Nov 28, 2018

Nghĩa cái chết


Trên đây là bộ sưu tập Paul Bourget của tôi. Tôi tuyệt đối không hâm mộ Bourget, như đã nói ởkia (muốn nhanh thì nên sử dụng chức năng "search", tìm "Bourget" ấy).

Nhưng rồi tôi nhận ra, nhất thiết phải đọc Bourget, vì nếu không sẽ không thực sự nhìn nhận được Phạm Quỳnh, trên một phương diện mà cho đến nay chưa từng có ai đề cập (mặc dù người ta nói rất nhiều về Phạm Quỳnh, đặc biệt những năm trở lại đây): Phạm Quỳnh đọc như thế nào. Bởi vì Phạm Quỳnh từng là độc giả của Bourget: Bourget thậm chí là tác giả quan trọng đối với Phạm Quỳnh ở tư cách người viết điểm sách.

Rất dễ tìm một bài quan trọng trong chủ đề: tên bài là "Nghĩa cái chết" luôn, search Internet sẽ thấy ngay. Nó thuộc phần "Phạm Quỳnh cơ bản", Nam phong, Thượng Chi văn tập, etc. chứ không có gì bí hiểm. Nó viết về đúng cuốn tiểu thuyết của Bourget nhan đề dịch ra tiếng Việt là Nghĩa cái chết.


(rất tiếc vì dường như chuyên gia Vũ Hà Tuệ còn chưa có chữ ký, thủ bút của Bourget; khi nào có tôi sẽ cố gắng mượn để bổ sung)

Tám tác phẩm của Bourget in ở nhà xuất bản Plon-Nourrit (niên đại khoảng thập niên 20 của thế kỷ 20), chủ yếu thuộc "Bibliothèque Plon" hay "tủ sách 3 francs" (không phải tất cả đều là tiểu thuyết: chẳng hạn L'Irréparable hay Les Détours du coeur là các tập truyện ngắn; L'Émigré được đề tặng Maurice Barrès, lại có tác phẩm đề tặng Edith Wharton; Bourget còn là một nhà viết kịch):


Tám quyển ấy nhìn từ gáy:


Tất cả chúng đều có ghi "H. P."; đấy là vì những quyển sách này từng thuộc về tủ sách của một người có tên viết tắt (initial) là HP, đó là Henri Petiot; Henri Petiot lại là tên thật của một nhân vật rất nổi tiếng, ít nhất là trong một thể loại: Henri Petiot lấy bút danh Daniel-Rops và là một "nhà văn Công giáo" nổi bật.

Một cuốn sách của Daniel-Rops (nên đặc biệt chú ý đến dòng chữ nhỏ phía trên cùng: nó muốn nói "ấn bản thứ 393" khục khục):


Quay trở lại với Bourget: Lazarine, ấn bản đầu (1917) in tại nhà xuất bản Plon:


Bourget ban đầu in sách ở nhà xuất bản Alphonse Lemerre; rồi Bourget kiện nhà xuất bản, đại khái Alphonse Lemerre bị Bourget tố cáo không trung thực về số lượng sách in (Bourget thắng vụ kiện ấy; có lẽ rồi một ngày tôi sẽ quay trở lại cụ thể với vụ kiện, rất hấp dẫn).

Dưới đây là cuốn sách "fameux" của Bourget, và là in ở Alphonse Lemerre: Psychologie contemporaine, ấn bản 1883 (ấn bản đầu - về sau Bourget sẽ còn bổ sung nhiều phần cho cuốn sách, ở những ấn bản khác; "psychologie" là một phần trọng yếu của Bourget; vả lại đó là thời đại của "psychology": chính Nietzsche đọc Bourget và "thuổng" không ít thứ); gọi là "fameux" bởi vì có những cuốn sách lớn, có những cuốn sách dở, nhưng cũng có những cuốn sách "fameux" (trong số chúng có những cuốn sách lớn, nhưng cũng có những cuốn sách dở); từ "famous" của tiếng Anh tuy trông rất giống nhưng không thực sự dịch được từ "fameux" này (một ví dụ khác về chuyện từ ngữ: trong cuốn sách ởkia, George Steiner nói rằng cụm từ rất đơn giản trong tiếng Pháp "maître à penser", tiếng Anh không sao diễn tả được). Nói tóm lại, Essais de psychologie contemporaine:


Đây là Le Sens de la mort, tức là Nghĩa cái chết (ấn bản 1919: cuốn sách in lần đầu năm 1915):


Thêm một cuốn sách "fameux" nữa của Paul Bourget: Le Disciple (Môn đệ):


Riêng với Le Disciple tôi chọn một ấn bản rất mới; vì ấn bản này có lời tựa đặc biệt quan trọng của Antoine Compagnon.


Thêm một Daniel-Rops:


Cuối cùng đã có ai đọc bài "Nghĩa cái chết", tức là bài của Phạm Quỳnh bình luận cuốn tiểu thuyết Le Sens de la mort của Paul Bourget chưa nhỉ? (chắc là chưa có ai)


Đã có thủ bút Bourget:



(hai bức ảnh trên đây: courtesy of VHT)


Tóm lại, trong suốt một thời gian dài, tôi bỏ bê Paul Bourget - à mà đã có ai đọc bài của Phạm Quỳnh chưa thế?


Antoine Compagnon, khi giảng bài trong các séminaire tại trường Paris IV, suốt một quãng thời gian dài (nhất là hồi nửa cuối của thập niên ngay sau 2000), liên tục nhắc đến một số cuốn sách - và tỏ ra rất ngán ngẩm khi thấy chưa sinh viên nào đọc chúng (tất nhiên, chẳng ai đọc); trong số ấy rất hay có Bella của Jean Giroudoux và Môn đệ (tức Le Disciple) của Paul Bourget. Giai đoạn đó, Compagnon thích nghiền ngẫm về một chủ đề: mối quan hệ giữa các ông thầy triết học ở trường cấp ba và học trò của họ; ở lĩnh vực ấy, Môn đệ của Bourget và Les Déracinés của Maurice đặc biệt quan trọng (ta có những mối quan hệ trong đời thực, như các học trò của Alain chẳng hạn, hoặc chính Alain với ông thầy Jules Lagneau, nhưng mối quan hệ đặc trưng của trường học Pháp này cũng đi vào tiểu thuyết, trong đó một số là tiểu thuyết lớn, như cuốn sách của Barrès, của Bourget - ta cũng đừng quên, đó là những nhân vật lớn của quốc gia chủ nghĩa). Tôi cũng sẽ sớm đến với Les Déracinés, cuốn tiểu thuyết rất không nên bỏ qua.

Tuy Compagnon hay khuyến khích sinh viên đọc Môn đệ nhưng (nói đúng hơn, cũng chính vì Compagnon khuyến khích như vậy) đến mãi gần đây tôi mới chiến thắng được ác cảm sẵn có đối với Paul Bourget nói chung để đọc Bourget, nhất là Môn đệ. Tất nhiên là tôi cũng đọc nhiều cuốn sách khác của Bourget, trong đó có Le Sens de la mort (Nghĩa cái chết).

Một trong những điều đối với tôi đáng nói hơn cả của Môn đệ là trong đó có một vụ Balzac hiện ra. Một hiện ra rất không tầm thường.


Quay trở lại với Phạm Quỳnh đọc Bourget (bài "Nghĩa cái chết"): điều tôi muốn nói ngay là, Phạm Quỳnh không biết đọc.

Phạm Quỳnh thuộc vào số các nhân vật có thể gọi là tiên khởi; nhưng, rất chính xác, trong số những "tiên khởi" ấy, Phạm Quỳnh là người mở đầu cho cả một truyền thống, truyền thống của không biết đọc.

Đó là một truyền thống rất lớn, rất lâu dài, kéo tận đến ngày nay (tôi còn nghĩ, chính ngày nay của chúng ta mới thực sự là thời điểm cho hạt mầm Phạm Quỳnh nở rộ). Phạm Quỳnh là một nouveau riche, và nouveau riche Phạm Quỳnh chính là ông tổ của vô số nouveau riche hiện nay. Nguyên Ngọc cũng đã tìm được đường về với Phạm Quỳnh rồi còn gì: đó chính là cuộc về nguồn của Nguyên Ngọc (and Co.).




(còn nữa)


NB. đã tiếp tục "Cơn bão" (về Theodor Fontane)

1 comment: