Aug 5, 2020

Trong lúc đọc Ezra Pound (1) Kulchur

(đã hoàn thành ngoặc to của "Chroniques HN: một phố")


"Tuần nào cũng nghe một fuga thì chỉ cần sau một năm kể cả tên-đầu-bò nhất cũng sẽ được chuyển hóa."

(Ezra Pound)



Trong lúc "trong lúc đọc Huysmans", tôi nghĩ đến một nhân vật khác cũng có một câu chuyện hết sức lạ thường: Ezra Pound; câu chuyện của Pound là một trong những câu chuyện hiếm hoi ngang cỡ với "câu chuyện Céline".

Tất nhiên, nói như tôi vừa nói rất dễ khiến người ta nghĩ đến những thứ như là cuộc đời, thậm chí số phận, etc. và vậy thì ngay lập tức rơi vào "vague general terms", tức là không gì phản lại Pound hơn được nữa. Tất nhiên, tôi không định thế. Vậy cho nên, sẽ là một cuốn sách cụ thể.

(một cuốn sách quan trọng của Pound, xem ởkia)


(tranh bìa là Gaudier-Brzeska)

một ấn bản của New Directions:


niên đại 1970 (printing thứ 8):


1970 thì có nghĩa Pound vẫn còn sống, nhưng sẽ qua đời không lâu sau đó.

Ấn bản đầu của Guide to Kulchur: 1938; năm 1938 thì có nghĩa Pound đã ở Ý từ lâu, và 7 năm nữa sẽ tròn 60 tuổi - Pound 60 tuổi cũng là thời điểm khởi đầu của một chặng khổ ải dài gần 15 năm.

"Preface" năm 1970 với lời nhắc James Laughlin:



"Nhất dĩ quán chi":


về riêng cụm từ ấy, xem ởkia; một nhân vật Việt Nam từng lấy bút danh Quán Chi: Đào Trinh Nhất

"Chính danh":


"Canti":


Pound luôn luôn nói hết sức chính xác về phê bình; trích từ Guide to Kulchur: "The supreme crime in a critic is dullness [...] The ignominious failure of ANY critic (however low) is to fail to find something to arouse the appetite of his audience, to read, to see, to experience." ("24. Exemples of civilization"). Đoạn ngay tiếp theo:


Năm 1938 là Guide to Kulchur, còn 1937 là Polite Essays. Trong Kulchur Pound nhắc đến hai text trước đó, How to ReadABC of Reading:


Nhưng Pound định làm gì với Guide to Kulchur? Pound hình dung về Paideuma, hay nói một cách dễ hiểu hơn, một "New Learning".

New Learning: tất nhiên có rất nhiều cơ sở để liên hệ điều này với Great Learning, tức là Đại Học (Khổng Tử). Đối với Pound, những gì thuộc về thế giới của Khổng Tử (Kung) thì là "of great sensibility". Nói ngắn gọn, Guide to Kulchur là thời điểm Pound nghi ngờ về ý. Đó cũng là lúc để Pound nối Khổng Tử với truyền thống Eleusis (you know: Demeter, Persephone etc.).

Trong sách thuộc kinh điển Khổng giáo, Pound quen thuộc hơn cả với Luận ngữ (các "analect") và Kinh Thi (các "ode") - và than thở mình đen đủi, phát hiện Kinh Dịch quá muộn. Tròn 60 tuổi, tức là năm 1945, Pound bị mấy người du kích Ý bắt, khi đang ngồi trước bàn làm việc. Pound chỉ cầm theo một quyển từ điển Chinese và Đại Học. Ngay sau đó sẽ là quãng thời gian thê thảm tại Pisa, rồi 13 năm bị nhốt ở Mỹ.

thêm một trang Kulchur:


(ngoài nhiều điều khác, ở trang này Pound nhắc đến Semmelweis, nhân vật đối tượng luận án tiến sĩ [y khoa] của Céline)




(còn nữa)





Leopardi: Canti
Nguyễn Tuân không
Mất mật khẩu
Kịch Thần (Dante)




Trong lúc đọc Huysmans (2) À rebours
Trong lúc đọc Huysmans (1)

Trong lúc đọc Kierkegaard (7) tự do
Trong lúc đọc Kierkegaard (6) Đầu và cuối
Trong lúc đọc Kierkegaard (5) Ultimatum
Trong lúc đọc Kierkegaard (4)
Trong lúc đọc Kierkegaard (3) về Andersen
Trong lúc đọc Kierkegaard (2) Diapsalmata
Trong lúc đọc Kierkegaard (1)

Trong lúc đọc Valéry (4)
Trong lúc đọc Valéry (3)
Trong lúc đọc Valéry (2) Teste
Trong lúc đọc Valéry (1)

Trong lúc đọc Goncourt (1)

Trong lúc đọc Sainte-Beuve (2)
Trong lúc đọc Saint-Beuve (1)

Trong lúc đọc Hermann Broch (2)
Trong lúc đọc Hermann Broch (1)

Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)

Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)


9 comments:

  1. đúng vậy.một đám "phê bình" bị cạo như thế là không oan tí nào.

    ReplyDelete
  2. Ezra Pound có mang trong mình chút xíu dòng máu Châu Á nào không ạ?

    ReplyDelete
  3. không, Yankee đặc, sinh ở Idaho, ông nội đã là chính trị gia Mỹ, bên đằng mẹ cũng không có gì

    ReplyDelete
  4. Ngoài post này và vài lần thấy anh nhắc đến Cantos thì những tác phẩm của Ezra Pound chưa được biết đến nhiều ở VN.

    ReplyDelete
  5. Kulchur nghĩa không hẳn là culture- văn hoá phải không ạ?

    ReplyDelete
  6. you like him and read him? "reading Pound" = Pounding pudding

    ReplyDelete
  7. Như cách đọc “bộ đôi” Chết ở Venice cùng Daisy Miller anh đã gợi ý, với Cantos cùng Canti, hẳn có thể calibrate một buổi đọc thơ.

    ReplyDelete
  8. Pound, he knows many languages
    Không chỉ “nhất dĩ quán chi”, đọc The Cantos, những bản ông ấy plays với yao, chun, yu, kao-yao, với formato loco, với kai moirai adonin, que ça etc chỉ nghe âm thanh vang trong mắt thôi cũng đã thấy say u mê rồi “ubi amor ibi oculus est”

    ReplyDelete
  9. Harriet Monroe, editor tờ tạp chí "Poetry", nhận được thơ của Pound gửi đăng là vò đầu bứt tai và phàn nàn, chẳng ai đủ não để hiểu những bài thơ ở trong có 17 thứ tiếng như thế này

    ReplyDelete