Dec 31, 2018

André Breton: Cá tan

Cuối năm ngoái, một nhà thơ đã xuất hiện (rất đột ngột, kể cả và nhất là đối với tôi): Baudelaire.

Cuối năm nay, thêm một nhà thơ nữa: nhất quyết không để cho năm nay qua đi mà không siêu thực, vậy là lại thêm một nhân vật có tên bắt đầu bằng chữ B. nữa.

Dec 30, 2018

Phụ chú cho những từ

Đây là phần "phụ chú" cho bài thuộc chuỗi thời chúng ta, "Những từ và những từ". Nhân đây, cũng đã viết hết luôn bài ấy (tức là, lúc trước nó còn thiếu phần kết luận, giờ thêm vào cho đủ - dẫu sao thỉnh thoảng tôi cũng kết thúc được một số thứ).

Dec 27, 2018

Hofmannsthal: Lord Chandos

Tiếp tục "mùa đông đọc thơ" (và nhân tiện đã tiếp tục bài thơ về xà phòng của Francis Ponge - đồng thời cũng viết thêm phần "intro" cho riêng Ponge).

Đây là Hugo von Hofmannsthal, nhưng đây đồng thời cũng là một sự quay trở lại với câu chuyện Hofmannsthal ở Pháp (cũng như Eichendorff hay Fontane mà chúng ta bắt đầu quen thuộc gần đây, Hofmannsthal thuộc vào số nhân vật văn chương tiếng Đức không thực sự được biết đến nhiều ở Pháp). Cần một Charles Du Bos thì Hofmannsthal mới có một sự đến Pháp tương đối ổn thỏa.

Dec 25, 2018

Viết một dòng sông

Đã có "viết một thành phố" (xem ởkia, ởkia và cả ởkia) thì cũng lại có "viết một dòng sông":


Dec 23, 2018

Hiện sinh Do Thái

Dưới đây là bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về cuốn tiểu thuyết Shosha của Isaac Bashevis Singer.

Ngôi mộ của Rachel: người ta hay kể Jesus Christ khi lần đầu tiên từ Nazareth về Bethlehem là nơi sinh ra đã thăm mộ Rachel, nó nằm giữa đường từ Jerusalem đi Bethlehem; một số năm trước đó, Jesus Christ sinh ra trong hang đá và thoát khỏi lệnh tiêu diệt trẻ con của vua Herod ("vua của người Do Thái"); đó là thời điểm ngay sau cái chết của Julius Caesar.

Dec 19, 2018

Deleuze: Văn chương và cuộc đời

đã tiếp tục Eichendorff-vô tích sự"Tư Mã Thiên của họ"

Đương nhiên, mục "đọc lý thuyết" không thể thiếu một nhân vật, Gilles Deleuze. Thậm chí tôi còn thấy Deleuze là cả một triệu chứng lớn của triết học suốt một thời đại: Deleuze là figure của triết gia đọc văn chương. Michel Foucault nhận là mình rất ít đọc văn chương, chẳng hạn, nhưng Deleuze liên tục chạm thẳng vào phê bình văn học, theo nghĩa cơ bản nhất. Schopenhauer có đọc văn chương bao giờ không? Câu đố ấy dành cho bạn trẻ ưa thích triết học.

Dec 18, 2018

Tình yêu là

Nói rằng tình yêu là tình cảm là một ảo tưởng; ảo tưởng vẫn có thể lớn hơn được nữa nếu nói: tình yêu là một loại tình cảm.

Dec 13, 2018

Tại sao École de Genève (1)

Trước thềm (sử dụng biệt ngữ phát: cùng dạng với "trong không khí (náo nức của)", "tiến tới", "thiết nghĩ", etc., những thứ bay như châu chấu trong một định ngôn đặc thù - định ngôn của giới nghiên cứu văn học Việt Nam) một loạt thuyết trình mới (về lịch sử báo chí Việt Nam), tôi quay trở lại với loạt thuyết trình hồi tháng Tư vừa rồi, về lý thuyết văn học và École de Genève. Cần phải trả lời câu hỏi: tại sao École de Genève?

Dec 9, 2018

Eichendorff

Cuối cùng cũng: cuối cùng tôi cũng đã làm được một điều, xơi trọn vẹn một khúc Maldoror; vậy là sau tròn hai năm đánh vật với bài thơ dài của Lautréamont, tôi đã qua được hoàn toàn nửa đầu, chặng khoai nhất.

Và sau hai nhân vật văn chương tiếng Đức (Gottfried Keller và Theodor Fontane: nhân đây cũng đã viết tiếp bài về cuốn tiểu thuyết Trước cơn bão của Fontane), là đến một nhân vật nữa giống thế, Eichendorff. Tức là, nói một cách khác, tôi lại mới có một "giai đoạn Đức"; nói chung không cần để ý quá đến điều đó, vì cứ lâu lâu tôi lại có một "giai đoạn Đức".

Nhưng, để bắt đầu với Eichendorff, cũng cần quay trở lại với một cái đã khá cũ; ởkia.

Dec 8, 2018

Francis Ponge: Xà phòng

Đấy, vừa "mùa đông đọc thơ" một cái là trời đã bắt đầu lạnh ngay (nhân tiện cũng đã tiếp tục với Lautréamont: cuối cùng thì tôi cũng đã xử lý một hơi hết được cả một khúc của Maldoror: tuy đó là khúc ngắn nhất trên tổng số sáu khúc - và là khúc ba, nhưng tôi thấy vậy cũng là tốt lắm rồi, thậm chí còn quá tốt).

Dec 7, 2018

Nguyễn Văn Vĩnh: ba chương ngự lâm

Trước tiên xem ởkia.

Cũng xem ởkia.

Đã đến lúc cũng cần phải thực sự biết Nguyễn Văn Vĩnh dịch Les Trois Mousquetaires như thế nào: d'Artagnan được gọi là "Đắc-ta-nhan" và một số lúc còn được gọi là "Đắc công-tử".

Dec 5, 2018

Kiệt tác (không người biết)

(đã tiếp tục "Mùa đông đọc thơ", bài "Nghĩa cái chết"tiện bút "Khác (nữa)")

Một điều rất phổ biến trong giới văn chương Việt Nam: đó là lời khẳng định rằng chẳng có gì là bí ẩn nữa, rằng không có chuyện tồn tại các tác phẩm trong ngăn kéo còn chưa ai biết. Một nhân vật văn chương điển hình của Việt Nam từ chối mê tín theo cách ấy.

Dec 4, 2018

Balzac hiện ra

Trước tiên, xem ởkia.

Balzac là người được vinh danh ngay từ cái tên (Honoré). Đã nói đến chuyện Balzac được vinh danh từ bên ngoài, tức là trở thành đối tượng cho các nghiên cứu, giờ chúng ta chuyển sang một con đường khác của vinh danh Balzac. (một số tên riêng của người Pháp luôn luôn khiến tôi thấy tò mò mỗi khi bắt gặp: Aimé trong Tìm thời gian mất, hoặc Désiré, một nhân vật của Sacha Guitry; đố ai nói được ngay trong tiểu thuyết nào của Balzac [mà tôi đã dịch] cũng có nhân vật Désiré)

Dec 2, 2018

Mùa đông đọc thơ

Nên tận dụng sự bó chặt lại của mùa đông: khi đó, những sợi tơ mảnh của thơ như thể sững lại trong chuyển động khó lường của chúng, ít nhất thì cũng rõ hơn lên; bởi vì chúng ta cần mùa đông. Cũng phải nói thêm: kể cả khi mùa đông không lạnh cho lắm.

Dec 1, 2018

1968 (8)

(đã tiếp tục Kinh nghiệm trong của Georges Bataille, bài "Nghĩa cái chết" tức là về Phạm Quỳnh và Paul Bourget, cùng bài "Cơn bão" về Theodor Fontane)

Chuỗi về năm 1968 (tức là cách chúng ta đúng 50 năm) - bài cuối cùng ởkia, lúc ban đầu tôi định theo thật sát (đúng nghĩa "ngày này hồi đó") nhưng sau cũng oải, lại thêm gặp phải một sự cố mà người ta hay gọi là "khách quan" (tôi không thực sự tin là có "chủ quan" với "khách quan", nhưng thôi kệ) khiến chất liệu đã để dành sẵn cuối cùng không sờ vào được. Thành ra chuỗi "1968" sẽ chỉ được thực hiện vào tháng đầu tiên và tháng cuối cùng của năm 2018.