Tôi muốn tìm một cuốn sách nào từ Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc để đặt vào đầu nhát "sách mới" thứ 3 này. Nhưng tôi chợt nhận ra là không thể tìm được cuốn nào hết. Hơi giật mình, tôi nhìn kỹ hơn, và hiểu được rằng, bao nhiêu công sức xây dựng cho mảng của ba văn chương này trong vòng nhiều năm đã đổ sông đổ bể rồi. Còn phải rất lâu may ra mới quay trở lại được, dẫu chỉ là một mức độ tối thiểu.
- Có một điều này, tôi rất muốn tránh, mặc dù nhiều người hỏi ý kiến tôi. Nhưng tôi đã biết là không thể tránh được: tôi đã bắt đầu thấy sự nghiêng lệch.
Eric-Emmanuel Schmitt là một nhà văn như thế nào?
Với tôi, chuyện rất rõ ràng: Schmitt chính xác là tương đương với Marc Levy. Ở nhiều khía cạnh, Schmitt còn kém xa Marc Levy.
Từ từ, tôi vừa nhìn thấy một so sánh rất đúng.
Từ từ,
sắp thấy rồi.
Đây, chính xác: đó chính là tương đương của Nguyễn Đình Tú.
Tôi tiếc nuối vô biên vì trong "lĩnh vực Nguyễn Đình Tú" tôi không phải là chuyên gia, cho nên đã để lọt mất, không nói được câu bình luận hay nhất về văn chương Nguyễn Đình Tú, mặc dù tôi đã đánh giá được chuẩn xác nó.
Câu bình luận ấy là: "Sau này Nguyễn Đình Tú sẽ được dùng để đặt tên cho một loại lúa cao sản".
Tác giả câu nói ấy vào đây tự nhận bản quyền đi :p đó là câu nói của một thiên tài, cho dù có quấn tã hay không haha.
- Paul Doumer, Xứ Đông Dương
Kiệt tác này, tôi cũng giống một số người ở Hà Nội, chầu chực mua cho bằng được.
Tôi giở sách ra được vài trang và cười phì. Thiệt hại: 250.000 đ.
Nhân cơ hội này, tôi muốn giới thiệu bản gốc của nó, một quyển sách có hình ảnh trên bìa cực đẹp:
Tôi chỉ chụp đúng như thế này, là vì lẽ ra ta đã có một quyển sách kiệt tác về mỹ thuật, xứng đáng với kiệt tác ở mặt nội dung của nó, nhưng chỉ một sai lầm về typo đã làm hỏng luôn. Kể cả các họa sĩ Pháp, chuyên gia về làm sách từ rất nhiều năm, cũng có thể làm hỏng một cuốn sách.
Đời Doumer kể cũng lạ, bị ám sát, được một nhà văn tự nguyện lấy thân mình đỡ đạn, nhưng vẫn phải chết. Panthéon và lời từ chối vào nằm trong Panthéon.
Như vậy, ở một mặt, ta có những gì mà những người như Doumer từng viết, và ở một mặt khác rất tương xứng: các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên, hay Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou (xem ở "Sách tháng Ba 2015" í).
- Oscar Wilde, Tội ác của huân tước Arthur Savile
Xem thêm ở đây.
- Italo Calvino, Những thành phố vô hình
Xem thêm ở đây.
- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược
Sự trở lại này vô cùng lớn. Ấn bản lần này sẽ còn tồn tại rất lâu, đặc biệt nhờ một điều: bài viết đặt ở đầu sách của Trần Văn Chánh. Lâu lắm rồi tôi mới thấy một người đủ tầm để viết thông tuệ như thế về Trần Trọng Kim và Việt Nam sử lược.
Về lịch sử Việt Nam, sau Việt Nam sử lược chỉ có Histoire du Vietnam của Lê Thành Khôi. Không có bất kỳ cái gì khác xứng tầm nữa, tính cả, và nhất là, tác phẩm của các học giả nước ngoài. Nhất là Mỹ. Người Mỹ không bao giờ hiểu Việt Nam. Tôi cười khẩy với cái đám hít hà sách về Việt Nam của Mỹ. Đọc thì phải hiểu là mình đọc cái gì chứ. Tất nhiên là cần phải đọc, nhưng đọc mà không hiểu thì đi bốc phét sướng hơn mà, sao phải khổ thế.
Trong "dòng" này, sách của Hoàng Cao Khải cũng không thể bỏ qua (tuy Việt Nam sử lược chính là thời điểm biến Hoàng Cao Khải trở nên lỗi thời).
Về Lệ Thần Trần Trọng Kim, xem ở đây.
- Trong vai trò phụ trách tủ sách trinh thám đầy trách nhiệm :p
Hai tác giả Bắc Âu này sẽ còn làm mưa gió ở Việt Nam. Ngay tiếp sau đây: The Preacher, tập tiếp theo của Công chúa băng, tác giả, như ta đã biết, Camilla, nếu nhìn thoáng qua thì sẽ thấy rất giống một diễn viên điện ảnh (nhưng đừng nhìn kỹ).
- Đây là một quyển sách tái bản:
Nhìn nó, không hiểu sao, tôi nghĩ ngay đến hai câu thơ của Nguyễn Bắc Sơn:
Hớt tóc cạo râu là chuyện nhỏ
Ba nghìn thế giới vẫn chưa to
Tôi tin vào rất ít thứ, nhưng thường thì tôi tin vào trực giác của tôi (bài học oách nhất từ anh Kurt Wallander đấy: tôi khôn nguôi nuối tiếc vì Henning Mankell gần đây đột nhiên qua đời, không để tôi có dịp gặp ông ấy để nói cho ông ấy biết tôi ngưỡng mộ ông ấy đến như thế nào).
Cần phải nghĩ xem, tại sao cuốn sách này lại làm tôi nghĩ đến "ba nghìn thế giới" kia.
- Một sự trở lại rất thú vị, đoạn cuối cuộc chiến tranh Troie:
Đây chính là cơ hội để ta nhìn thấy (vụ này cũng hiếm có lắm đấy) Nguyễn Giang như thế này:
nhất là tập thơ Trời xanh thẳm, hiếm lắm đấy. Nhưng tôi sẽ không huyền bí gì mà nói ngay: thơ của Nguyễn Giang dở không chịu nổi :p
Hình như tôi đã nhận ra có điều gì đó lấn cấn ở dòng họ Nguyễn Văn Vĩnh: sự vĩ đại (nếu có) chính là nằm ở các ông con đấy chứ, đâu phải ở ông bố.
- Vẫn trong mạch những sự trở lại đáng nói: tôi vừa nhận được bức ảnh này:
kèm với câu: "anh có biết NXB Trẻ sắp tái bản cuốn này chưa?" tất nhiên, tôi biết làm sao được, và nữa: "họ đã sửa theo đúng những phê phán của anh rồi đấy". Đúng thế thật: những phê phán của tôi (xem ở đây) dường như đã rất đúng, nên ở lần tái bản này, NXB Trẻ thay bìa, đổi tên.
Nhưng, chuyện không chỉ có thế, phiền một cái là còn một câu hỏi ở cuối thư: "thế họ có cảm ơn anh không?"
Không, NXB Trẻ không hề cảm ơn tôi. Mặc dù, tôi thấy gần như là hiển nhiên, bài viết của tôi năm ấy đã đóng góp rất lớn cho việc cuốn sách này được tái bản.
Họ đâu có cảm ơn tôi. Thật ra tôi quen với dạng chuyện này rồi, nên chẳng có gì đáng nói. Nhưng đây cũng là cơ hội để tôi nói vài điều.
Trong nhiều năm, cuốn sách này, ở ấn bản đầu:
là thứ duy nhất thực sự có giá trị mà NXB Trẻ in được.
Một nhà xuất bản thuộc hàng in nhiều sách nhất Việt Nam mà chỉ làm được có như thế.
Từng có một người há hốc miệng khi nghe tôi trả lời, NXB Trẻ chưa từng bao giờ tặng tôi một quyển sách nào. "Nhưng anh quảng cáo cho họ bao nhiêu sách cơ mà?" Thì đúng thế, nhưng cũng đúng thế. Vài quyển sách duy nhất mà NXB Trẻ từng tặng tôi là từ tay Phan Thị Vàng Anh. Dẫu có là thế nào, Phan Thị Vàng Anh vẫn cứ là nhân vật đáng giá nhất từng ghé NXB Trẻ.
Theo cảm nhận của tôi, chỉ cần có một chút thay đổi nào đó, NXB Trẻ sẽ là nhà xuất bản đầu tiên ở Việt Nam gục ngã. Làm như thế, đối xử như thế. Sống làm sao được. Thế giới sách không chấp nhận cái kiểu đó. Làm vậy thì ngang bằng phá rừng à.
Tôi quen bị đối xử như thế rồi. Điều này là hoàn toàn thật lòng. Bốn nhân vật trong lịch sử Việt Nam mà tôi hay nghĩ đến: Nhất Linh, Nhượng Tống, Khái Hưng và Hồ Hữu Tường, họ đã dạy cho tôi, bằng cuộc đời của chính họ, rằng hãy chấp nhận đi, chuyện là như thế mà, xứ sở này là như thế mà. Cho nên đối với riêng tôi, chuyện chẳng có gì là lớn.
Gần đây, một nhà xuất bản cực kỳ danh tiếng của Việt Nam tổ chức kỷ niệm rất tưng bừng. Ai cũng ngạc nhiên vì không thấy tôi. Cuốn sách của tôi mở đầu cho cả lịch sử của nhà xuất bản ấy, rồi sau đó còn nhiều đóng góp khác nữa. Nhưng họ đâu có mời tôi.
Những chuyện đã xảy ra khiến nếu họ có mời tôi thì tôi sẽ không đến. Nhưng tôi sẽ ghi nhận một hành động.
Cũng gần đây, một tờ tạp chí kỷ niệm, cũng rất linh đình. Tờ tạp chí ấy tồn tại được mười năm, thì năm năm có mục của tôi, không thiếu một tháng nào, liên tục 60 số. Tôi cũng không được mời nốt. Mà nếu không có mục của tôi, tôi cảm giác tờ tạp chí ấy sẽ nhanh chóng bộc lộ mình là gì: một mớ giẻ rách. Đấy là cảm nhận thôi, vì tôi có biết đâu: suốt năm năm giữ mục, tôi chưa từng được gửi đến một tờ báo biếu. Hehe. Chuyện là như thế đấy. Tất nhiên, nếu họ có mời, tôi cũng sẽ không đến. Nhưng tôi sẽ ghi nhận một hành động.
Nhân vật (hình như từng) cầm nội dung tờ tạp chí, một lần đóng kín facebook lại để chửi tôi. Sao lại phải thế? Cứ công khai cho đàng hoàng chứ, mình nói bạn công khai mà, mình nói cái gì cứng cứng nó đút vào cái lỗ gì (lâu lắm rồi cũng không nhớ cụ thể), rất công khai mà. Mình biết, giờ bạn đang cố gắng lắm. Mình có xem ảnh bạn ở đâu đó, cố gắng nhiều lắm, nhưng quần áo giày dép vẫn chưa biết chọn rồi, bad taste vẫn hoàn bad taste thôi. Mà sao phải cư xử như thế? Tại mình nói đúng quá à?
Thôi, chúc thành công nhé.
- Một cuốn sách đặc biệt:
Từ rất lâu, tôi đã cảm thấy, người duy nhất ngoài Nguyễn Huy Thiệp có thể nói cho tôi nhiều điều về Quang Trung là Nguyễn Duy Chính. Nên tôi đợi mãi cuốn sách này. Dường như tôi cảm nhận rất đúng. Hết sức cảm ơn người đã đưa nó cho tôi :p
- Trước khi kết thúc: một thứ rất là hay:
Như vậy, mắt xích lớn còn thiếu cuối cùng trong sự nghiệp của Khái Hưng đã được điền vào. Chúng ta đã có thể thực sự nghĩ đến một thư mục Khái Hưng đầy đủ. Đối với tôi, ngay trước mắt, thư mục Khái Hưng đầy đủ chính là một trong những việc quan trọng nhất của ngành nghiên cứu văn học Việt Nam, không loại trừ một phân khu nào.
- Và, tôi viết cả một bài dài như thế này, chủ yếu là để nói rằng, thời gian vừa rồi, cũng có một kiệt tác đấy nhé. Một kiệt tác bất ngờ, một kiệt tác không ai biết. Balzac, rồi Rivette đã cho chúng ta biết từ lâu rồi còn gì, kiệt tác nào chẳng là không ai biết:
Ô, tôi nhớ mãi không ra, cái bài tôi viết về bộ phim chuyển thể Balzac có Emmanuelle Béart cởi truồng suốt bốn tiếng đồng hồ, có Jane Birkin răng sứt ở đâu í nhờ? Các thiên thần hộ mệnh đâu rồi, giúp hộ một tay cái đi :p
Và cuối cùng, tôi còn lười chưa đi kiếm mấy thứ sau đây: tập truyện ngắn Alice Munro mới, tập thơ Whitman mới và quyển của Sartre cái gì "thuyết nhân bản" í. Ai có nhã ý tặng cho tôi, tôi sẽ mời cà phê, mỗi người một quyển cũng được, một người ba quyển cũng được, một người một một người hai cũng được. Nhưng chỉ phụ nữ thôi nhé, đàn ông thì nghỉ, nghỉ nghỉ :p
Sách tháng Giêng 2013
Sách tháng Mười một 2013
Sách tháng Chạp 2013
Sách tháng Giêng và tháng Hai 2014
Sách tháng Ba 2014
Sách tháng Tư 2014
Sách mới (1)Sách tháng Chạp 2013
Sách tháng Giêng và tháng Hai 2014
Sách tháng Ba 2014
Sách tháng Tư 2014
Sách mới (2)
Mảng TQ, Hàn, Nhật đang đà tạp nham như nền nhà ngày nồm ấy ạ, em đi mua sách, nhìn ngó mà thấy rất tiếc vì nó đi theo hướng hiện nay
ReplyDeletetiếp tục
ReplyDeleteTôi giở sách ra được vài trang và cười phì. Thiệt hại: 250.000 đ. bác li-vơ-phun cái gì ra sách à?
ReplyDeletetiếp theo và hết
ReplyDeleteĐã đọc Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim. Mấy cuốn khác thì chưa, nhưng sao anh dịch Amerika lâu thế?
ReplyDeleteBài về phim trên Soi mà, hình như trong mục nói về mỹ thuật. Em cũng vừa có cuốn Những câu chuyện thời tiền sử, hơi choáng váng, thứ duy nhất không bao giờ được làm thành phim thì quá đỗi đặc biệt.
ReplyDeleteBài đấy ở SOI,nhưng ở blog này có dẫn link
ReplyDeleteTôi đã đọc "Những cuộc đời song hành", nội dung thì không có gì để phàn nàn nhưng văn phong không được "xuôi" lắm, không biết thế nào gọi là xuôi nữa, chỉ là cảm thấy vậy. Và đã chờ không biết là bao nhiêu năm rồi mà vẫn không thấy tập 2 đâu cả! Khi nào thì có tập 2 vậy? Chắc là không bao giờ rồi hix!
ReplyDeleteBlog này thậm chí còn không có label nguyen-dinh-tu à?
ReplyDeleteserie về Kurt Wallander còn mấy cuốn sau Tường lửa liệu có kế hoạch xuất hiện không hả bạn chủ mâm?
ReplyDeletetrong loạt í tôi đặc biệt thích the fifth woman
ReplyDelete