Quyển đầu tiên, với tôi là cuốn sách hay nhất về Hà Nội, từ xưa đến nay:
Sở Bảo Doãn Kế Thiện dựng ra một Hà Nội ma quái, đúng tính chất cái thành phố người trộn lẫn với ma này.
Hôm qua tôi vừa kể đã đứt ruột mang đổi một quyển Huỳnh Thúc Kháng 1925 lấy Vàng và máu bản đầu, chính Hà Nội cũ này, bản đầu Đời Mới 1943, được dùng để tái bản, trước cũng là của tôi, rồi tôi mang đổi lấy một quyển khác cấp bách cho công việc hơn. Lại lên cơn tiếc :(
Cuốn tiểu thuyết xuất sắc của văn chương Hà Lan:
Xem thêm về Còn chị còn em ở đây.
Camilla Läckberg thôi nhường Jo Nesbø đi trước trong đợt đổ bộ mới của trinh thám Bắc Âu:
Bộ sách mới của Cao Tự Thanh. Bộ này làm tôi có những suy nghĩ ban đầu khá rối ren.
Nhờ Hội sách Công viên Lênin mới biết rằng đợt vừa rồi có đến mấy quyển mới trong ngạch nghiên cứu lịch sử báo chí. Đây là một:
Thêm nữa. Mở qua quyển này mới thấy từ "cọng sản" (chứ không phải "cộng sản") được dùng từ rất sớm, và ngay trong nội bộ chứ không phải cách gọi miệt thị của các phía đối lập.
Kiều Trương Vĩnh Ký. Trương Vĩnh Ký xưa nay vẫn được coi là người đầu tiên phiên Kiều sang quốc ngữ.
Phần khảo cứu của ông Trần Nhật Vy khiến tôi nghĩ đến một loạt vấn đề. Ở đây tôi chỉ nói rất vắn tắt. Có vẻ như ông Trần Nhật Vy nghĩ rằng Trương Vĩnh Ký đi chép lại Kiều mà người miền Nam hay đọc. Tôi cho rằng điều đó sai: đơn giản là Trương Vĩnh Ký dùng một bản Kiều Nôm rồi phiên âm ra. Ông Trần Nhật Vy nhắc đến chuyến ra Bắc của Trương Vĩnh Ký năm 1875 và đặt giả thuyết thời điểm ấy Trương Vĩnh Ký tiếp xúc với các bản Kiều Nôm. Tôi không nghĩ vậy, tôi nghĩ Trương Vĩnh Ký đã có bản Kiều Nôm từ trước đó rất lâu. Kiều là một văn bản rất phức tạp, không thể có chuyện Trương Vĩnh Ký ra Bắc, mang Kiều Nôm vào Nam rồi phiên âm rồi in ngay trong cùng năm. Ông Trần Nhật Vy nói bản Trương Vĩnh Ký này không được quan tâm suốt bao nhiêu năm. Không hẳn vậy: bản Kiều Nguyễn Thạch Giang in lần đầu năm 1972 rồi sau đó tái bản ít nhất hơn 20 lần có kiểm kê nó, nhiều người khác đã bàn về nó. Lý do khiến bản Trương Vĩnh Ký không thịnh hành rất có thể nằm ở chỗ Trương Vĩnh Ký đã phiên sai rất nhiều, điều này đã được một số người, nhất là Nguyễn Quảng Tuân, chỉ ra rất thuyết phục từ lâu. Ông Trần Nhật Vy không biết điều đó? Ông Trần Nhật Vy lại dùng ấn bản 1911 (sau khi Trương Vĩnh Ký đã qua đời) vì nói là không tìm được bản đầu 1875 và bản nhì 1898. Trong Kiều Nguyễn Thạch Giang có ảnh chụp bìa bản Trương Vĩnh Ký 1875, về nguyên tắc nếu muốn khảo bản này thì ông Trần Nhật Vy phải tìm được. Ông Trần Nhật Vy cũng nói không biết bản nhì là nhà xuất bản nào, nhưng ông Nguyễn Quảng Tuân trước đây đã khảo, và có ghi rõ bản 1898 in ở nhà xuất bản nào. Rõ ràng ông Trần Nhật Vy đã khảo cứu lịch sử vấn đề vô cùng sơ sài.
Mải tìm các ấn bản cũ, tôi không hề biết rằng cuốn sách này của Long Điền Nguyễn Văn Minh đã được tái bản từ lâu. Hội sách thật là lợi hại:
Hội sách còn lợi hại hơn nữa đối với những cuốn sách bình thường rất khó tìm, giờ đột nhiên xuất hiện một cách rất dễ dàng:
Cả đây nữa, hai tập "bổ di" này:
Hốt nhiên nhận ra là đã có cả một Từ điển xuất bản:
(nhìn thấy, nghĩ bụng quái sao mình lại chưa từng biết có quyển này, lật đít sách ra xem, thấy ghi dòng chữ "Sách nhà nước đặt hàng", à thẩm nào :p)
Còn đây là bông hoa mà tôi kiếm được ở Hội sách:
Mua ở gian của nhà xuất bản Thế giới, chỉ 100.000 đ (vẫn còn đấy hehe).
Đi trong Hội sách, đột nhiên nhận ra người quen, lăn ra cười sằng sặc vì đối phương xách còn nặng hơn mình. Sau khi tán bớt được cái niềm vui rất là bần tiện ấy, chúng tôi đi uống nước La Vie.
Kinh nghiệm đi Hội sách: đi vào lúc xế trưa ấy, cho nó vắng. Nhưng dĩ nhiên là phải chịu nắng rồi :p
Và đợt này, nhớ đừng bỏ qua quyển này và quyển này.
Sách tháng Giêng 2013
Sách tháng Mười một 2013
Sách tháng Chạp 2013
Sách tháng Giêng và tháng Hai 2014
Sách tháng Ba 2014
Sách tháng Tư 2014
Sách mới (1)
Sách tháng Chạp 2013
Sách tháng Giêng và tháng Hai 2014
Sách tháng Ba 2014
Sách tháng Tư 2014
Giờ để tìm cho ra được tờ Tự Do của KH thì cũng méo mặt, bác nhỉ. Hehe
ReplyDeletevụ báo Tự do của Khái Hưng khó nghĩ thật
ReplyDeletenhân đây, bác nào từng nhìn thấy hoặc có thông tin xác thực về tờ Tự do của Khái Hưng ra trong khoảng thời gian từ 19/8/1945 đến cuối năm 1946 xin cho biết, tks
3 cuốn Việt ngữ tinh nghĩa từ điển, Từ điển xuất bản và hành trình văn học bán ở những gian nào hả bác? đông quá nên không thể chen nổi với các cháu
ReplyDeletenxb Khoa học xã hội
DeleteCuốn Việt ngữ tinh nghĩa từ điển thú vị nhỉ. Mới xem qua, thấy ở trang 22 tác giả phân biệt giữa "các" và "những" rất rõ ràng.
ReplyDeleteMà không đâu thấy tiểu sử của tác giả. Đến NXB cũng phải băn khoăn: "không tìm được gia quyến của cố tác giả, rất mong được địa chỉ liên hệ". Biết đâu gia đình tác giả đọc được trang này của bạn Nhị.
một chuyên gia mới cho biết, đến nay về Long Điền Nguyễn Văn Minh vẫn chưa rõ tiểu sử, kể cả năm sinh năm mất cũng không biết, chỉ có một chi tiết là sau 1945 có tham gia kháng chiến và có ký tặng sách cho các nhân vật như Trần Huy Liệu, Nguyễn Huy Tưởng hồi thập niên 50
ReplyDeleteCái chi tiết sau 1945 có tham gia kháng chiến làm mình băn khoăn. Trong Mấy lời nói đầu của tập 1, tác giả viết: “Quyển Việt ngữ tinh nghĩa từ điển, khởi thảo từ ngày 2 tháng 9 năm 1947, tại Việt bắc, đến nay tập thứ nhất mới xong. Có lẽ tình tiết “tại Việt bắc” này khiến ta dễ suy diễn thành tác giả ở chiến khu cách mệnh, nghĩa là có tham gia kháng chiến.
DeleteTuy nhiên, ngay bên dưới, tác giả viết: “… một mình không đủ năng lực làm được, nhất là trong lúc tản cư này”, nghĩa là nhiều khả năng Long Điền Nguyễn Văn Minh chỉ tham gia “kháng chiến” một cách gián tiếp, và sau đó đã “hồi cư” về Hà Nội, nghĩa là không còn tham gia “kháng chiến” nữa. Chứng ra là “Việt ngữ tinh nghĩa từ điển” được in lần thứ nhất ở Hà Nội năm 1950 (thực ra là 1951, như ở đây http://sach.nlv.gov.vn/sach/cgi-bin/sach?a=d&d=tdMzVJ1950.1.1&e=-------vi-20--1--img-txIN-------).
Vì tác giả ở Hà Nội nên chắc chắn sau này đã di cư vào Nam (Việt ngữ tinh nghĩa từ điển được tái bản ở Sài Gòn năm 1972) và vì thế tiểu sử cũng khuất lấp như bao nhiêu tác gia cùng thế hệ, cùng hoàn cảnh khác. Vậy việc tặng sách Trần Huy Liệu, Nguyễn Huy Tưởng xảy ra lúc nào?
À hồi trước đọc Vũ Bằng (không nhớ cuốn nào), có nhớ một lời nhà Nho nói là đi viếng người quá cố là cụ ông mà biên “Hương hồn” thì người ta cười thối mũi. Đúng phải là “Anh hồn” hoặc “linh hồn”. Nhưng trong Việt ngữ tinh nghĩa từ điển có: kính dâng hương hồn Tiên Nghiêm, người đã giảng dạy cho tôi nhiều về tinh nghĩa Việt ngữ. Bởi lẽ Tiên Nghiêm nhiều khả năng là cụ ông, cho nên từ nay tôi lại yên tâm dùng “hương hồn”.
thì đi kháng chiến một thời gian cũng phải tính chứ :p
Deleteký tặng mấy nhân vật kia là đầu thập niên 50, như vậy là vẫn rất hợp lý nhé (điều này được nói dựa trên chứng cứ bút tích còn lại)
chuyện di cư vào Nam thì chưa chắc đâu, thiếu gì người ở lại miền Bắc nhưng sách vẫn tái bản ở SG, bác muốn xem loạt sách Tô Hoài in ở SG không :p
theo kinh nghiệm của tôi, chính những người không vào Nam lại rất hay bị mất hút không rõ là đi đâu, làm gì sau đó
đúng rồi, mình rút lại suy đoán vớ vẩn là "đi Nam". Những người ở lại miền Bắc mới hay biến mất bí hiểm. Tôi nhớ là Nguyễn Giang anh Nguyễn Vĩ cũng tương tự nhỉ
DeleteNguyễn Giang nào? NG con trai "xừ Ĩnh" á? sao lại có Nguyễn Vỹ ở đây?
Deletexin lỗi. anh của Nguyễn Nhược Pháp chứ
Deletethắng lợi quá rồi, lần này chẳng biết hội sách là gì dù muốn đi vì thấy nói đây là hội sách 'quốc tế'
ReplyDelete