Feb 27, 2013

(Những mối quan hệ nguy hiểm) Laclos trong thế kỷ XVIII

Nhân tròn thêm một triệu view nữa, nhân vì cứ canh cánh về vụ đóng góp cho cộng đồng mãi vẫn ì ạch bởi bao nhiêu chuyện dấm dớ đã xảy ra, nhân mày mò trong cái thế kỷ XVIII (nhất là Jean-Jacques Rousseau) cũng đã lâu, tôi bắt đầu cho lên đây những mày mò theo một hướng khác hẳn với Jean-Jacques Rousseau, liên quan đến Choderlos de Laclos.

Cách này là đi ngược hẳn lại, tìm hai đối cực của nhau. Khoảng cách thời gian khiến việc này có thể dễ dàng hơn, chẳng hạn, so với chuyện xảy ra ở nửa sau thế kỷ XX.

Jean-Jacques Rousseau không phải tác giả phong tình (tuy đọc các tác phẩm văn chương của Rousseau có thể thấy rất rõ tính chất gợi dục) trong khi Laclos đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử văn chương phong tình thế kỷ XVIII, văn chương phong tình Pháp và cả truyền thống văn chương phong tình thế giới nói chung, với bộ Les Liaisons dangeureuses (Những mối quan hệ nguy hiểm), mà hẳn rất rất nhiều người đã quá biết nội dung, vì điện ảnh đã cho ra đời không biết bao nhiêu bộ phim chuyển thể từ Les Liaisons dangereuses, một tác phẩm văn chương thực sự được điện ảnh chiều chuộng.

Cà phê


Nhân có Starbucks đi vào Việt Nam, dư luận bỗng trở nên thật ồn ào. Một nhà văn đã viết rằng thế kỷ XX là thế kỷ của dã man và của các thương hiệu. Thế kỷ XXI thì chắc hẳn lại là thế kỷ của các thương hiệu dã man, vì cách đây ít năm ông Friedman trong quyển sách danh tiếng “Thế giới phẳng” đã cả quyết rằng những nước nào có McDonald thì không bao giờ gây chiến với nhau, tức là nhấn mạnh vào tính “chủ hòa” của nền kinh tế thế giới. Starbucks lại gây ra một bầu không khí “chủ chiến” rất rõ rệt, thế mới lạ. Người ta đã làm cho mọi sự giống như là uống Starbucks đồng nghĩa với không yêu cà phê “chân chính”, và qua đó cũng đồng nghĩa với không yêu nước.

Trong sự nhiệt thành đậm mùi vị quốc gia chủ nghĩa và cũng không ít phần ngây thơ này lẽ dĩ nhiên ý kiến của những người uống cà phê để sống hằng ngày chẳng mấy được quan tâm đến, trong khi chính họ mới quyết định phải uống cà phê gì, uống như thế nào, một mình hay với bạn, chẳng liên quan gì đến những cuộc chiến “võ mồm” trên báo chí và Internet. Làm gì có chuyện một kiểu cà phê cứ tuyên bố mình là nhất thì đương nhiên nó là nhất được.

Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (V-VI)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:

- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

- Những người không biết đọc.


Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (III-IV)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:

- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

- Những người không biết đọc.

Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (I-II)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:

- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

- Những người không biết đọc.


Feb 24, 2013

Trưng bày sách (2) Mỗi thời có một lời mời

Không biết sách của một thời ảnh hưởng đến mức nào tới con người của thời ấy xét trên nhiều phương diện, nhưng hẳn là có ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là trong sự hình thành gu thẩm mỹ. Điều này nhiều khi mang tính chất quyết định cho một nền văn hóa ở mỗi giai đoạn.

Hôm trước là một thời của miền Nam Việt Nam trước 1975, thời có rất nhiều sách triết học. Thật ra mảng sách đó tương đối không dễ tìm, có được chừng chục tác phẩm thì đơn giản, nhưng hơn thế là không dễ nữa.

Còn ở miền Bắc, suốt một thời là như dưới đây; hẳn rất nhiều người còn rất nhớ những hình ảnh như thế này:

Feb 21, 2013

Trưng bày sách (1) Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

Mở một mục mới trưng bày sách, cho nó có chủ đề chủ điểm tập trung, chứ không như loạt "Sách" trước đây nữa. Vả lại, loạt kia đánh số La Mã, đến những số lớn thì giỏi toán như tôi cũng bắt đầu thấy loạn :p

Mục đích chính của mục này là soi lại những khoảng nhất định trong văn học sử, bổ khuyết vài chỗ trống, hoặc nếu lực bất tòng tâm thì coi như là bày ra một chỗ trống.

Trước tiên là Vũ Hoàng Chương, mà tôi coi là nhà thơ lớn của dân tộc, nhưng sau này, gần đây, ngoài Mây và Say người ta đâu có biết gì nữa. Thêm chút Ta đã làm chi đời ta, hồi ký không mấy cặn kẽ. Thế nhưng Vũ Hoàng Chương có sự nghiệp đồ sộ khủng khiếp, có một thi giới bát ngát tuyệt mỹ, những ngôn từ xiển dương cho cả một lịch sử tiếng Việt.

Năm 2006, tôi đi tra ở kho tư liệu của Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam, không thấy có cái gì về Vũ Hoàng Chương hết. Chưa yên tâm, tôi hỏi vài người trong giới nghiên cứu, họ cũng khẳng định là chẳng có gì đâu.

Feb 18, 2013

Sách tháng Hai 2013


1. Phan An Sa. Nắng được thì cứ nắng. Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn. Phương Nam & NXB Tri thức. 687 tr., 170.000 đ. Lại Nguyên Ân viết “Lời giới thiệu”.

Với cá nhân tôi, tháng vừa rồi quá dễ “xử” vì tôi đã tìm ngay ra được “cuốn sách của tháng”.

Phan Khôi, càng nhìn càng thấy là một con người vĩ đại của lịch sử Việt Nam. Một nhân vật bị khuất lấp, bởi vì thật ra lịch sử rất bất công, chẳng có cái mai hậu công bằng nào ở đâu ra cả.

Cuốn sách của Phan An Sa (con trai của Phan Khôi) “cắt” hành trạng của Phan Khôi từ 1936 trở đi cho đến khi Phan Khôi qua đời năm 1959. Lựa chọn ấy là hợp lý trong tình trạng nghiên cứu Phan Khôi hiện nay, vì bộ sách của Lại Nguyên Ân đã đi đến năm 1932, gom gần đủ các bài báo của Phan Khôi cho đến năm ấy, và đã có một sưu tập Sông Hương do Phạm Hồng Toàn thực hiện trước đây. Năm 1936 là năm Phan Khôi, sau chừng hai mươi năm lăn lộn với những tờ báo, lần đầu tiên trở thành chủ nhiệm báo, tức là chủ nhiệm Sông Hương. Đọc sách của Phan An Sa (kỹ càng và nhiều chi tiết hơn nhiều so với Nhớ cha tôi Phan Khôi của Phan Thị Mỹ Khanh trước đây) ta sẽ biết Phan Khôi sống trong tình cảnh như thế nào trong quãng thời gian ra 32 số Sông Hương, cũng như biết Phan Khôi đã viết cuốn tiểu thuyết duy nhất của đời mình, Trở vỏ lửa ra bảo vệ người phụ nữ trong hoàn cảnh ra sao (cuốn này sau in ở Phổ thông bán nguyệt san). Cuốn sách cũng gần như khẳng định chắc chắn Phan Khôi bắt đầu viết báo từ Đăng cổ tùng báo, một điều còn tồn nghi cho đến nay, tuy nhiên vẫn chưa đưa được chứng cứ cụ thể. Sự nghiệp của Phan Khôi có thật nhiều điểm đặc biệt, và ta đã bắt đầu hình dung sự nghiệp ấy có lẽ còn đồ sộ hơn cả một nhân vật hồi mấy năm vừa rồi đã được in lại rất nhiều tác phẩm: Đào Trinh Nhất (cùng Phan Khôi, Đào Trinh Nhất là một trong “tứ đại làng báo Nam Kỳ”); rất thú vị là trong cuốn sách của Phan An Sa có kể chi tiết Phan Khôi phê bình Đào Trinh Nhất về quyển Phan Đình Phùng. Có điều Phan Khôi gần như không in sách trong cả cuộc đời mình, vĩnh viễn giữ vai trò “con người của các tờ báo”.

Nhan đề cuốn sách rút từ bài thơ mà Phan Khôi làm năm 1956:

Feb 16, 2013

Nhạc sĩ Phạm Duy


Nhạc sĩ Phạm Duy với tôi là một nhân vật lịch sử quan trọng của nhiều giai đoạn lịch sử Việt Nam nhiều hơn là nhac sĩ Phạm Duy, nhạc Phạm Duy tôi không thể hâm mộ được. Xung quanh Phạm Duy thật là lắm câu chuyện, chẳng hạn như về gia đình ông.

Nhưng dĩ nhiên, vẫn phải nhìn nhận Phạm Duy là một nhạc sĩ, một nhân vật lịch sử ở tư cách nhạc sĩ.

Feb 14, 2013

Của nả thuở nhỏ


Một câu thật ám ảnh suốt thời tôi còn nhỏ: “Tã đẹp nói dối”. Đây hẳn là đầu tiên ý vị chua chát, mặt trái của cuộc đời dần dần hiện lên, đe dọa đè lấp những hình ảnh kính vạn hoa lấp lánh trong cái nhìn trẻ con. Tại sao tã đẹp lại đi nói dối, tại sao tã lót lại đẹp, và lại đi nói dối. Cuộc đời này thật ra phũ phàng, những truyện đọc thuở nhỏ ngoài việc mở rộng phạm vi cái nhìn còn giúp con người ta lờ mờ có nhận thức về sự phũ phàng ấy.

“Tã đẹp nói dối” là tên một chương trong cuốn truyện Không gia đình của Hector Malot. Sau này tôi mới biết, tuổi nhỏ của miền Nam trước đây biết quyển truyện này qua cái tên Vô gia đình; suốt một thời bọn trẻ con miền Bắc đọc truyện dịch của Hoàng Thiếu Sơn, thì bọn trẻ con miền Nam đọc truyện dịch của Hà Mai Anh, một người tôi mới được biết là đã qua đời đúng vào năm 1975. Hector Malot và Jules Verne, và cuốn truyện của Amicis ở miền Bắc dưới bàn tay Hoàng Thiếu Sơn tên là Những tấm lòng cao cả, ở miền Nam dưới bàn tay Hà Mai Anh nó tên là Tâm hồn cao thượng. Tôi từng gặp Hoàng Thiếu Sơn một lần, lúc tôi còn rất bé, còn ông ấy đã rất già, trên một căn gác nhỏ chất đầy sách, ông ấy và ông Lê Bá Thảo là những đại thụ của ngành địa lý, tôi theo bố tôi đi chúc Tết thầy, hồi ấy tôi chưa biết được rằng mình được hưởng nhiều lợi ích thế nào từ ông già cô đơn ấy, người không chỉ đã dịch Những linh hồn chết của Gogol, bộ sách mở toang cho tôi cả một thế giới thảm đạm, mà còn đã dịch Cuộc lữ hành kỳ diệu về cậu bé Nils Holgersson, mở ra cả một thế giới lấp lánh, nhưng thật ra cũng vô cùng ảm đạm. Hai tập sách ấy, một màu xanh, một hồng nhạt, là quà tặng cho tôi năm tôi chừng mười tuổi.

Feb 9, 2013

Năm cùng tháng tận

Già rồi, giờ chỉ cần thế này là vui:



Quyển đỏ là bản đầu, còn quyển vàng là bản vừa in lại gần đây.

"Nàng là một bô-tê, vì chữ hoa-khôi chưa có."

Tâm trạng ngày Tết:

"Khi trẻ, ham Tết bao nhiêu, đêm không ngủ chờ mau được chơi pháo, và khi già, sợ Tết bấy nhiêu, không phải sợ cái chết đâu, nhưng vẫn sợ: sợ trách nhiệm thi phải được đỗ, sợ bổn phận làm Người, làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, đến khi già cúp hàm thiếc, lại sợ không tiền lì xì cho cháu."

Đọc Vương Hồng Sển, thỉnh thoảng lại mắc những từ không luận được, ví dụ:


"một bạn trẻ chơi đồ cổ, bị mắc còng li tiếc"


Nghĩa là bị còng tay bắt giam, nhưng "li tiếc" có thể là phiên âm của từ gì nhỉ? Như "bô-tê" trên kia thì dễ, là "beauté" mà ra.

Feb 8, 2013

Đỏ: Sơ kết

Trùng dịp sơ kết học kỳ một ở các trường, tôi cũng muốn sơ kết tình hình xuất hiện cuốn Đỏ của Nguyễn Dương Quỳnh, debut đầu tiên của tôi.

Trước tiên là trong một bài viết của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên tờ Sài Gòn tiếp thị.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhanh chóng miêu tả Đỏ như một bộ phim, nhân tiện nói xấu tôi ở đoạn cuối.

Trên Reading Cafe.

Trên blog của Cậu Ấm Thơ Ngây Vũ Ánh Dương.

Feb 5, 2013

Italo Calvino và niềm vui cuối năm

Dịp cuối năm này, dù đang say sưa Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi hay bi thương Bí mật bị thời gian vùi lấp, dù phơi phới xen lẫn ngậm ngùi ngắm ảnh Maika Elan trong The Pink Choice hay đau đầu nhức óc một cách đê mê khoan khoái đọc Đám đông cô đơn, thì cũng không nên quên rằng năm vừa rồi, Italo Calvino đã làm (một bộ phận không nhỏ) độc giả Việt Nam sung sướng với chàng hiệp sĩ tuy không hiện hữu nhưng lại rất hiện diện, cuốn tiểu thuyết của năm 2012, theo tôi: Hiệp sĩ không hiện hữu, cái kết tuyệt đẹp cho bộ Tổ tiên của chúng ta.

Câu chuyện bộ ba tiểu thuyết ấy tôi từng kể sơ qua.

Và, cũng như mọi con người tuyệt diệu, Italo Calvino, đã qua đời từ lâu, vẫn có khả năng mang lại niềm vui bất tận cho hậu thế. Lần này Calvino chuyển tới một thông điệp cho riêng độc giả Việt Nam, qua một tín sứ bất ngờ.

Feb 4, 2013

Viết điểm sách


Hôm trước lỡ miệng, bảo rằng sắp tròn một vụ nên sẽ viết một cái note dài về điểm sách, book review các thứ, nói xong rồi hối quá là hối :p

Nhưng trước hết, “tròn một vụ” tức là tròn một vụ thật (thực tình tôi toàn nói rất thẳng thắn không ẩn ý nhưng chẳng hiểu sao cứ bị mang tiếng thứ nhất là viết lách khó hiểu thứ hai là viết gì mà lòng vòng lèo vèo lê thê không đứt đoạn nhiều khi lại còn thiếu súc tích với cả lại cả trích dẫn tên tuổi này kia sao mà nhiều thứ ba là lắm lúc cứ viết một lèo chẳng chịu chấm phẩy gì cả, làm gì có chuyện ấy, các bác công nhận không :p), tròn trịa và dứt điểm (phương châm năm nay là gì các bác đã biết chưa: Dứt điểm - Chính xác - Tươi tắn; nếu mà còn chưa biết thì coi như bây giờ biết rồi đó :p).

Nói vậy thôi, tôi cũng thẳng thừng mà đính chính ngay: những ai bảo tôi hay trích dẫn là rất ngớ ngẩn, tôi căm thù tất cả các thể loại danh ngôn, sổ tay ghi chép danh ngôn, lời hay ý đẹp lời ngọc ý vàng ngọc chả châu phun, và tôi chính là reviewer ít trích dẫn nhất cái nước Việt Nam này. Tôi đã thống kê rất chi tiết rồi, nên khỏi phải cãi đi :p