Đây là tập một, tên gốc là L'Appel; tập hai tên là L'Unité, về giai đoạn 1942-1944 và tập ba tên là Le Salut, giai đoạn 1944-1946; rất hiếm khi ta có một tác giả vần "ồn" xuất hiện như thế này; một nhà văn Pháp nào đó tôi quên mất rồi từng viết, đúng là định mệnh khi người cứu xứ Gaule lại tên là de Gaulle.
Bản dịch của Huỳnh Phan Anh, đọc rất khoái, với tất tật những khiếm khuyết cố hữu của mọi bản dịch cao thủ, chẳng hạn dường như cả người dịch lẫn biên tập đều không biết Père Ubu không phải người có thật mà là một nhân vật do nhà văn Alfred Jarry tạo ra.
Với tôi, bộ sách của de Gaulle có giá trị hơn nhiều so với bộ sách dưới đây, suốt một thời gian dài là đề tài bình luận ưa thích của những người ham bình luận chính trị, mê tìm hiểu lịch sử thế giới ở Việt Nam, nói tóm gọn là những người hay bốc phét:
Lời giới thiệu của ấn bản tiếng Việt:
Chúng ta có "Gaullism" và "những lời kêu gọi của ông đều rơi vào chân không".
Rồi chúng ta lại có "ngòi bút bậc thầy, hiện thân của nền văn học hiện đại Pháp"; câu này làm tôi phì cười và ngay lập tức khiến tôi nhớ đến một bài viết của Roland Barthes (về Barthes, xem thêm ở đây). Bài đó được Barthes viết năm 1959, ngay sau khi tập ba tức tập cuối bộ sách của de Gaulle xuất hiện, giờ được đưa vào toàn tập Barthes:
Chính trong bài này, Barthes chế giễu người Pháp khen ngợi tài văn chương của ông tướng. Trong bài, có một hình ảnh rất nổi tiếng: de Gaulle một chân trong một chân ngoài, thò thò với với vào địa hạt của văn chương. À, mà không biết những người làm cuốn sách này có biết Claude Mauriac là ai không nhỉ?
Nói tóm lại, đọc lời giới thiệu của các bạn Alphabooks, tôi rất buồn cười. Nó có một cái mùi rất đặc trưng Alphabooks, nói mà như thể không hiểu mình đang nói gì, tôn sùng rất vớ vẩn, nói năng rất lăng nhăng. Kể từ ngày tôi rời khỏi Alphabooks, cách đây hơn chục năm, tôi rất ít quan tâm đến sách của các bạn, vì tôi biết từ trước là chúng thế nào, nhưng thỉnh thoảng cũng có xem. Vẫn thế. Nhất là những "lời giới thiệu".
Và tôi cũng không hề huyền bí nhé: bản dịch tuyệt vời này của ông Huỳnh Phan Anh chính là tôi nhường cho các bạn đấy. Tôi nhận được nhiều bản thảo, bản dịch lắm, và bản dịch này đã tìm đến tôi, nhưng tôi đã nhường cho các bạn, các bạn chẳng biết đâu. Chỉ vì chút ân tình xưa cũ thôi, dẫu cũng chẳng là gì, nhưng với tôi, ân tình là ân tình.
Tôi sẽ làm cho bộ sách này bán rất chạy, với một đề nghị nho nhỏ là nếu tái bản được, các bạn Alphabooks bỏ cái lời giới thiệu của các bạn đi nhé. Bỏ được tất cả lời giới thiệu ở mọi sách của các bạn thì càng tốt (mặc dù tôi biết như thế thì cũng hơi quá).
Sâu xa mà nói, tôi không nghĩ có thể giới thiệu sách của de Gaulle như thế này ở Việt Nam được. Đối với tôi, tầm vóc anh hùng của de Gaulle càng lớn bao nhiêu thì tương ứng, mức độ tội phạm chiến tranh của de Gaulle càng to đùng bấy nhiêu; đâu có phải vì de Gaulle không đứng trước vành móng ngựa giống Eichmann mà có thể coi là vô tội được. Mà đâu chỉ de Gaulle, để tôi kể thêm mấy cái tên nhé: Leclerc, de Lattre de Tassigny, Navarre.
- Alice Munro:
Tôi không hiểu lắm: thời nào rồi mà NXB Trẻ nghĩ vẫn còn có thể mập mờ trong giới thiệu như thế này, làm độc giả có thể hiểu Munro nhận Nobel Văn chương nhờ cuốn sách này:
Tôi đã kiểm tra, trong "Lời giới thiệu", người dịch đâu có nói cái ý viết trên bìa sau kia, đó là nhà xuất bản tự cho vào. Và bởi sách có "lời giới thiệu" nên tôi cũng đọc. Người dịch cho biết đã đi dự nhiều hội thảo trên thế giới, nhưng chưa bao giờ gặp Alice Munro.
Nhưng đến đây:
thì tôi biết, thật ra người dịch chẳng hề biết về văn chương Alice Munro: một cái danh sách liệt kê thôi cũng nói lên nhiều điều lắm; danh sách tác phẩm của Munro mà thiếu The View from Castle Rock và Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage thì không thể gọi là một danh sách tốt, am hiểu được.
- Mãi rồi cũng tìm được một cuốn sách thuộc dòng Trung-Nhật-Hàn tương đối đáng đọc, nó đây:
Nhưng chủ yếu là nó nhắc tôi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết Việt Nam được in cách đây vài năm, tên là Thành phố bị kết án biến mất.
Đọc xong cuốn tiểu thuyết ấy, tôi bắt đầu nín thở đợi các bỉnh bút điểm sách. Quả nhiên, không ngoài dự đoán của tôi, tất tật khen inh lên, loạn xà ngậu những thứ bí hiểm về một tác phẩm đặc biệt, độc đáo et cetera.
Xin lỗi nhé, nếu có một điển hình về văn chương lừa dối, thì chính là cuốn sách đó đấy. Còn chẳng bằng bất kỳ một nhà văn tầm thường nào của Việt Nam hiện nay.
Kể ra, lừa dối cũng dễ, nhỉ.
- Doris Lessing:
Cuốn tiểu thuyết không khỏi nhắc tôi nhớ đến quyển này. Nó là câu chuyện về Anna Wulf, năm quyển sổ, rất nhiều ý tưởng, rất nhiều tranh đấu, xuất bản lần đầu năm 1962, đến năm 1971 Doris Lessing viết một lời tựa mới (một lời tựa rất nên đọc, nói đến rất nhiều điều hay trong đọc văn chương):
Theo truyền thuyết lâu năm, Cuốn sổ vàng là một cuốn tiểu thuyết vô cùng buồn ngủ. Thật ra tôi không thấy là hoàn toàn như thế, mà dẫu có buồn ngủ thì đó cũng sẽ là một cơn buồn ngủ tuyệt đẹp, một cơn buồn ngủ mà chỉ phụ nữ mới có thể tạo ra được; phụ nữ chẳng bao giờ hấp dẫn bằng khi họ ngủ, một mình hoặc không.
- Hai sự trở lại đáng nói nhất của thời gian vừa rồi:
Lời giới thiệu do cùng một người viết: Đoàn Ánh Dương. Cả hai lời giới thiệu đều hay, nhất là bài về Chùa Đàn. Trong đó, vấn đề "dựng" và "mưỡu cuối" được phân tích hết sức sáng tạo.
Về Chùa Đàn, xem thêm ở đây.
* viết thêm:
Tôi nghĩ rằng, để ấn bản Chùa Đàn lần này thực sự khác biệt, thực sự có giá trị toàn diện về văn học sử cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu văn nghiệp Nguyễn Tuân, lẽ ra nên in kèm vào làm "phụ lục" truyện ngắn "Kèn rừng tù" mà tôi đã công bố hồi tháng Năm năm ngoái (xem ở đây). Truyện ngắn đăng báo ấy khiến ta dễ dàng nhận ra, đó chính là khi Nguyễn Tuân đang loay hoay viết phần "Dựng". Có thể nói rằng, để viết phần "Dựng" vừa huy hoàng vừa tai tiếng ấy, Nguyễn Tuân đã thử, và ta có ít nhất hai phiên bản, một như ai cũng biết, một nằm trong "Kèn rừng tù". Có như vậy, tính chất phức tạp, nghịch lý ở Nguyễn Tuân mới có thể hiện lên thực sự rõ ràng được. Điều quý giá nhất ở văn chương Nguyễn Tuân nằm chính ở những đối nghịch tới mức nghịch lý ấy. Một nhà văn thực sự hiện đại, và phản hiện đại.
(lúc ấy, tôi nói rằng tôi chẳng biết truyện này đăng trên tờ báo nào, nhưng tất nhiên là tôi biết chứ, nó cũng là tờ báo ra vào cái năm biến động 1946 ấy, không phải một tờ chuyên về văn chương, nhưng trên đó có rất nhiều thứ đáng quan tâm; về năm 1946 của văn chương Việt Nam xem thêm ở đây)
Đọc lại thêm một lần "lời giới thiệu" của Đoàn Ánh Dương, có một điểm tôi nghĩ lẽ ra tác giả đã nên tinh tế hơn: một khi nhấn mạnh vào tính chất "lãng mạn" ở Nguyễn Tuân thì ta sẽ bị lệch đường. Ở một số văn chương, quá trình viết là lãng mạn, nhưng kết quả lại là cổ điển. Tôi "thuổng" cái ý kiệt xuất này từ Antoine Compagnon. Có hiểu được như vậy, thì ngay lập tức những khái niệm bình thường rất lằng nhằng như "lãng mạn" các thứ đột nhiên trở nên sáng sủa và đơn giản không ngờ. Rất ít người làm được như thế, tôi mới thấy có Khái Hưng và Nguyễn Tuân làm được. Một bài học vô giá của quá khứ văn chương Việt Nam, mà về sau này chỉ có thêm độc một người đủ sức lặp lại: đó chính là Bảo Ninh. Người ta cứ nói Bảo Ninh "chịu ảnh hưởng" từ một số nhà văn Nga và nhà văn Đức, nhưng điều đó hoàn toàn sai. Tôi sẽ sớm quay trở lại điều này trong bài viết tới đây về Nỗi buồn chiến tranh, cuốn tiểu thuyết làm ta quên đi ngay lập tức mấy thứ hay hay như Thời xa vắng của Lê Lựu, vì tiểu thuyết hay chẳng có gì đáng nói, tiểu thuyết lớn là thứ duy nhất đáng quan tâm; Nỗi buồn chiến tranh là điểm kết thúc tuyệt đẹp cho một thời đại mở ra bởi Dương Thu Hương.
Dương Thu Hương: cả một vấn đề. Hiện nay với nhiều người, những thành công vang dội của bà tại thị trường sách bên Pháp là rất khó hiểu. Nhưng chính ở đây, tôi thấy người Pháp quá bản lĩnh trong nhìn nhận giá trị. Đúng, những gì đẹp nhất ở văn chương Dương Thu Hương đã qua từ lâu rồi, nhưng ở Dương Thu Hương, văn chương lớn hơn văn chương nhiều, không phải hoàn toàn là văn chương nữa. Những gì Dương Thu Hương đang được hưởng (và do đó, trở thành đối tượng đố kỵ cho không biết bao nhiêu người) là hoàn toàn xứng đáng. Tôi cũng sẽ sớm quay trở lại với vấn đề này.
- Cuối cùng là một cuốn sách mà tôi thú thực còn chưa đọc nhưng nghĩ là hay :p
Sách tháng Giêng 2013
Sách tháng Mười một 2013
Sách tháng Chạp 2013
Sách tháng Giêng và tháng Hai 2014
Sách tháng Ba 2014
Sách tháng Tư 2014
Sách mới (1)Sách tháng Chạp 2013
Sách tháng Giêng và tháng Hai 2014
Sách tháng Ba 2014
Sách tháng Tư 2014
Sách mới (2)
Sách mới (3)
Chú nhắc đến thành phố bị kết án biến mất làm anh nhớ lại thái độ kẻ cả bình thản của tay ấy khi nói về nghệ sĩ Việt nam. Hôm nào bàn tí về nghệ thuật thị giác nhỉ.
ReplyDeleteHL đấy à? trước tôi nhìn thấy một bức tranh của bác, bức toàn màu vàng, thấy muốn mua nhưng chưa kịp hỏi thì bị thằng Mark nó cho teo đời mất
ReplyDeleteÀ anh cảm ơn. Để khi nào triển lãm rồi mua nhé.
ReplyDeleteok, lúc nào triển lãm nhớ báo, lâu lắm rồi mình không quan tâm đến các loại triển lãm, sáu bảy năm nay không đi xem bất cứ triển lãm hội họa nào ở Hà Nội cũng như Sài Gòn (à năm ngoái thì có một ngoại lê, chắc đoán được dễ), tất nhiên không đi xem triển lãm của "tay ấy" gần đây: vài thứ lặt vặt học lỏm được xài sạch sẽ từ lâu lắm rồi, giờ toàn giả vờ, bốc mùi phát kinh
ReplyDeleteà nhân tiện cho nhờ phát: mình có một bức Lê Bá Đảng, càng ngày càng thấy xấu, có giúp đẩy đi hộ được không hehe
trên đời mình sợ nhất là phải xem tranh với tượng xấu
giờ có nhõn hai thứ (à đấy là không kể bức màu vàng đã nói ở trên) mà mình muốn có, là một tượng của PGG, một tranh của Mai Trung Thứ, một cái đẹp đáng sợ, một cái đẹp chói lói, biết là ở đâu rồi nhưng còn chưa thăn được hehe
(btw, tôi mới bổ sung một phần liên quan đến Chùa Đàn của Nguyễn Tuân trong bài)
Em ấn tượng nhất với bìa quyển cuối cùng, cứ ngỡ anh sẽ có hint gì chứ :<
ReplyDeleteLâu lắm NL mới có một bài giới thiệu sách có tính trung lập chứ không phải chỉ nâng cho Nhã nam. Michel Bussi đọc cuốn đầu đã thấy nản rồi.
ReplyDeleteCụ còm củ chuối vãi, thế mà cũng bày đặt nhận định người khác "trung lập"
DeleteMichel Bussi viết được mà, cái đoạn nv nam chính tính toán chính xác địa hình và sương mù ấy, hết sức sống động
nói một câu đã thấy mùi không trung lập and stupid rồi
ReplyDeleteAnh viết về DTH đi ạ ;)
Delete:))
ReplyDeletecười gì nguy hiểm thế?
ReplyDeletecó vẽ tranh không đấy?
:)) vui
ReplyDeleteKa ka, ha ha
ReplyDeleteAnh chịu. Anh không thuộc tên lắm. PGG là bác nào thế?
ReplyDeleteà là một ông già cổ lỗ sĩ hay nặn tượng thôi
ReplyDeleteCuốn Hoa súng đen đọc rất được, lúc đầu có nghĩ nó hơi quá diêm dúa và đôi chỗ phô, nhưng tới cuối thì thấy mình nhầm
ReplyDeleteChào chú. Cháu mới đọc xong Chùa Đàn nên mò vào đây xem lại các bài của chú về Nguyễn Tuân ( mua từ lâu nhưng giờ mới đọc, và quyết định đọc luôn TSCNĐ). Thực sự khủng khiếp. Chú viết tiếp bài Nguyễn Tuân đọc sách đi. Cháu tình cờ biết được vài chi tiết liên quan nên cũng muốn đọc. Vả lại chú cũng viết về Bảo Ninh và Dương Thu Hương đi. Chú hứa được 1 năm r còn gì :p
ReplyDeletesắp rồi :p
ReplyDeleteNguyễn Tuân thuộc vào văn chương lớn nhất của toàn bộ thế giới, đọc thật kỹ mấy cái này: truyện "Chém treo ngành", vài đoạn trong "Chiếc lư đồng mắt cua", khoảng 10 trang cuối "Một chuyến đi", chương nhà ga Hàng Cỏ của "Quê hương", nếu mà đủ khả năng thì sẽ hiểu đấy chính là những khi NT đạt đến tận giới hạn xa nhất của văn chương đấy
Anh Dũng có thể cho em hỏi vì sao anh thấy thành phố bị kết án biến mất 'là một điển hình về văn chương lừa dối' 'chẳng bằng bất kỳ một nhà văn tầm thường nào của Việt Nam hiện nay' được ko ạ.em cảm ơn.
ReplyDeletecó thể cho hỏi vì sao lại chỉ hỏi về cuốn đó trong khi ở đây có nhiều cuốn khác được không? cám ơn (hỏi thì nên có dấu ? chứ không phải dấu . thêm nữa sau các dấu câu thông thường có cái dấu cách, tức là cái thanh dài dài trên bàn phiếm í)
ReplyDeleteà đấy, lâu rồi nên quên béng, đương sự trên đây, nhận lại một câu hỏi đã biến mất không trả lời: xin giới thiệu đó là HHG, một nhà báo (nữ, tất nhiên), dạng như là chủ sự PR cho tác giả cuốn tiểu thuyết giẻ rách nói đến ở trên, đại diện cực phẩm cho văn chương lừa dối: hoạ sĩ Trần Trọng Vũ, dường như đã hồi hương sau khi vét hết mấy thứ còm cõi cóp nhặt lung tung
ReplyDelete