Real World là thêm
một lần nữa Natsuo Kirino chơi khăm độc giả. Bệnh tật gì đâu :) Quyển này lấy
lại sơ đồ của Out, chồng chéo lên
nhau các suy nghĩ và cảm giác, gỡ dần các mối rối và buộc rối lại những đoạn
chỉ thẳng. Và sơ đồ mẫu của nó là Lã Sanh Môn.
Tuy nhiên, đến Real World
thì tôi hoàn toàn hiểu Natsuo Kirino. Thấy nhẹ cả người vì quả nhà văn này ám
tôi đến là lâu. Giờ biết được rõ tại sao lại thế, nghĩ ra được cấu trúc truyện
của bà ấy, là thấy thoát.
Với tôi, đây là một nguyên tắc nền tảng của đọc, và của điểm
sách. Tôi rất muốn viết một cái note dài về vấn đề viết điểm sách nghĩa là như
thế nào, cho tròn một vụ :p nhưng thôi nói luôn ở đây một ý quan trọng: một tác
giả, nếu bạn đọc đến quyển thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi hiểu ra họ đang làm gì,
hiểu rất rõ, thì tức là bạn nắm được rồi. Thường chỉ đến vậy thôi, nếu đến
quyển thứ năm vẫn chưa nắm bắt được, thì nên bỏ đi, chỉ có thể đó là một nhà
văn quá lớn, không thể bắt chước, hoặc là một thằng hề, vì viết văn mà không có
một cái gì nền tảng thì cũng là thứ đáng vứt đi thôi.
Real World có một
vụ giết người mở ra câu chuyện, và khép lại với vài cái chết nữa. Cả câu chuyện
minh họa cho một câu trong đó: “Thế giới này khó chịu lắm. Khó chịu đến mức
không thể tin nổi”. Bạn hiểu tôi định nói gì rồi đấy :p
Nocturnes lại là
của một người có dính Nhật Bản: Kazuo Ishiguro. Cho đến giờ, Remains of the Day vẫn chưa có tiếng
Việt để tiếp nối Never Let Me Go (Mãi
đừng xa tôi), may mà có Nocturnes,
tức Dạ khúc - năm câu chuyện về âm nhạc
và đêm buông. Những câu chuyện trong này có thể gây tức thở khủng khiếp, vì
quá quá mức tinh tế. Tony Gardner về già, gondola và hát bên cửa sổ, từng ấy
chất liệu cũ kỹ, thế mà Ishiguro vẫn biến Venice thành được một cái gì đó thật
lạ, không phải cái thành phố trơ trụi không cây, piazza nối tiếp piazza, ngôi nhà
John Ruskin từng ở, quãng nào đó có thể trông sang San Giorgio, mà là Venice của
hoài niệm, của mất mát thấy trước, tuổi già và “sự vận hành của thế giới”. Quyển
này thực sự tôi ngại recommend cho những ai mắc các chứng bệnh liên quan đến
phế quản :p
Giở Đoạn kết đã thấy
(The Sense of an Ending) đọc lại, thấy còn hay hơn; Julian Barnes thuộc đúng
kiểu nhà văn mà ta có thể đọc quá năm quyển mà vẫn muốn đọc tiếp.
Real World
- Mad World (going nowhere, going nowhere, no expression, no expression, no
tomorrow, no tomorrow, no one knew me, no one knew me, mad world, mad world)
bác có hiểu cảm giác bắt gặp một người đọc, xem, nghe, cảm nhận giống mình không? Nó rất là...wtf
ReplyDeleteKiểu như các đường thẳng đan đan nhau, chập nhau nhiều điểm phơi phới ấy.
Em theo dõi các bài của bác khá đầy đủ, nói chung thi thoảng lại bị chột dạ đến bang bang bang. Lấy đó làm vui :)
cũng kinh, phải không bác :p
Deletehôm nào đi uống bia đi :d
Cuốn này khi nào xuất bản vậy cô ? :P
ReplyDeletequắn nào nhỉ? quắn Real World thì đang vào nhà in, quắn Nocturnes thì sắp vào nhà in, quắn Sense thì đang đợi cái bìa :p
Deletesense of an ending chuyển như thế chưa ổn lắm.
ReplyDeletecụm này quả là rất khó, nhưng theo tôi động từ "thấy" trong tiếng Việt, ở các trường hợp dùng cho đối tượng trừu tượng, gần bao hàm được ý "cảm nhận"
Deletechưa được đọc sách nên khó có thể nói tựa này dịch như thế nào, có thể bạn GM đọc rồi có cao kiến, nhưng nếu chỉ xét nguyên nghĩa của cụm này, thì sense chỉ về giác quan trong khi "thấy" thì cụ thể quá, nên tùy theo nội dung của truyện, có thể là "nhận thức" hoặc "dự cảm" (nhân bác Nhị Linh có nhắc đến ý "cảm nhận"). nhưng cái khó của cụm này không phải chỉ ở chữ "sense", mà còn ở chữ "an" nữa - đó chỉ là "một" trong một vài kết cục. nên tùy thuộc ở nội dung của truyện, nhưng tôi mạo muội đề xuất là "dự cảm về một kết cục"
Deletemình đúng là hơi nhiều chuyện. lúc trước comment ẩu vì chưa đọc cái trả lời comment trên của bạn NL. giờ đọc mới biết quyển này đang đợi bìa thì cũng như ván đã đóng thuyền rồi. sorry nghen.
Deletekhông sao, đặt ra vấn đề suy nghĩ thêm thì càng tốt thôi
Deletenhững cái nhan đề không chuyển sang được một cách hiển nhiên thì giải pháp thông thường là đặt ra một cụm tiếng Việt bám chặt vào nội dung và ý nghĩa của câu chuyện mà người dịch và các biên tập viên cùng vài người được hỏi ý kiến thấy là ok nhất, "sense" là một trong những từ mệt mỏi nhất, giá có bác NSC ở đây, bác ấy sẽ nói rất hay về cụm từ này
em cafe với bác một lần rùi haha. Bác không đoán ra đâu hô hô. Bia ngày này thì lạnh lém :)
ReplyDeleteấy, đừng vội thế
DeleteHàng Bạc, Hà Nội?
Sai toét. Bác không nhớ nổi đâu. Thôi, đừng cố bác ạ :))
ReplyDeleteaha mình chỉ đã khoanh vùng được hai mối, loại được một mối thì đã biết chắc được rồi :p
Deleteem gần như chắc chắn bác không nhớ nổi. 95% đấy :))
ReplyDeleteĐoạn kết đã thấy, từ "đã" theo tôi, hỏng, phải là "cảm thấy sắp hết, vì là "ending" là "nom verbal"... đại khái như vậy, nhưng phải đọc cuốn sách thì mới có được cái tít vừa ý, không thì "Cai" thuốc phiện biến thành "Cai" tù, quản giáo mất!
ReplyDeleteơ, "đã" là ăn vào "thấy", đã thấy đoạn kết nghĩa là đoạn kết đang đến, chứ không phải đoạn kết đã đến đây rồi, chứ ạ
Deletetôi nghĩ trong tiếng Việt cái tên này hợp với câu chuyện, sau khoảng 4 hay 5 lựa chọn khác trước đó
hay là "Đã thấy đoạn kết" ?
DeleteThis comment has been removed by the author.
DeleteTheo chỗ tôi biết thì "Đã thấy đoạn kết" thực ra là một trong các lựa chọn đã được đặt ra, chưa kể đến những tên dài và lộ nguyên hình dịch mot-à-mot như: "Dự cảm/cảm thức về một đoạn kết"
ReplyDeleteNhưng theo tôi tiếng Việt cho phép đảo vị trí từ để âm sắc các từ vang lên có nhịp điệu và thơ hơn, chừng nào không ảnh hưởng đến ngữ nghĩa.
Nếu phân tích ngữ pháp ra thì "Đã thấy đoạn kết" và "Đoạn kết đã thấy" có khác nhau. Nếu diễn xuôi thì là một câu ẩn chủ ngữ, có vị ngữ là "đã thấy" và tân ngữ là "đoạn kết". Nếu đảo thì chỉ còn là cụm danh từ, trong đó "đã thấy" chỉ là định ngữ của danh từ "đoạn kết" thôi. Nó không sát được với tên gốc vì không giữ được ý nhấn mạnh vào "Sense" thay vì "ending" nhưng có được cảm giác chung gần nhất với cả cái tên gốc, dù hơi thô.
Một cách khác đó là đặt hẳn tên mới không dính dáng gì đến tên gốc, nhưng thực sự nhan đề sách trong trường hợp này quan trọng đối với cả câu chuyện nên đó không phải là một giải pháp tốt.
Đấy là tôi thấy vậy ạ.
Chào bạn, tình cờ ghé qua trang này mình rất ấn tượng với giao diện và cách trình bày nội dung trên website của bạn.Nhận thấy trang bạn đang rất có triễn vọng phát triễn ,mình đang sở hửu website 7phut.net và rất muốn liên kết với bạn bằng textlink idm moi nhat, crack idm,tang toc may tinh,thu thuat may tinh, vao facebook khong bi chan, vao blogspot
ReplyDeleteHy vọng sẻ được hợp tác lâu dài với bạn, xin liên hệ với mình qua email bq.truyen@gmail.com nhé !
Và sơ đồ mẫu của nó là Lã Sanh Môn.>> Lã Sanh Môn hay Trong rừng trúc?
ReplyDeleteBác NL nhắc đến bác NSC, chắc lâu quá bác NSC không xuất hiện trở lại. Bác NL tìm được "đối thủ" để thán phục, thi đấu quyền cước, nhưng thiếu NSC thì đã thiếu mất người trợ hứng, nâng đỡ và cả chỉnh lý cho bác. Kiếm đâu ra nữa giờ?:)) giang hồ cũng có lúc hiu hắt, ha :
ReplyDeleteĐọc gần hết 14 cuốn của Mạc Ngôn nhưng giờ không muốn đọc nữa, vì thịt chó mắm tôm ăn nhiều quá nặng bụng khó tiêu, còn phở của Murakami thì hiện xơi đến bát thứ hai chưa thấy ngán. GMS.
ReplyDeleteđợi xơi tiếp bát thứ ba bác nhé :p
DeleteBắt đầu thấy sợ bạn John Ruskin này rồi đấy.
ReplyDeleteVery good information. Lucky me I recently found your site by accident (stumbleupon).
ReplyDeleteI've saved as a favorite for later!
Tình cờ nhà có quyển Another, đọc mà không biết là horror để rồi lên cơn sợ toát mồ hôi lạnh (chắc lúc ấy đang sốt xuất huyết :v, mà cũng nhát gan). Đọc xong nó thấy đúng là Mad World thật, không thể chịu nổi. Cái sự bệnh của mình không là gì so với các anh Nhật, vậy mà tự ti cả một thời gian :))
ReplyDeleteDạo này lại thấy NL share link youtube, cũng share
https://www.youtube.com/watch?v=XFkzRNyygfk
(Nirvana-esque, cực thích bài này chỉ bệnh được đến thế)
Radiohead thì nhân vật của Haruki Murakami nghe suốt còn gì, try this:
ReplyDeletehttps://m.youtube.com/watch?v=1h5ePI_cvHk
Hóa ra là Mu thật à. Cũng đúng thôi, tay guitar của Radiohead (cái tay tóc dài ý) làm OST cho gỗ Nauy mà :v (phim bị NL chê thảm hại)
ReplyDelete