Dec 4, 2019

Trong lúc đọc Sainte-Beuve (1)

"Tout ce qui peut être est."

(Buffon)

cuối cùng thì - finally - cũng Sainte-Beuve

(đã tiếp tục:
1) Le Centaure của Maurice de Guérin
2) Canti của Leopardi
3) "Một người: Machado de Assis")



Eh bien, Sainte-Beuve, Causeries du Lundi.


Nietzsche - một độc giả lớn của nhiều tác giả Pháp, trong đó có Sainte-Beuve hay Paul Bourget - khuyến khích vợ một người bạn dịch Causeries du Lundi sang tiếng Đức và khi bản dịch (một phần nhỏ) được ấn hành chừng trên dưới chục năm sau khi Sainte-Beuve chết, Nietzsche thể hiện một sự mừng rỡ to lớn (quãng thời gian ấy, người Đức dịch sách của người Pháp - và vice versa - không hề là chuyện dễ thấy).

Mở đầu tập (tome) 15 tức là tập cuối cùng Causeries du Lundi của nhà xuất bản Garnier Frères (ấn bản của thập niên 20 thế kỷ 20 - vẫn còn thêm một tập nữa, là tập in một số bài có liên quan và nhất là có "table", nhất là "table analytique", có thể hiểu nôm na là "mục lục" và "index") là bài "Oeuvres de Maurice de Guérin publiées par M. Trébutien": về tác phẩm của Maurice de Guérin, thời điểm ấy bộ sách hai tập tác phẩm của Guérin vừa được in tại Caen; bài báo của Sainte-Beuve đăng vào thứ Hai (Lundi) 24 septembre 1860. Đây đã là hơn mười năm sau khi Sainte-Beuve bắt đầu các "thứ Hai" của mình.

Hơi chậm hơn so với tiểu thuyết (Balzac, Dumas, Sue - chỉ kể những cái tên nhiều ý nghĩa nhất), đến lượt mình, phê bình văn học cũng bước vào câu chuyện của feuilleton, với Sainte-Beuve. Dường như đã đến lúc văn chương, ở những bình diện quan trọng nhất của nó, đã tìm được nhịp điệu riêng. Văn chương làm nên phơi-ơ-tông hay phơi-ơ-tông làm nên văn chương (văn chương hiện đại, tức là văn chương như chúng ta biết)? Câu hỏi rất không dễ trả lời.

Bài báo ngày 24 tháng Chín năm 1860 của Sainte-Beuve mở đầu như sau: "Ngày 15 tháng Năm năm 1840, tờ Revue des Deux Mondes đăng một bài báo của George Sand viết về một nhà thơ trẻ tuổi với cái tên hoàn toàn không được biết tới cho đến lúc ấy, Georges-Maurice de Guérin, qua đời vào năm trước đó, ngày 19 tháng Bảy năm 1839, ở tuổi hăm chín."

Hình thức bài báo khiến cho phê bình của Sainte-Beuve vừa chộp lấy được những gì mới nhất (bộ sách Guérin mới in) vừa nối sự kiện ấy vào với câu chuyện riêng của nó, rộng lớn hơn. Một nhà phê bình văn học, kể từ Sainte-Beuve, biết mình phải làm gì: nhìn vào những cuốn sách vừa được in - tờ tạp chí Critique, ra đời năm 1946 do Georges Bataille chủ trương và ngày nay vẫn tồn tại, không làm gì khác là đăng liên tục những bài bình luận sách (chủ yếu) mới in.


tome 16 tức là tập "table":


Quay trở lại với đoạn khởi đầu của Causeries: Sainte-Beuve kể: "Tôi quay về Paris vào tháng Chín năm 1849, rời khỏi nước Bỉ và Liège, tôi đã sang đó làm giáo sư một năm. [...] Ông Véron, giám đốc tờ Le Constitutionnel, biết tôi mới về, đã có lòng tốt mời tôi viết cho tờ báo của ông, mỗi thứ Hai."

Các Causeries của Sainte-Beuve, trong vòng nhiều năm, sẽ không chỉ đăng trên tờ Le Constitutionnel (một tờ báo rất lớn thời ấy) mà còn trên vài tờ khác nữa.




(còn nữa)




Trong lúc đọc Kierkegaard (4)
Trong lúc đọc Kierkegaard (3) về Andersen
Trong lúc đọc Kierkegaard (2) Diapsalmata
Trong lúc đọc Kierkegaard (1)

Trong lúc đọc Hermann Broch (2)
Trong lúc đọc Hermann Broch (1)

Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)

Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)

Trong lúc đọc Valéry (3)
Trong lúc đọc Valéry (2) Teste
Trong lúc đọc Valéry (1)


4 comments:

  1. cuối cùng thì cũng quyết định gieo rắc thêm hẳn một niềm sợ hãi :))

    ReplyDelete
  2. «Why aught should fail and fade that once is shown,
    Why fear and dream and death and birth
    Cast on the daylight of this earth
    Such gloom, why man has such a scope
    For love and hate, despondency and hope?»

    ReplyDelete
  3. hẳn ko chỉ nhịp điệu mà cả giọng điệu cho phê bình hiện đại đã vọt ra từ cái nguồn đó - mấy câu đơn giản tài tình.

    ReplyDelete