Linda Lê đóng góp một cách đọc thơ (và cuộc đời) Tsvetaieva trong cuốn sách này:
Feb 28, 2016
Marina Tsvetaieva
Gần đây, bên ngoài nước Nga, tên của nhà thơ Nga vĩ đại nhất thế kỷ XX gần như đã được đồng loạt thống nhất cách gọi: "Tsvetaeva" thay vì "Tsvetaieva" như trước đây.
Linda Lê đóng góp một cách đọc thơ (và cuộc đời) Tsvetaieva trong cuốn sách này:
Linda Lê đóng góp một cách đọc thơ (và cuộc đời) Tsvetaieva trong cuốn sách này:
Feb 27, 2016
Feb 26, 2016
Walter Benjamin về Marcel Proust
Walter Benjamin có một ý tưởng rất kỳ dị: để hiểu Baudelaire, chỉ có thể nhờ vào Proust. Đây là một trong số khoảng một triệu ý tưởng kỳ dị của Benjamin.
Đến lượt Benjamin: để hiểu được Benjamin, bắt buộc cũng phải thông qua Proust, một phần rất lớn. Chẳng hạn: tác phẩm lừng danh Das Kunstwerk im Zeitalter seiner technischen Reproduzierbarkeit của Benjamin, làm thế nào để hiểu được đây? Tôi không tin bất kỳ ai có thể hiểu tiểu luận ấy nếu không rành rẽ những gì liên quan đến một nhân vật rất bất ngờ: bà ngoại của nhân vật Marcel trong À la recherche du temps perdu. Tuyệt đối không có cách nào khác; mọi con đường khác đều chủ yếu chỉ để lộ một sự hiểu giả vờ mà thôi.
Đến lượt Benjamin: để hiểu được Benjamin, bắt buộc cũng phải thông qua Proust, một phần rất lớn. Chẳng hạn: tác phẩm lừng danh Das Kunstwerk im Zeitalter seiner technischen Reproduzierbarkeit của Benjamin, làm thế nào để hiểu được đây? Tôi không tin bất kỳ ai có thể hiểu tiểu luận ấy nếu không rành rẽ những gì liên quan đến một nhân vật rất bất ngờ: bà ngoại của nhân vật Marcel trong À la recherche du temps perdu. Tuyệt đối không có cách nào khác; mọi con đường khác đều chủ yếu chỉ để lộ một sự hiểu giả vờ mà thôi.
Feb 22, 2016
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3b)
ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ
tờ 3B
tờ 3B
+ hai phía của Albert Camus: phía Proust và phía Kafka;
từ Proust (chính xác hơn là từ bố của Proust, tức là giáo sư bác sĩ Adrien
Proust, người thường được miêu tả là hiền hậu; cuốn sách về vệ sinh và những
con chuột của Adrien Proust) Camus có được cuốn sách duy nhất còn chưa sụp đổ: Dịch hạch; lũ chuột làm nên Camus, chứ
không phải nắng Địa Trung Hải đầy đặc lừa phỉnh; phía Kafka là phía làm cho
Camus mất gần như tất cả: hiểu sai “hy vọng” thì mong gì nữa đây? kịch bản rất
hay thấy suốt một quãng thời gian dài: nhiều sự nghiệp văn chương tiêu tan vì
quá dễ dãi lấy thứ này hay thứ kia từ Kafka (García Márquez chẳng hạn); người từng
thực sự hiểu Kafka là [ba chuyên gia phụ trách đoạn này mất nhiều tiếng đồng hồ
mới lờ mờ đoán định được ở cái đoạn dường như bị xóa đi này một chữ T và một
chữ B - ndlr], và không bao giờ nói rõ sự hiểu ấy ra
Feb 21, 2016
Feb 20, 2016
RIP Umberto Eco
Tác phẩm mở (Opera aperta) của Umberto Eco, một tác phẩm từ rất sớm, khi Eco còn chưa viết tiểu thuyết, vẫn còn lại, là một trong những thời khắc đẹp trong cuộc đời đọc của tôi.
Không biết 50.000 quyển sách của Eco sẽ sống cảnh mồ côi này như thế nào.
Theo huyền thoại, cái họ "Eco" là viết tắt của cụm từ tiếng Latinh "Ex caelis oblatus", nghĩa là một món quà từ thiên đường.
Theo một cách nào đó, bản thân tôi cũng theo con đường "anti-library" của Eco (tự có một bộ sưu tập sách nên giảm nhẹ vai trò của thư viện, và một điều nữa: sách chưa đọc thì quan trọng hơn sách đã đọc, và đọc lại thì quan trọng hơn rất nhiều). Có cảm giác, kể cả với những cuốn sách cần nhiều trích dẫn thông thái nhất, Eco cũng chỉ cần lấy sách có sẵn ở nhà mình ra đọc và chép lại những đoạn nào cần.
Tôi chưa bao giờ thích được văn chương của Eco, đối với tôi đó là một văn chương pop, không có gì đáng nói, và sẽ tan biến sớm, nhưng Eco lý thuyết gia văn học (từ rất sớm: sự "rất sớm" này làm nên một tính chất khác hẳn cho "lý thuyết", vì đó là trước khi lý thuyết trở thành một trò chơi rất rẻ tiền, như vài chục năm trở lại đây và nhất là hiện nay) và Eco người hiểu thế giới của sách, thì đối với tôi mãi mãi vẫn là cả một sự kiện.
về Umberto Eco, xem thêm:
ở đây
ở đây
ở đây
Không biết 50.000 quyển sách của Eco sẽ sống cảnh mồ côi này như thế nào.
Theo huyền thoại, cái họ "Eco" là viết tắt của cụm từ tiếng Latinh "Ex caelis oblatus", nghĩa là một món quà từ thiên đường.
Theo một cách nào đó, bản thân tôi cũng theo con đường "anti-library" của Eco (tự có một bộ sưu tập sách nên giảm nhẹ vai trò của thư viện, và một điều nữa: sách chưa đọc thì quan trọng hơn sách đã đọc, và đọc lại thì quan trọng hơn rất nhiều). Có cảm giác, kể cả với những cuốn sách cần nhiều trích dẫn thông thái nhất, Eco cũng chỉ cần lấy sách có sẵn ở nhà mình ra đọc và chép lại những đoạn nào cần.
Tôi chưa bao giờ thích được văn chương của Eco, đối với tôi đó là một văn chương pop, không có gì đáng nói, và sẽ tan biến sớm, nhưng Eco lý thuyết gia văn học (từ rất sớm: sự "rất sớm" này làm nên một tính chất khác hẳn cho "lý thuyết", vì đó là trước khi lý thuyết trở thành một trò chơi rất rẻ tiền, như vài chục năm trở lại đây và nhất là hiện nay) và Eco người hiểu thế giới của sách, thì đối với tôi mãi mãi vẫn là cả một sự kiện.
về Umberto Eco, xem thêm:
ở đây
ở đây
ở đây
Feb 19, 2016
Feb 17, 2016
Feb 15, 2016
Robert Walser: 07
Feb 13, 2016
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3a)
ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ
tờ 3A
tờ 3A
+ không bao giờ thực sự buồn, không bao giờ thực sự vui,
không bao giờ ăn quá no, không bao giờ quá đà, ấy chính là không phải đạo vậy
Feb 12, 2016
Feb 9, 2016
Kundera và tôi
Giờ đây, khi Kundera đã quen thuộc, thậm chí quá quen thuộc ở đây (trong cuộc phổ biến hơi có chút tràn lan ấy, tất nhiên có phần
đóng góp của tôi, một phần đóng góp không đáng kể), một vài điều nên được nói.
Feb 8, 2016
Văn chương miền Nam: boléro
xem thêm ở đây
tôi thuộc chính vào cái thế hệ mới chín, mười tuổi đã suốt ngày nghe "trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ, tàn đêm khói lửa", "Tây Ninh nắng nung người mà trận địa thì loang máu tươi", "thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ", "chiều mưa biên giới anh đi về đâu", hoảng hốt không hiểu nổi câu này định nói gì: "người đi khai phá nét kiêu sa", một cái gì đó tương tự như: "và giờ đây Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã trở lại trong những ca khúc nồng nàn tình ái", và nhất là "mẹ ơi con xuân này vắng nhà"
tôi thuộc chính vào cái thế hệ mới chín, mười tuổi đã suốt ngày nghe "trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ, tàn đêm khói lửa", "Tây Ninh nắng nung người mà trận địa thì loang máu tươi", "thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ", "chiều mưa biên giới anh đi về đâu", hoảng hốt không hiểu nổi câu này định nói gì: "người đi khai phá nét kiêu sa", một cái gì đó tương tự như: "và giờ đây Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã trở lại trong những ca khúc nồng nàn tình ái", và nhất là "mẹ ơi con xuân này vắng nhà"
Feb 5, 2016
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Tôi từng nhắc đến một quãng miền Nam tranh luận về dịch thuật, tập trung vào tờ phụ trương của tạp chí Văn, chủ yếu có thể gọi là "nhị Trần chiến nhị Phùng" (xem thêm ở đây).
Ai muốn đọc bài Trần Phong Giao mắng Phùng Khánh (liên quan đến Salinger), Trần Thiện Đạo mắng Phùng Thăng (liên quan đến Jean-Paul Sartre) thì có thể liên hệ với tôi.
Ai muốn đọc bài Trần Phong Giao mắng Phùng Khánh (liên quan đến Salinger), Trần Thiện Đạo mắng Phùng Thăng (liên quan đến Jean-Paul Sartre) thì có thể liên hệ với tôi.
Feb 3, 2016
Lòng yêu nước
Cứ lâu lâu, lại đến một đợt, rất nhiều nhân vật lên cơn yêu nước, họ nhăn nhó mặt mày, họ đẻ ra bao nhiêu thứ hay ho và được không biết bao nhiêu người say mê. Cho tôi hỏi chút, khi làm thế, có phải các bác cảm thấy gì đó giống như tình cảm dâng lên lâng lâng trong mình, một bầu máu nóng sôi lên, rần rật chảy tứ tung, có phải không?
Từ lâu, các thiên tài tâm thần học chuyên nghiên cứu con người đã hiểu, đó chính là những triệu chứng không thể chối cãi cho một cái chứng, gọi là kitsch. Cứ yên tâm, chứng này không gây chết người, thậm chí ai mà mắc thì lại hay sống lâu nữa cơ. Sống rất lâu, thọ tỉ nam sơn gì gì đó. C'est connu.
Cứ đến độ này trong năm, tôi lại hay nghĩ đến Romain Gary (xem ở đây và ở đây). Vậy nên, một cách hết sức logic, dưới đây sẽ là vài lần nho nhỏ Kacew bàn về lòng yêu nước. (Trích từ tiểu thuyết Adieu Gary Cooper, tức là "Vĩnh biệt Gary Cooper", tức là tập thứ hai trong bộ tiểu thuyết lấy tên chung Hài kịch Mỹ, mà tôi thích gọi là Tấn trò Mỹ hơn, theo truyền thống trác tuyệt của những cuốn sách ngày xưa, tên chẳng hạn Mỹ mà xấu etc.; nhiều người tưởng "giai đoạn Émile Ajar" mới xuất sắc, nhưng nghĩ thế là hoàn toàn nhầm, là chưa hiểu gì về Romain Gary hết).
Từ lâu, các thiên tài tâm thần học chuyên nghiên cứu con người đã hiểu, đó chính là những triệu chứng không thể chối cãi cho một cái chứng, gọi là kitsch. Cứ yên tâm, chứng này không gây chết người, thậm chí ai mà mắc thì lại hay sống lâu nữa cơ. Sống rất lâu, thọ tỉ nam sơn gì gì đó. C'est connu.
Cứ đến độ này trong năm, tôi lại hay nghĩ đến Romain Gary (xem ở đây và ở đây). Vậy nên, một cách hết sức logic, dưới đây sẽ là vài lần nho nhỏ Kacew bàn về lòng yêu nước. (Trích từ tiểu thuyết Adieu Gary Cooper, tức là "Vĩnh biệt Gary Cooper", tức là tập thứ hai trong bộ tiểu thuyết lấy tên chung Hài kịch Mỹ, mà tôi thích gọi là Tấn trò Mỹ hơn, theo truyền thống trác tuyệt của những cuốn sách ngày xưa, tên chẳng hạn Mỹ mà xấu etc.; nhiều người tưởng "giai đoạn Émile Ajar" mới xuất sắc, nhưng nghĩ thế là hoàn toàn nhầm, là chưa hiểu gì về Romain Gary hết).