Nov 19, 2018
Marcel Proust: vừng
Tiếp tục câu chuyện Marcel Proust; đây cũng là bài dùng để tiếp nối một chuỗi hơi ngầm: chuỗi về các nhà văn dịch sách, mở đầu (một cách chính thức) ởkia và thật ra ởkia cũng có thể coi là thuộc cùng chủ đề.
Khi, cách đây vài tháng, quyết định đọc lại (một lần nữa) À la recherche du temps perdu, ngoài một số điều khác, tôi muốn tìm xem trong cả bộ Proust dùng từ "vừng" (sésame) bao nhiêu lần. Đối với tôi, đây là một trong số những từ rất cốt yếu, thậm chí còn quan trọng hơn dạng từ mà người ta hay gọi là "từ-chìa khóa".
"Vừng" cũng xuất hiện ngay trong nhan đề một cuốn sách ra đời nhờ tay Proust.
Proust, một phần không nhỏ do bà mẹ, dịch John Ruskin. Hai bản dịch Ruskin của Proust đã in, La Bible d'Amiens và Sésame et les Lys. Đây là khi Proust còn trẻ.
Trong hai quyển sách của tôi, La Bible d'Amiens là một ấn bản tương đối muộn (1947); bản dịch của Proust in lần đầu năm 1904. Nhưng Sésame et les Lys thuộc vào số các ấn bản rất sớm. Ít nhất, rất hiếm khi nào trong sách của Proust ta có thể thấy danh mục tác phẩm ngắn như thế này: La Bible d'Amiens in năm 1904 còn Sésame et les Lys in năm 1906, lần đầu tiên:
Bản của tôi có đánh số:
Tuy nhiên, tôi đã so sánh bản của tôi (trong sách không hề ghi năm in) với các "première édition" mà tôi tìm được hình ảnh, có khác biệt ở chỗ các "bản đầu" ở trang ghi nhan đề có ghi năm in bằng số La Mã, (quy đổi là) 1906, nhưng trong quyển của tôi không có.
Tôi đoán (chắc không đến nỗi sai quá), dòng ghi "ấn bản thứ bảy" trong quyển của tôi không hoàn toàn là bịa, chắc không phải lần in đầu tiên, nhưng có thể chắc chắn là chỉ không lâu sau đó.
Kể từ đó, cuốn sách có từ "vừng" trong nhan đề đã có ít nhất một ấn bản đáng nhớ, với lời tựa của Antoine Compagnon.
Lời đề tặng của Proust trong Sésame et les Lys:
Lời đề tặng trong La Bible d'Amiens:
Phải đọc các bản dịch Ruskin của Proust thì mới hiểu độc giả tiếng Pháp may mắn đến mức nào vì có một người như Marcel Proust dịch John Ruskin cho để đọc. Đọc Ruskin không hề đơn giản, rất không đơn giản. Tôi có cảm giác rất nhiều âm thanh xô đẩy lẫn nhau những lúc đọc Ruskin - đó là một vùng nào đó rất khó xác định. Proust là người thích hợp tuyệt đối - nhất là những miêu tả nhà thờ của Ruskin, nếu không có những giải thích của Proust (tôi đặc biệt nhớ cái từ "abside") thì vô cùng khó nắm bắt - để làm công việc ấy.
Độc giả của Tìm thời gian mất biết rõ Ruskin có tầm quan trọng như thế nào đối với Proust, đặc biệt ở những gì liên quan đến Venise. Tôi không còn biết rõ là đúng vậy thật không, hay chỉ là ảo tưởng, lần duy nhất đến Venise (tôi cho sẽ chẳng bao giờ tôi còn trở lại: trong địa hạt Venise, tôi đứng về phía Céline chứ không phải phía Proust; vả lại, Venise hiện nay đâu có còn giống thế), có một thời điểm, tại một phố nhỏ (mà ở đó "calle" nào cũng không to) nhìn được ra cái nhà thờ khổng lồ trên hòn đảo (nhưng có rất nhiều nơi như thế, tại Venise), tôi nhìn thấy một tấm bảng nhỏ ghi John Ruskin từng ở đó.
Venise, và cả vừng nữa. Nếu tôi không đếm nhầm (rất có thể nhầm), trong À la recherche, Proust dùng từ "sésame" bốn hoặc năm lần
NB. đã tiếp tục bài về Indochine và Léopold Cadière
Trở về cổ điển: Proust - Tìm thời gian mất
Marcel Proust viết thư
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Trong bóng hoa nữ
vài tập hợp
Benjamin về Proust
Beckett về Proust
Hầu tước thần thánh và nữ hầu tước thần thánh
Đi từ hiện thực đến văn chương
Đi tìm thời gian đã mất không phải là đi tìm thời gian đã mất
Quên tình yêu
Paul Valéry hạ sát Marcel Proust
Labels:
john-ruskin,
marcel-proust
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
tại sao ko có những "xưởng" dịch văn chương theo kiểu các "xưởng vẽ" nhỉ?
ReplyDeletevì rất dễ biến thành nhà thờ
ReplyDeleteTại sao nhỉ, M.P nhớ câu thần chú kia mà, sao phải dùng nhiều lần, chẳng nhẽ Proust, những lần đó, bị tung hoả mù (trước quá nhiều cửa thiết kế, gia cố sao cho trông giống cửa kho báu)?
ReplyDelete