Trong mắt một người như Balzac, chủ nghĩa lãng mạn Đức, về cơ bản, đồng nghĩa với "trò ủy mị kiểu Đức", lẩn thẩn, oặt oẹo, đàn bà (sensibleries allemandes) (xem thêm ở kia); điều hài hước là khoảng nửa thế kỷ sau đó, Nietzsche, trong quãng thời gian ở Nice, đọc một loạt nhân vật Pháp, nhất là Sainte-Beuve, cũng sẽ thấy rất nhiều "tính chất đàn bà". Nhưng ở một khía cạnh khác, các nhân vật Đức lại rất hard-core:
Balzac sinh năm 1799 (ta đừng quên cái mốc này, vả lại nó rất dễ nhớ), nghĩa là sau Hölderlin và Novalis chừng ba mươi năm; Hölderlin và Novalis chính là cùng thế hệ với Chateaubriand và Benjamin Constant. Giải thích cho việc chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện ở Đức sớm hơn ở Pháp (một chút), Philippe Muray, tác giả cuốn sách Céline, trong Le XIXe siècle à travers les âges, cho rằng sở dĩ vì thế là bởi người Đức rất dễ đồng lòng nhất trí trong nhiều chuyện: người Pháp còn mải cãi nhau thì người Đức là làm xong mọi việc rồi, rất hiệu quả :p Điều mà Muray nói nghe hơi giống nói đùa, nhưng thật ra rất đúng: Hölderlin và Novalis đều tập trung về Jena (tức là Iéna trong tiếng Pháp), cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 người Đức tập trung rất nhiều ở Jena, và các nhân vật ở đây đều không phải ất ơ: chẳng hạn như triết gia Fichte, mà Hölderlin gọi là "Titan của Jena". Tất nhiên, còn vài nhân vật nữa, chẳng hạn Hegel. Không lâu sau quãng thời gian này, Napoléon còn khiến Jena trở nên nổi tiếng hơn, đó là trận Iéna (Iéna, cũng như vô vàn địa danh và tên người xoay quanh Napoléon, trở thành tên một địa điểm ở thành phố Paris, đó là cây cầu Iéna bắc qua sông Seine).
Nhưng Balzac, cũng như Stendhal trước đó, coi trọng các nhân vật người Anh hơn nhiều. Coi trọng các nhà thơ Anh, nhất là lord Byron, và lấy cảm hứng lớn lao từ Ý: đó là một nét đặc trưng của các nhà văn lãng mạn Pháp. Tuy nhiên, Madame de Staël, nhân tố quyết định của chủ nghĩa lãng mạn sơ khởi, quay về phía Đức rất mạnh mẽ. Câu chuyện Pháp-Đức thì cũng phong phú như câu chuyện Hà Nội-Sài Gòn. Một nhân vật Đức thế hệ về sau, một kết tinh lớn của chủ nghĩa lãng mạn, sẽ đặc biệt gắn bó với nước Pháp: Heinrich Heine - một "nhân tố hòa giải" không nhỏ, hòa giải đồng thời gây thêm nhiều khúc mắc mới. Rilke, mà trong ảnh là Malte Laurids Brigge, trong bản dịch tiếng Pháp của Maurice Betz in từ khi Rilke còn sống, là thêm một sự tiếp nối vô cùng đa dạng sự giao nhau của văn chương Đức-Pháp (xem thêm ở kia về mối quan hệ này).
Novalis, mà Henri d'Ofterdingen (Heinrich von Ofterdingen) huyền hoặc là một hành trình nội tâm, thậm chí một "hành trình tâm linh" thu nhiếp lấy những "anh hoa" của một vùng đất nước Đức, có trải nghiệm nấm mồ rất đặc biệt. Dường như chủ nghĩa lãng mạn có một cái gì đó rất liên quan đến các nấm mồ. Novalis sống trong mồ, Emerson cũng thế, Chateaubriand hay Auguste Comte cũng không khác. Novalis lại cũng liên quan rất nhiều đến hoa: bàn về Les Fleurs du Mal của Baudelaire, Muray viết: "Tất cả mọi con người thời ấy phóng huyễn hoặc lên những bông hoa. Lamennais, Sénancour. Bông hoa xanh (La Fleur bleue) của Novalis. Bông hoa Falberg mà Minna hái lấy khi đi cùng Séraphîtus." Bông hoa Falberg thì nằm trong Séraphîta của Balzac như ta đã thấy ở kia, bông hoa xanh của Novalis thì nằm trong chính Henri d'Ofterdingen. Rồi Hoa cúc xanh, rồi, vẫn chưa hết, cứ như là tình cờ, một cuốn tiểu thuyết của Raymond Queneau tên là Les Fleurs bleues.
Trong tiếng Việt từng có mấy nhân vật này chưa? Novalis thì tôi chưa thấy bao giờ, Rilke: xem ở kia; còn Hölderlin? Ta sẽ nghĩ là có, khi thấy Một thoáng nàng, xem ở kia: nhưng đấy giống như là lừa đảo đấy, cứ tưởng Hypérion nhưng hóa ra là mấy mẩu mấy đoạn lấy từ một tờ tạp chí nào đó. Lịch sử dịch thuật Việt Nam có nhiều sự lừa đảo không? rất nhiều.
Và lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam thì sao? nhất là trong những gì liên quan đến văn chương nước ngoài? Còn có nhiều sự lừa đảo hơn nhiều. Tôi từng nói đến một tội ác trong những gì liên quan tới Victor Hugo ở Việt Nam, rồi thêm một tội ác nữa, đó là những gì ở địa hạt "lý thuyết văn học" (xem ở kia). Nhưng bản kê khai ấy vẫn còn lâu mới đủ. Trong các tội ác của nghiên cứu văn học tại Việt Nam, có tội ác liên quan chính đến "chủ nghĩa lãng mạn". Nhưng những gì được dạy dỗ và bàn luận ở Việt Nam đâu có phải "chủ nghĩa lãng mạn"? Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới "đặc sản" phân chia hiện thực-lãng mạn kinh điển. Nhưng đó đâu phải là chủ nghĩa lãng mạn?
Hölderlin gây rất nhiều phiền toái:
Heidegger đối với tôi là một nhân vật hết sức gớm ghiếc, là một trong những người tôi tránh ngay lập tức nếu có thể tránh (tương tự Borges hay Nabokov), nhưng bao nhiêu lâu rồi vẫn cứ phải công nhận, không thể tránh Heidegger nếu muốn động tới Hölderlin (và kể cả trong trường hợp Paul Celan).
À, mà tại sao Martin Heidegger gớm ghiếc? Đấy là bởi... à mà thôi, chuyện này cần nói kỹ.
Và tại sao tôi cứ trở đi trở lại quãng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 này? Thì là vì, ít nhất là một phần (nhưng là một phần không nhỏ), đây cũng chính là quãng tồn tại của một nhân vật. Một nhân vật rất bất ngờ, và cả thế giới đều thấy chẳng có liên quan gì hết: Nguyễn Du.
Nhưng có thật là không liên quan? Nhưng việc Nguyễn Du chưa từng bao giờ ngồi nghe Fichte giảng bài đâu có ngăn cản Nguyễn Du cũng là con người của các nấm mồ? Không, nhất quyết, Nguyễn Du chính là một nhà lãng mạn chủ nghĩa, và là một nhân vật lãng mạn lớn. Người ta đồng loạt xếp Nguyễn Du vào "văn chương cổ điển", rồi "trung đại". Nhưng có phải là như thế không? Đâu có. Vả lại, nguyên nhân nào khiến Nguyễn Du là cổ điển? Chẳng phải chính là bởi Nguyễn Du lãng mạn à? Nếu thực sự lãng mạn, người ta ngay lập tức là cổ điển, hay nói đúng hơn, nếu thực sự lãng mạn, cùng lúc người ta cũng cổ điển. Một yếu tính lớn mà loạt "đọc Kiều" của tôi sẽ chỉ ra nằm ở chỗ: Nguyễn Du chính là nhân vật duy nhất trong văn chương Việt Nam tính cho tới rất gần đây bao chứa được cái mà người ta gọi là "sublime". Và Nguyễn Du "sublime" một cách vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng đến kinh ngạc. Và, "sublime" nghĩa là gì? hãy hiểu rất đơn giản: ta có cái gọi là "đẹp" (hay "mỹ" gì đó), nhưng cái đẹp đó cần phải đi thêm một bước cuối cùng, một bước rất nhỏ nhưng cực khó, thì mới tới được sublime. Sublime là một cái gì đó ở bên trên cái đẹp, nó rất nhỏ, nhưng nó quyết định về đẹp.
Nguyễn Du, rồi sau đó là Nguyễn Tuân.
Hölderlin và Novalis, rất đương nhiên, nhưng đặt Rilke vào đó thì kể cũng hơi quá tay. Ta hãy nghĩ tới một nhân vật thần sầu quỷ khốc khác, Georg Trakl:
NB. mới thêm rất dài dài dài dài Một người con gái của Eva (cuộc sống vợ chồng của Marie-Eugénie và chủ ngân hàng du Tillet được phác họa bằng vài nét chính rồi chuyển sang, rất chi tiết, đoạn đầu cuộc sống chung giữa Marie-Angélique và nhà quý tộc Félix de Vandenesse), Một vụ việc ám muội (cuối cùng, Michu đã gặp được nữ bá tước Laurence de Cinq-Cygne, họ sẽ nói chuyện gì với nhau, và nói chuyện với nhau ở nơi nào?) và Vĩnh biệt (tại sao phát súng bất cẩn lại làm cả người phụ nữ kỳ lạ (có vẻ) điên hoảng sợ và đồng thời làm một quân nhân như đại tá de Sucy lăn ra bất tỉnh? và ta sẽ mau chóng trở ngược thời gian đến cuộc tháo chạy của đội quân Napoléon khỏi nước Nga)
László Krasznahorkai-Jean Améry-Danilo Kiš
xây cổ-loa mới có gặp ông kim-quy cho gửi lời chào và mời "chén rượu nhạt" nhé. về "trải nghiệm nấm mồ" hình như nó là gene pool của cái "nòi tình" ấy. vì có lúc cứ nghĩ là cái tiềm thức gì đó. "Passe passe passera..."
ReplyDeleteđời Novalis có đoạn viết nhật ký từng ngày sau khi "nàng ấy" chết đi
ReplyDeleteEmerson chui luôn vào mộ nàng ấy
Clotilde của Comte chết, ngày ngày ngài cúng giỗ, từ "thực chứng hard-cord" bỗng biến thành tôn giáo mới, làm hai môn đệ chạy mất dép, là John Stuart Mill và Émile Littré
Clitorus của Conte chứ nhể
DeleteThật không tiếc khi bỏ thời gian ra đọc bài viết của bạn, rất hay. Mình mong bạn sẽ có bài viết về chủ đề cảm cúm children cold & flu, đó là vấn đề mình đang quan tâm. Cám ơn tác giả !
ReplyDeletequá đỉnh luôn
Deletetrong Andersen cũng có nhiều bông hoa biết nói và nhiều thế giới chỉ sống dậy lúc nửa đêm
ReplyDeleteIt has rained all night long. Great increase of verdure and of life. At about seven o'clock I strolled along the borders of the pond. The trees which bent over the water were slowly dripping, and each drop fell on the smooth surface with a gentle echo which had something plaintive about it. One would have said that the trees, having wept all night, were letting fall their last tear.
ReplyDelete" Do you know," said M. Féli, on the evening of day before yesterday, " why man is the most suffering among all creatures ? It is because he has one foot in the finite and the other in the infinite, and that he is torn asunder, not by four horses, as in certain horrible times, but between two worlds." He also said to us, on hearing the clock strike, " If one were to say to this clock that in an instant it would be destroyed, it would none the less strike its hour until that instant had arrived. My children, be like the clock : whatever is to happen, always strike your hour."