầu tiên mười mống
Đưa những con người đi vào cuộc sống
Con người qua đây là ai mai sau?
Là ai? Làm gì? Em chưa biết đâu
Điều em biết: đó là con người tốt
Người làm chủ và làm giàu đất nước
Ôi đất nước mình cứ trẻ mãi thôi!
Hà Nội, 1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973
Bài thơ này thật ra tôi biết mấy người nếu hỏi thì sẽ đọc thuộc lòng được từ đầu đến cuối ngay, nhưng vẫn thích hỏi chị So nhất, vì nếu may mắn còn được chị So gửi qua đường dây thép quyển Cát trắng để có thể so từng chữ cho chính xác.
Giảm bớt một chút không khí nặng nề bằng bài thơ này nhé, một bài của Mai Thảo, trong tập Ta thấy hình ta những miếu đền, bài này các bác chỉ cần đọc một lần là chắc chắn thuộc luôn (vì tôi cũng thế):
Đặt tay vào chỗ không thể đặt
Mà đặt được thôi có làm sao
Mười năm gặp lại trên hè cũ
Cười tủm còn thương chỗ đặt nào
May 6, 2010
Đi tới cái phổ quát
Lần này quyết định không nói vo mà viết ra đàng hoàng, nhưng bài viết này đúng là dùng để bổ trợ cho phần nói, chứ không hoàn chỉnh, nhất là đoạn cuối. Coi như là phần concept thuần túy, chưa gọt rũa gì cả.
-------------
Không biết độc giả của Kundera nói chung có giống như tôi, để ý đến các tên riêng trong tác phẩm của ông hay không, kể cả tên địa danh lẫn tên người, nhất là tên người. Khi đọc nhiều Kundera, tôi nhận ra một điểm hết sức lý thú: có một chiến lược về đặt tên và sử dụng tên riêng nhất định, không tường minh lắm nhưng vẫn hiện ra nếu ta chịu khó tìm. Hiện tượng này sẽ được tôi phân tích từ mấy khía cạnh: thứ nhất là đặc điểm chung trong tên riêng ở tác phẩm của Kundera, và tên riêng nằm trong hoạt động sửa đổi đầy ý thức của nhà văn.
-------------
Không biết độc giả của Kundera nói chung có giống như tôi, để ý đến các tên riêng trong tác phẩm của ông hay không, kể cả tên địa danh lẫn tên người, nhất là tên người. Khi đọc nhiều Kundera, tôi nhận ra một điểm hết sức lý thú: có một chiến lược về đặt tên và sử dụng tên riêng nhất định, không tường minh lắm nhưng vẫn hiện ra nếu ta chịu khó tìm. Hiện tượng này sẽ được tôi phân tích từ mấy khía cạnh: thứ nhất là đặc điểm chung trong tên riêng ở tác phẩm của Kundera, và tên riêng nằm trong hoạt động sửa đổi đầy ý thức của nhà văn.
May 5, 2010
Milan Kundera đến Việt Nam
Tôi cố tình đặt title oách thế để nhại một tờ báo Việt Nam mấy hôm trước đăng tin đúng như thế, là Kundera đến Việt Nam, rồi lại còn gặp gỡ giao lưu độc giả, chẳng hiểu đọc thông cáo báo chí cái kiểu gì, làm tôi đến là khổ vì bị mấy người liền nằng nặc đòi xin hộ chữ ký. Tôi đã liên hệ với tờ báo đó và bản online đã sửa lại.
Nhưng dịp này không ngờ Kundera lại đồng ý trả lời phỏng vấn. Ông ấy ngâm đến gần một tuần tưởng thôi luôn rồi nhưng cuối cùng đã trả lời. Bài phỏng vấn cũng là dịp tôi quay trở lại cộng tác với tờ Sài Gòn tiếp thị.
Hóa ra bạn Quách nữ sĩ lại là người đầu tiên viết về Vô tri.
Lần in sách này khá là nóng bỏng, đây là các tranh cãi trên Tiền Vệ: Một, hai, ba, bốn, năm, sáu. Nếu có gì thêm sẽ cập nhật sau.
Còn chiều tối nay là buổi tọa đàm về Milan Kundera. Đây rất có thể là lần cuối tôi làm những việc kiểu này. Tôi chán lắm rồi. Tôi chán sự vô tri.
PS. Bác nào đã có Vô tri sửa hộ tôi một lỗi typo nhé: tr. 43 dòng 6 từ dưới lên từ "cô" phải sửa thành "bà". Cám ơn.
Nhưng dịp này không ngờ Kundera lại đồng ý trả lời phỏng vấn. Ông ấy ngâm đến gần một tuần tưởng thôi luôn rồi nhưng cuối cùng đã trả lời. Bài phỏng vấn cũng là dịp tôi quay trở lại cộng tác với tờ Sài Gòn tiếp thị.
Hóa ra bạn Quách nữ sĩ lại là người đầu tiên viết về Vô tri.
Lần in sách này khá là nóng bỏng, đây là các tranh cãi trên Tiền Vệ: Một, hai, ba, bốn, năm, sáu. Nếu có gì thêm sẽ cập nhật sau.
Còn chiều tối nay là buổi tọa đàm về Milan Kundera. Đây rất có thể là lần cuối tôi làm những việc kiểu này. Tôi chán lắm rồi. Tôi chán sự vô tri.
PS. Bác nào đã có Vô tri sửa hộ tôi một lỗi typo nhé: tr. 43 dòng 6 từ dưới lên từ "cô" phải sửa thành "bà". Cám ơn.
May 2, 2010
Phấn son cũng xông pha
Ngày nay, khi các tờ báo cũ đã trở nên đặc biệt khó kiếm kể cả trong thư viện, những cuốn sách khảo cứu cộng với in lại bài vở của một thời xa xưa trở nên đặc biệt quan trọng và, đặc biệt lý thú. “Phụ nữ tân văn, phấn son tô điểm sơn hà” (Thiện Mộc Lan, Thời Đại & NXB Văn hóa Sài Gòn, 2010, 75.000 đ.) mới được xuất bản để bổ khuyết phần hiểu biết còn thiếu hụt của độc giả về một trong những tờ báo hay nhất của trước 1945. Cộng thêm với một cuốn sách đã in trước đây của linh mục Thanh Lãng, cuốn sách này góp thêm lời kể cho một câu chuyện rất cần được quan tâm: câu chuyện về đàn bà nước Nam.
Kể từ hai nhân vật Đạm Phương nữ sử và Manh Manh nữ sĩ (tức Nguyễn Thị Kiêm - Thiện Mộc Lan cũng từng là đồng tác giả một thiên khảo cứu về nhân vật này trước đây), vấn đề đàn bà đã không còn có thể bị xem thường ở nước Nam nữa. Họ đã tham gia chính các hoạt động trước đó vẫn ngầm được coi là đặc thù của đàn ông và có những thành công mà không phải đàn ông nào cũng đạt tới nổi. Trước “Phụ nữ tân văn”, tờ “Nữ giới chung” đã là một tờ báo dành riêng cho giới nữ, và sau “Phụ nữ tân văn”, những tờ như “Phụ nữ thời đàm”, “Việt nữ”… tiếp tục một chặng đường xông pha không thể xem nhẹ: vài tờ của phụ nữ chiến đấu về chính trị mạnh mẽ đến mức đã bị nhà cầm quyền thực dân đóng cửa, như “Nữ giới chung” hay “Phụ nữ thời đàm”.
Kể từ hai nhân vật Đạm Phương nữ sử và Manh Manh nữ sĩ (tức Nguyễn Thị Kiêm - Thiện Mộc Lan cũng từng là đồng tác giả một thiên khảo cứu về nhân vật này trước đây), vấn đề đàn bà đã không còn có thể bị xem thường ở nước Nam nữa. Họ đã tham gia chính các hoạt động trước đó vẫn ngầm được coi là đặc thù của đàn ông và có những thành công mà không phải đàn ông nào cũng đạt tới nổi. Trước “Phụ nữ tân văn”, tờ “Nữ giới chung” đã là một tờ báo dành riêng cho giới nữ, và sau “Phụ nữ tân văn”, những tờ như “Phụ nữ thời đàm”, “Việt nữ”… tiếp tục một chặng đường xông pha không thể xem nhẹ: vài tờ của phụ nữ chiến đấu về chính trị mạnh mẽ đến mức đã bị nhà cầm quyền thực dân đóng cửa, như “Nữ giới chung” hay “Phụ nữ thời đàm”.