Dec 29, 2015

Beckett về Proust

"... cái tên Beckett, tôi đã nhìn thấy lần đầu tiên, cách đây chừng ba chục năm tại Thư viện Mỹ, cái ngày tôi rơi trúng phải cuốn sách nhỏ của ông viết về Proust" (trích từ đây)

ai cũng nên làm giống như Cioran, phát hiện Beckett kể từ cuốn sách nhỏ độc đáo ấy, cuốn sách mà Beckett viết năm mới 24 tuổi

Cuốn sách ấy đây:

Dec 25, 2015

Trần Bạch Lan và tôi

những ngày ngay trước khi năm 2015 kết thúc, đột nhiên tôi nhận được tin, giải thưởng Tiki Books Awards 2015 tìm dịch giả Trần Bạch Lan để trao giải cho cuốn tiểu thuyết Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối, đã lọt vào top những cuốn sách nước ngoài được độc giả yêu mến nhất trong năm

Dec 24, 2015

[tiện bút] trên vỉa hè Hà Nội

ở Hà Nội, mọi thứ gì mà ta thực sự làm, mọi thứ gì mà ta học được, đều xuất phát từ vỉa hè

Dec 22, 2015

Cioran về Beckett

Cioran, đối với tôi, là một trong những gì lớn lao nhất từng tồn tại trên đời, người hiểu được một cách hết sức dễ dàng, rằng triết học thật ra chẳng đáng giá mấy - cái bẫy ấy rất ít người hiểu được, thoát khỏi thì càng hiếm. Beckett thuộc vào số rất ít nhà văn theo tôi không bao giờ cũ kỹ. Vừa rồi, đọc Oscar Wilde, tôi càng thấy Beckett đáng giá đến thế nào (Beckett hồi trẻ từng học cùng ngôi trường mà Wilde đã qua trước đó vài chục năm). Vì tình cờ (cũng có thể không phải là tình cờ), Beckett qua đời đúng vào ngày hôm nay, năm 1989. Ít tình cờ hơn, Cioran và Beckett là hai người bạn thân thiết tại Paris.

Dec 20, 2015

Tàu dừng ở ga Bazancourt

Lại một chuyến tàu đêm nữa. Nếu không còn những chuyến tàu, tôi hình dung cuộc đời mình sẽ hoàn toàn trở thành sa mạc, mọi mầm mống đã có sẵn, chỉ đợi thời điểm thích hợp để mở rộng ra mãi không ngừng. Tàu dừng ở Manheim, sẽ phải đợi vài tiếng đồng hồ.

Dec 16, 2015

[tiện bút] tôi ở rất xa

tôi đã ở rất xa
nơi ấy thật quê nhà

Dec 15, 2015

Gigi và Colette

Tôi hay nhận được những quyển sách, những món quà tặng bất ngờ, lắm lúc không rõ nguồn gốc cho lắm, ví dụ quyển này:


Dec 12, 2015

Nguyễn Vỹ

Lịch sử Việt Nam có một điều, là dành rất ít vị trí cho những nhân vật phản kháng. Nguyễn Vỹ là người gây khó chịu khủng khiếp, kiểu người không hay thấy ở Việt Nam; thời nào, dưới chế độ nào, Nguyễn Vỹ cũng gây khó chịu, và những điều khó chịu ấy đã gây cho bản thân Nguyễn Vỹ không ít hệ lụy.

Ta có một cái nhìn xách mé của Hoài Thanh, và dường như về sau, người ta toàn đánh giá văn nghiệp Nguyễn Vỹ dựa trên đánh giá của Hoài Thanh. Nhưng, lại thêm một lần nữa, Hoài Thanh đâu có tài năng bằng Nguyễn Vỹ, và thêm một lần nữa đánh giá của Hoài Thanh hoàn toàn không đáng tin. Thế Lữ là một người khác chê thơ Nguyễn Vỹ dữ dội, nhưng giờ đây đọc lại, tôi thấy thơ Nguyễn Vỹ không hề kém thơ Thế Lữ, thậm chí còn hơn nhiều.

Một quyển rất hiếm và rất sớm của Nguyễn Vỹ, giờ đây gần như không ai còn biết, viết vào thời điểm người Nhật mới bắt đầu xuất hiện ở Đông Dương:


Dec 7, 2015

Thảm họa và hình ảnh

Về Holocaust, không chỉ có Raul Hilberg hay Claude Lanzmann, không chỉ có những lời chứng của Primo Levi, Kertész Imre hay Robert Antelme (người tù ở trại Buchenwald, tác giả cuốn sách L'Espèce humaine xuất bản năm 1947, người chồng đầu tiên của Marguerite Duras, xuất hiện trong La Douleur của Duras). Tất nhiên đừng nói đến những kiểu như Danh sách của Schindler các thứ. Còn có một phương diện nữa của các trại tập trung, của Holocaust: hình ảnh. Hai cuốn sách này của Georges Didi-Huberman:


Dec 3, 2015

Chẳng cần nhiều

Bruno Schulz thuộc hàng nhà văn lớn có ít tác phẩm nhất, tức là một nhà văn chỉ cần rất ít tác phẩm đã đủ trở thành nhà văn lớn. Thậm chí rất lớn, và thậm chí rất ít.

Câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Schulz thật ra không phải hoàn toàn như vậy. Cuộc xâm chiếm Ba Lan của quân Nazi, cuộc sống trong ghetto Do Thái ở Drohobych khiến cho những gì Schulz từng viết ngoài hai tập truyện và một số thư từ đã hoàn toàn biến mất. Người ta mơ hồ biết rằng Schulz có viết một cuốn tiểu thuyết nhưng có vẻ bản thảo không thể tìm lại được nữa. Xung quanh bản thảo này có không ít huyền thoại.

Nov 29, 2015

Những hiệu quế

Truyện dưới đây của Bruno Schulz gây cho tôi một cảm giác ngây ngất, cả ở lần đầu tiên đọc lẫn khi đọc lại, một truyện ngắn hết sức khó diễn tả.

Những hiệu quế


Nov 28, 2015

Antoine Compagnon nói về Roland Barthes

Còn lại gì từ những tình yêu xưa cũ?

Ai (còn) yêu quý tôi :p thì nghe bài hát Que reste-t-il de nos amours đi. Cũng vì bài hát này mà có cái tên phim Baisers volés: François Truffaut đã thuổng cụm từ này (nghĩa là "những nụ hôn trộm") từ bài hát, và bài hát ấy cũng là nhạc cho bộ phim, một trong những bộ phim sống lâu nhất của Truffaut cũng như của Làn Sóng Mới.

Nov 24, 2015

Giải Goncourt năm nay

Mathias Enard luôn luôn chọn những đề tài rộng cho các tiểu thuyết của mình.

Enard được giải Goncourt năm nay một cách hoàn toàn xứng đáng. Đây đã là cuốn tiểu thuyết thứ sáu của Enard, những cuốn trước cũng đã gây ra hiệu ứng không nhỏ. Trao giải cho Mathias Enard cũng là cách để công nhận tầm vóc của các nhà văn Pháp sinh ra trong thập niên 70.

Nov 21, 2015

Vài nhát tổng kết

Tới comment thứ 10.000:


làm tí tổng kết :p

Nov 16, 2015

Bruno Schulz: 2

Dưới đây là bản dịch hai truyện của Bruno Schulz, một trong hai nhà văn Ba Lan, rút từ tập Những hiệu quế. "Chim" và "Ma nơ canh" chứa đựng những hình ảnh quan trọng nhất trong thế giới văn chương của Schulz, đặc biệt là những ma nơ canh không thể quên, nguồn cảm hứng bất tận cho điện ảnh sau này, ở các đạo diễn tài năng xuất chúng hơn cả.



Chim

Nov 15, 2015

Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Họ là hai anh em ruột, con của một ông tiến sĩ Quảng Nam thuộc "ngũ phụng tề phi". Phan Khoang là một sử gia, tác phẩm vẫn còn tương đối được biết đến do có vài quyển được tái bản trong hai chục năm trở lại đây, nhưng Phan Du, chủ yếu là nhà văn, thì gần như biến mất hẳn. Tài liệu được đông đảo độc giả và giới nghiên cứu coi là nhất thiết cần tham khảo nếu muốn tìm hiểu văn chương miền Nam, bộ sách của Võ Phiến, viết về Phan Du theo một cách thức hết sức xách mé. Võ Phiến không chỉ kém cỏi trong nhìn nhận Sáng Tạo, Mặc Đỗ, mà còn như vậy với rất nhiều người khác, trong đó có Phan Du.

Bộ sách của Võ Phiến không hề khả tín. Có thể nào chăng, Võ Phiến cũng bóp méo văn chương miền Nam không khác Trần Trọng Đăng Đàn and Co.?

Nov 12, 2015

Robert Walser

Lâu rồi không chạy đua khoe hàng với Mr. Tin Văn, đụng đến các món hàng khủng nên phải triển khai ngay :p

Robert Walser:


Nov 11, 2015

Hai người Ba Lan

Ngày 11 tháng Mười một năm 1918, vào đúng 11 giờ sáng, một cách biểu tượng, Thế chiến thứ nhất đã kết thúc: Đình chiến (armistice) được ký kết; ngày nay, 11/11 là Ngày Tưởng niệm của châu Âu, một ngày lễ lớn. Trong khu rừng Compiègne không xa Paris năm ấy, trên một toa tàu, mọi sự đã được giải quyết. Nhân vật chính là Thống chế Foch của nước Pháp, được đặt tên cho một đại lộ lớn ở khu Trocadéro, Paris. Nhưng người ta còn chưa biết, đây mới chỉ là màn dạo đầu cho sự suy sụp còn lớn hơn nhiều, ở một tầm vóc không thể tưởng tượng nổi, của cả một thế giới.

Nov 10, 2015

Bernhard và tôi

Trong khi đợi cuốn tiểu thuyết mới của Linda Lê sẽ được xuất bản vào tháng Giêng sang năm (cuốn tiểu thuyết gần đây nhất, Oeuvres vives, là một câu chuyện tuyệt đẹp về một nhà văn bí hiểm sống ở Le Havre vừa tự sát; nhà văn ấy tên là Antoine Sorel: ngay tắp lự đã có một homage tới Stendhal, Julien Sorel và nguyên mẫu của Julien Sorel, mẩu tin vắn gây cảm hứng để Stendhal viết Đỏ và Đen, với nhân vật chính là Antoine Berthet, rút súng bắn chết người tình cũ trong nhà thờ), có thể đọc tập tiểu luận in cùng thời điểm với Oeuvres vives, mang tên Par ailleurs (exils). Đây là cuốn sách về những sự lưu đày, các nhà văn lưu đày, văn chương lưu đày.

Song song với sự nghiệp tiểu thuyết gia (vô cùng đồ sộ), Linda Lê còn có một sự nghiệp thứ hai, sự nghiệp của một nhà phê bình văn học kiệt xuất, với những tác phẩm sẽ còn tồn tại lâu trong lịch sử (ví dụ xem ở đây).

Nov 8, 2015

Chạm trán Holocaust

Mỗi người có một kinh nghiệm riêng về lần đầu tiên vấp phải Holocaust.

Đối với tôi, lần đầu tiên chạm trán ấy, mà tôi còn nhớ được một cách rõ rệt, là Giờ thứ hai mươi lăm của Virgil Gheorghiu, tuy rằng trước đó đã có Agota Kristof và không ít thứ khác.

Đó là một tuyển tập Gheorghiu rất dày, mở đầu bằng Giờ thứ hai mươi lăm.

Nov 5, 2015

Shakespeare

Sắp sửa có kỷ niệm Shakespeare rất to. Bản dịch này


Nov 2, 2015

Những căn bếp

Trong những hoàn cảnh bi thảm, người ta làm gì? Một số nhà văn mang sứ mệnh miêu tả điều này. Những sứ mệnh văn chương có thể rất khác nhau, nhưng văn chương gắn liền với sứ mệnh. Bất kỳ văn chương nào, dẫu cho trông có hay ho, đẹp đẽ đến đâu, mà không chứa đựng sứ mệnh, đều đáng vứt đi. Thậm chí đó không phải là văn chương. Những thứ tuyệt đối không mang gờ ram trọng lượng nào của sứ mệnh đều là bong bóng xà phòng. Chắc phải đến hơn chín mươi chín phần trăm những thứ được viết ra và được gọi là văn chương là bong bóng xà phòng, một sự xúc phạm lớn lao đối với thế giới cây cối.

Svetlana Alexievitch mang một sứ mệnh rất rõ ràng:

Nov 1, 2015

Một khoảnh khắc lớn

Đối với tôi, nếu ta thực sự nhìn kỹ, và biết cách nhìn, thì lịch sử của bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những thời điểm rất sáng, đột xuất. Kể cả lịch sử dịch thuật Việt Nam :p

Đây là một khoảnh khắc lớn như thế:


Oct 31, 2015

Vũ Hoàng Chương: Vân Muội (4)

Nốt phần còn lại của vở kịch thơ Vân Muội.

Hồi thứ ba:

Oct 27, 2015

Kim Bình Mai

Đã nói đến một "trường hợp Minh Thanh" có đặc điểm nổi bật là thu hút rất nhiều học giả danh tiếng của Việt Nam trong một quãng thời gian dài, giờ ta nên nói tới một "Minh Thanh" khác, nổi bật chính vì nó là ngược lại của Liêu Trai chí dị ở phương diện dịch thuật. (Rồi sẽ có lúc ta nhắc tới các tác phẩm hơi lệch khỏi địa hạt "tiểu thuyết", mà cụ thể là "tam ngôn nhị phách" vân vân và vân vân).

Chúng ta rất quen thuộc với Kim Bình Mai kiểu như thế này, khi chúng ta lên chín lên mười:

Oct 26, 2015

Vũ Hoàng Chương: Vân Muội (3)

Hồi thứ hai của vở kịch thơ Vân Muội.

Ở hồi này, Liêu Trai chí dị đã được nhắc thẳng đến: "Như ở truyện Liêu Trai, nàng chợt hiện/Như một gái Hồ Ly, nàng chợt biến". Nhưng không chỉ có vậy, mở đầu ta thấy người bạn Vương Sinh của Hoàng Lang ngâm "Quế trạo hề lan tương/Kích không minh hề tố lưu quang", mấy câu trong Tiền Xích Bích phú của Tô Thức; một "quế trạo" khác nữa rất nổi tiếng là "Quế trạo hề lan duệ" của Khuất Nguyên.

Trong hồi này cũng có câu "Chút thiêng liêng di vật của người yêu" như là báo trước câu thơ nổi tiếng "Chút thiêng liêng sót lại của thiên đường/Gỡ dây trói sơ sinh cùng thể phách/Trên nẻo hư vô mơ hồ chiếc bách/Khói dìu đi men đẩy phía sau khoang" (trong bài "Đào nguyên lạc lối").

Oct 23, 2015

Vũ Hoàng Chương: Vân Muội (2)

Đoạn sau đây bắt đầu cho thấy tính chất Liêu Trai của Vũ Hoàng Chương thuở ấy.

Tập Vân Muội 1960 này, cũng như rất nhiều tập thơ khác của Vũ Hoàng Chương, có sự tham gia rất lớn của Đinh Hùng về mặt hình ảnh (trình bày, vẽ bìa vân vân và vân vân). Sự gần gũi giữa Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng không chỉ nằm ở tiểu sử, ở sự đồng điệu thơ ca, mà còn sâu thẳm hơn nhiều. Ta cũng thấy nhà văn Việt Nam một thuở vẽ rất đẹp. Không chỉ Nhất Linh từng theo học Mỹ thuật Đông Dương, mà cả Khái Hưng lẫn Thế Lữ đều thế. Dường như đây là truyền thống, giờ vẫn được tiếp nối, nhưng chỉ là tiếp nối ở vẻ bên ngoài mà thôi. Tôi thấy Nguyễn Quang Thiều vẽ tranh rất xấu, tệ hại, thế mà cứ vẽ suốt, mà lại còn trưng ra nữa.

Nhưng người đọc tinh tế sẽ còn nhận thấy một điều nữa ở Vân Muội, bên ngoài Liêu Trai chí dị và Đinh Hùng: Vũ Hoàng Chương thuở ấy lậm rất sâu vào Kiều. Nhà văn Việt Nam chân chính luôn luôn đi ra từ Kiều. Đời mưa gió là câu chuyện của Thúy Kiều kể lại theo cách khác; Nửa chừng xuân là ba phần tám một câu Kiều, đến cả Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan cũng lại là một nửa câu Kiều khác ("Sự đời đã tắt lửa lòng/Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi").

Quên mất còn chưa nói, Vân Muội là vở kịch có ba hồi. Dưới đây là kết thúc hồi thứ nhất.


Liêu Trai chí dị

Khi viết Lan Hữu, ở đoạn đầu, Nhượng Tống để cho nhân vật nghĩ ngay đến Liêu Trai. Vũ Hoàng Chương viết Vân Muội ngoài những cảm hứng khác tất nhiên có cảm hứng Liêu Trai. Đó chỉ là một vài ví dụ rất nhỏ.

Lịch sử Liêu Trai chí dị ở Việt Nam quy tụ những tên tuổi lớn, thậm chí còn hơn cả ở trường hợp Tam Quốc chí. Văn nhân Việt Nam, nhất là những người đặc biệt nhất, vô cùng mê Bồ Tùng Linh.

Oct 22, 2015

Vũ Hoàng Chương: Vân Muội (1)

Vân Muội là một tác phẩm rất đặc biệt của Vũ Hoàng Chương.

Tôi thấy rất ngạc nhiên vì tìm trên mạng không thấy có vở kịch thơ này. Thật ra, tôi thấy làm mừng vì thấy rõ ràng không phải trên mạng có mọi thứ. Thật là bổ ích và đầy an ủi vì Internet không có mọi thứ. Thời này, ai là người nhìn thấy rõ nhất địa ngục (giống Adolf Hitler trước đây)? Theo tôi, đó là Mark Zuckeberg. Việc nhìn thấy địa ngục đảm bảo cho một số nhân vật có sức thu hút khủng khiếp.

Oct 21, 2015

Rất nhiều thơ, quá nhiều thơ

Có thể có một thái độ nào đối với thơ, ở trong hoàn cảnh Việt Nam?

Kể từ ngày nhận ra là cần phải khinh bỉ thơ, cần phải nuôi dưỡng một niềm khinh bỉ đích thực về phía thơ, tuyệt giao với niềm hứng khởi ca hát nhảy múa của thơ, tôi mới bắt đầu thấy rõ thơ hơn. Ví dụ, Xuân Diệu không thể so nổi với Huy Cận. Có một cuốn sách rất nổi tiếng về Thơ Mới, nói đến các đỉnh cao của Thơ Mới, trong đó Xuân Diệu đứng đầu. Nhưng không thể coi Xuân Diệu là một nhà thơ rất lớn được.

Oct 19, 2015

Văn học miền Nam: Phan Nhật Nam

Nhảy luôn đến đoạn cuối.

Một nhân vật rất đặc biệt.

Oct 17, 2015

Nhất Linh và tôi

Đây là câu chuyện về một món nợ văn tự, một món nợ bút mực.

Oct 11, 2015

[tiện bút] năm tháng nặng: nỗi buồn là vô tận

Quán cà phê còn tương đối vắng, tôi đi qua cửa, vào sâu hơn bên trong. Trên bức tường cạnh cửa treo tấm poster lấy từ một bộ phim, một khuôn mặt mà tôi thấy rất quen nhưng chưa nhận ra ngay là ai.

Oct 9, 2015

Svetlana Alexievitch

Sự kết thúc của người đỏ:


Oct 7, 2015

Tiếp tục tác phẩm hiếm của Nhượng Tống

Sau khi vét các kho tài liệu, tôi trông chờ những tác phẩm khác nữa của Nhượng Tống từ các bộ sưu tập cá nhân. Dưới đây là những gì tôi mới tìm được, thông qua rất nhiều sự giúp đỡ, big big tks :p

Một tác phẩm rất lạ:


Oct 6, 2015

Tchya và Phổ thông bán nguyệt san

Mới đây tôi vừa bắt đầu nói đến Tchya, cuốn Ai hát giữa rừng khuya cũng mới in rồi, bây giờ ta nên đi sâu vào Tchya và một tờ báo rất đặc biệt liên quan chặt chẽ đến văn nghiệp của Tchya: Phổ thông bán nguyệt san.

Tôi lại cũng hay tập trung vào Tự Lực văn đoàn, Phong hóa, Ngày nay, nhà xuất bản Đời nay và An Nam xuất bản cục, nhưng tất nhiên giai đoạn giữa thập niên 30 mọi chuyện nhộn nhịp hơn nhiều. Để tìm hiểu, không gì bằng bắt đầu bằng bộ 13 năm tranh luận văn học của Thanh Lãng. Linh mục Thanh Lãng là một nhà nghiên cứu "dân chơi", tôi rất thích, và thật ra ông ấy có công lao vô cùng to lớn, là dân chơi nên nhìn ra những vấn đề ít người để ý đến.

Cuộc tranh đấu dữ dội giữa mấy nhóm đã đi vào dã sử: cách đây mấy năm nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã công bố tác phẩm Tam động kiếm tiên rất hấp dẫn, các bác nên tìm đọc. Ta có ba đối thủ chính: Tự Lực văn đoàn, Tân Dân và Lê Cường. Lê Cường trông hơi yếu thế hơn nhưng để bù lại, những ấn phẩm huyền thoại bậc nhất của lịch sử văn chương Việt Nam giai đoạn này lại hay nằm ở Lê Cường (Số đỏ 1938 chẳng hạn), tờ Hà Nội báo của bên Lê Cường cũng không đọ được với các tờ của hai nhóm kia, nhưng lại cũng là huyền thoại, chủ yếu nhờ đăng Số đỏ và Giông tố (mục lục tờ Hà Nội báo có thể đọc được ở trang web "Hồ sơ văn học"). Vũ Trọng Phụng có dành cho cả Tự Lực văn đoàn và Tân Dân vài thứ, nhưng đều là những thứ kém nhất :p, chẳng hạn Cạm bẫy người do Đời nay in, còn Dứt tình (có lẽ là tác phẩm tệ nhất của Vũ Trọng Phụng) thì ở chính Phổ thông bán nguyệt san.

Oct 4, 2015

Nhân một cái giải thưởng

Yên tâm, tôi sẽ không bình luận gì về một cái giải thưởng vừa mới trao đâu :p thật ra tôi ở cách xa những câu chuyện ấy lắm rồi.

Lại vừa có một giải thưởng mới được loan là sẽ trao trong tương lai. Tôi cũng chẳng muốn bình luận, nhưng vẫn thấy ngứa mồm, tôi nghi cái giải này sẽ có mức độ nhảm nhí ngang giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.

Tôi muốn quay trở lại với hai giải thưởng thời tiền chiến. Trước hết là giải thưởng Tự Lực văn đoàn.

Oct 3, 2015

Văn học miền Nam: Võ Phiến

Võ Phiến, trước hết và trên hết, là những tập truyện ngắn dưới đây:


(do Bình Minh xuất bản ở Quy Nhơn, 1957)

Oct 1, 2015

Vùng đất lạnh

Câu chuyện về Võ Phiến sẽ còn dài.

Đọc một vòng, tôi càng thấy rõ hơn, văn chương thực chất là một cái bẫy. Phải tự đặt câu hỏi chứ: tại sao cả Tô Hoài lẫn Võ Phiến đều gắn vào với Nguyễn Tuân? Trả lời được thì sẽ hiểu được rất nhiều điều.

Sep 29, 2015

Võ Phiến đêm thu trăng sáng

Trước đến nay, tôi vẫn hay nghĩ: miền Bắc có Nguyễn Khải, miền Nam có Võ Phiến. Hình như cũng có rất nhiều người thấy Võ Phiến và Nguyễn Khải rất gần nhau, là tương ứng hai miền của một mẫu nhà văn.

Nhưng rất gần đây thì tôi chợt nhận ra: Võ Phiến chính là hiện thân miền Nam của Tô Hoài.

Đêm thu trăng sáng,

RIP

Sep 27, 2015

Một nhân vật nữa

Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở lòng em cô độc quá
Khách ngồi lại cùng em đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say
Đây rượu nồng và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử
Chớ đạp hồn em trăng từ viễn xứ
Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn
Gió theo trăng từ biển thổi qua non
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn

Thiên tài của Xuân Diệu, tuy rằng phát lộ chỉ một thời gian không dài, thực sự tuyệt diệu ở những khoảnh khắc ríu rít rối bời của cảm giác, hình ảnh, âm điệu. Cứ đợt nào sáng trăng như Hà Nội lả lướt mấy hôm nay, tôi lại nhớ đến Xuân Diệu (các bác đặc biệt chú ý nhé: "và hồn của em đây", một tuyên ngôn quá đỉnh, quá mức ý vị :p). Xuân Diệu còn nhập đồng thiếp được vài lần nữa, không chỉ trong "Lời kỹ nữ", như trong bài "Hoa đêm" dưới đây:

Sep 25, 2015

Đào Trinh Nhất

Hay là đã đến lúc chúng ta nên bớt tin vào một số danh xưng lưu truyền suốt nhiều năm rồi nhỉ? Bộ tứ "Vĩnh Quỳnh Tố Tốn" có đến mức độ như thế không? Khái niệm "bộ tứ" này lại là một cái gì đó vô cùng đặc vị Hà Nội, cái xứ hễ một tí lại thấy có "Trường An tứ hổ", mỗi thuyết lại khác nhau, đại khái Nguyễn Bá Lân hổ mà ông thân phụ Nguyễn Công Hoàn lại cũng hổ nốt.

Với tôi, nếu có bốn trí thức trước 1945 thực sự kiệt xuất có thể đặt thành "bộ tứ" (lại bộ tứ, đúng đầu óc Bắc Kỳ Hà Nội :p) thì đó là "Kim Khôi Nhất Hùm" (Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Đào Trinh Nhất và Phan Văn Hùm). Được cái trong này có hùm có hổ luôn đỡ phải phân vân :p

Sep 23, 2015

Kiều: trưng bày

Thật ra, tôi chưa bao giờ là một người "cuồng Kiều". Giới sưu tầm chuyên ngạch Kiều chỉ cần nghe tôi thú nhận tôi không có Kiều Abel des Michels và Kiều văn họa là có thể thở phào loại ngay một đối thủ không đáng để tâm, cào cào châu chấu :p

Cho nên bộ sưu tập riêng của tôi, nói trước luôn là khiêm tốn lắm nhưng cũng gắng gượng đem trưng bày nhân ngày giỗ Nguyễn Du, 5 năm nữa là tròn 200 năm. Viết xong bài "Nguyễn Du chi đạo"  thú thực là tôi mệt lắm rồi, chắc vài chục năm nữa mới dám quay trở lại với Kiều. Nhân tiện, đợt vừa rồi có gì thô lậu mong hải nội chư quân tử niệm tình lượng thứ ^^

Sep 21, 2015

Con đường Nguyễn Du

Ta hãy bước vào một vùng trời khác.

Sep 18, 2015

Đinh Hùng và Nguyễn Du

Không chỉ Phạm Văn Diêu, như lần trước tôi đã nói, từng đặt trọng tâm vào Kim Trọng. Một giả thuyết tồn tại xưa nay là chữ Thanh+Tâm (Thanh Tâm Tài Nhân hay Thanh Tâm Tài Tử) thành chữ "tình", chữ Kim+Trọng thành "chung", cộng lại thành "chung tình", rồi thì Kim Trọng là hóa thân của Thanh Tâm Tài Nhân Từ Văn Trường, Từ Vị mạc khách Hồ Tôn Hiến từng là người tình của Vương Thúy Kiều khi Kiều còn là áp trại phu nhân của Từ Hải tức Từ Minh Sơn, vân vân và vân vân.

Sep 15, 2015

Lê Huy Oanh viết về Lan Hữu

Theo kiểm kê cho đến lúc này, ngoài lời tựa của Lưu Trọng Lư in trong Lan Hữu, đã có các bình luận sau đây về cuốn tiểu thuyết của Nhượng Tống:

Sep 14, 2015

[tiện bút] anh ấy hát

ngồi xuống ghế trong quán cà phê là tôi biết thế là thôi rồi

một điều gì đó đang xảy ra

Sep 12, 2015

Sách mới (2)

Lợi thế của format mới này là không cần đợi đến hết tháng mới lại có bài mới. Tất nhiên lợi ích còn lớn hơn nữa là hết tháng cũng không phải lo đi mua sách mới :p

Quyển đầu tiên, với tôi là cuốn sách hay nhất về Hà Nội, từ xưa đến nay:

Sep 11, 2015

Đã

Họ đã đến. Họ đã quay trở lại.


Sep 9, 2015

Lan Hữu trở lại

Cuối cùng, cuốn tiểu thuyết Lan Hữu đã trở lại:


Sep 7, 2015

Vài tác phẩm hiếm của Nhượng Tống

Một số tác phẩm của Nhượng Tống giờ không thể tìm nổi. Dưới đây là các ghi nhận của tôi, những trường hợp đã có văn bản để kiểm chứng.

Sep 5, 2015

Thêm một

Hoài Thanh không phải là một nhà phê bình văn học lớn. Giờ đã có thể lấy Hoài Thanh làm một phép thử: ai coi Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học lớn đều hiểu biết rất sơ sài về lịch sử phê bình văn học của Việt Nam.

Sep 2, 2015

Sách mới (1)

Mục "sách hằng tháng" hay nôm na là "monthly books" được tôi duy trì (không hằng tháng cho lắm) được gần ba năm. Đã tới lúc tôi thấy cần thay đổi format. Giờ tôi sẽ không định kỳ lắm nữa.

Cách đây không lâu (xem ở đây) tôi nhận ra là mình nên viết về những cuốn sách gây ra sự thích thú đặc biệt cho riêng tôi, bỏ bớt cái trách nhiệm phải bao quát tình hình sách mới. Mình nhường cho các bạn cái việc ấy đấy.

Sep 1, 2015

Mộng kinh sư

Một nhà văn đã hoàn toàn bị lãng quên: Phan Du. Có được nhắc tới trong một bộ sách to thì chỉ được nhắc tới phớt qua, không hề tương xứng với tầm vóc. Văn chương miền Nam có những nhà văn không hay được nói đến nhưng có tài năng rất lớn.

Mộng kinh sư:


(Cảo Thơm, 1971, bản đặc biệt số 88)

Aug 28, 2015

Một mình Kiều

Không ngờ, trong bài "Vẫn là Kiều", một điều tôi chỉ tiện miệng nói, là trong lịch sử đọc Kiều ở Việt Nam gần như không có sự tham gia của phụ nữ, lại được quan tâm có lẽ còn hơn các luận điểm quan trọng hơn. Như vậy kể ra cũng không hay lắm, nhưng cũng là tốt: giờ chính là lúc tôi muốn nói đến một phụ nữ trong lĩnh vực nghiên cứu Kiều.

Xung quanh một cuộc tranh luận

Bài "Vẫn là Kiều" của tôi tranh luận với anh Đinh Bá Anh xung quanh bài viết của anh Đinh Bá Anh về nhân vật Kim Trọng trong Kiều xảy ra vài vụ việc nho nhỏ mà tôi muốn nói ngay ở đây.

Thứ nhất là chuyện liên quan đến trang web của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập, vanviet.info.

Aug 25, 2015

Vẫn là Kiều

Bài viết của anh Đinh Bá Anh, “Kim Trọng - nhân vật văn chương vĩ đại của Nguyễn Du”, muốn chứng minh rằng Kim Trọng (đại diện cho chữ Tâm, trong khi Kiều đại diện cho chữ Trinh) mới là hóa thân của Nguyễn Du (chứ không phải người khác, ví dụ như Từ Hải, và bản thân Thúy Kiều), và nhân vật ấy phải được hiểu là một nhân vật văn chương vĩ đại. Với tôi, bài viết này, mặc dù có những điểm hay, thể hiện một cách đọc Kiều còn tệ hại hơn là khiên cưỡng. Sự tệ hại này một phần lớn bắt nguồn từ một số lỗ thủng về hiểu biết mà tôi chỉ có thể gọi là trầm trọng, vì có những điều sai ở mức độ hết sức căn bản.

Aug 22, 2015

Không chỉ Kiều

Lịch sử Việt Nam từng có một nhân vật không khác gì Jesus đấy chứ, đó chính là Nguyễn Du.

Aug 19, 2015

Đôi mắt Elsa

Tàng thư cũ kỹ chứa đựng thật nhiều thứ bất ngờ. Hôm trước đã rơi ra mấy cái vé xem phim, dẫn đến một cú thả con đề nhưng không trúng (các bác có nhiều kinh nghiệm bài bạc lô đề không nhỉ: ở đó chỉ có trúng và gần trúng, thắng và suýt thắng, không có chuyện trượt hoặc thua :p)

Nhưng còn có những thứ còn mang niên đại sâu hơn. Mấy cái vé là cách đây mười lăm năm, giờ đến những thứ cách đây hai mươi năm.

Aug 18, 2015

Hà Nội cách đây mười lăm năm

Bỗng thấy rơi ra từ tàng thư cũ rích mấy thứ:


Vé xem phim rạp tháng Tám trên phố Hàng Bài, và vé xem phim ở Fansland phố Lý Thường Kiệt.

Thời thiên đường, chỉ 10.000 đ với cả 12.000 đ đã mua được một cái vé xem phim.

Nhưng mà hồi đó như vậy đã là hai bát phở rồi.

Nhân nói đến phở lại nhớ:

Aug 15, 2015

Tô Hoài kể chuyện (3)

Giờ, giỗ lễ xong rồi, ta đã có thể nói sâu vào văn chương Tô Hoài.

Đọc đi đọc lại Cát bụi chân ai, chẳng biết đến lần thứ mấy, tôi bỗng nhận ra, mình đúng là có mắt như mù, Cát bụi chân ai hấp dẫn một cách lạ thường như vậy chính là vì ở nó, lần duy nhất, Tô Hoài để lộ một số chìa khóa ngõ hầu giúp người ta bước vào một thế giới kín bưng. Một lần, chắc là vì hoảng hốt thế nào đó, hoặc có một tâm trạng hơi đặc biệt, Tô Hoài đã đi chệch một chút khỏi con đường quen, thành ra đã xuất hiện những thứ bình thường không bao giờ người ngoài mong thấy được. Về cơ bản, chẳng ai hiểu Tô Hoài hết, kể cả những người từng ở rất sát Tô Hoài, rất quan tâm đến Tô Hoài, nói chuyện rất nhiều với Tô Hoài. Một khi Tô Hoài đã không muốn, thì chẳng ai có thể nhìn thấy gì, mọi thứ cứ lờ mờ. Ấy là vì chủ đích của Tô Hoài chính là tạo ra một sự lờ mờ gầy gùa bao lấy xung quanh. Với văn chương tỉ mỉ ấy, chỉ có thể dùng một sự tỉ mỉ còn lớn hơn, đừng để xao động bởi bất kỳ cảm xúc gì, thì mới may ra nhìn nhận được.

Giờ đây, với Tô Hoài, tầm vóc ấy, danh tiếng ấy, sự lịch duyệt ấy, chỉ còn duy nhất một câu hỏi có nghĩa: văn chương Tô Hoài có lớn không?

Aug 13, 2015

Văn học miền Nam: Thơ

Nguyễn Bắc Sơn mới qua đời, không biết có bao nhiêu người thực sự hiểu được rằng nhà thơ Việt Nam lớn nhất vừa qua đời.

Một thời, đã có những nhà thơ rất lớn, sống cùng không gian và một khoảng thời gian: Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng và Nguyễn Bắc Sơn. Điều đặc biệt của Nguyễn Bắc Sơn nằm ở ngay cái tên bài thơ và tập thơ ấy: "Chiến tranh Việt Nam và tôi". "Chiến tranh Việt Nam và..." sau dấu ba chấm người ta chờ đợi một cái gì đối trọng được với cuộc chiến tranh, nhưng với Nguyễn Bắc Sơn, ở sau dấu (...) là "tôi". Một vị thế như thế lớn vô cùng, đó là một thơ ca rất lớn ngay từ đầu, từ chỗ đặt một cá nhân thản nhiên đối diện, một cách lẻ loi, với chết chóc và chém giết tập thể. Ai đủ sức như thế? Và thơ Nguyễn Bắc Sơn càng lớn vì cái phần không phải chiến tranh ấy, cái phần "tôi", hay cũng có thể gọi là đời thường. Xuất chúng nhất ở Nguyễn Bắc Sơn chính là phần ngược lại của chiến tranh kia.

Thơ ca của một thời, tôi từng có lần đem ra trưng bày một phần (xem ở đây). Nhưng lần này tôi làm lại, theo cách thức giản dị nhất, là xếp theo trình tự thời gian.

Aug 9, 2015

Cao trào phong tục, Lương Thúc Kỳ và Quốc ngạn

Mãi rồi cũng đã viết xong một số dật sự liên quan đến cuộc đời hoạt động và bất hoạt động của tôi (xem ở đây). Đùa chứ mệt quá :p

Aug 6, 2015

Vài nhát

Khi chấp nhận làm editor, tôi tự có một số "mạnh lệnh" (học theo cách nói của Nhượng Tống), tôi tự thấy là một số tác giả nhờ có tôi, ở tư cách editor, phải xuất hiện ở đây, trong phong cảnh này. Rốt cuộc thì mãi rồi tôi cũng sắp đưa được một trong các tác giả ấy tới (thật ra là trở lại) sau những gian truân không tính xuể: Malaparte.

Đây là cách để thông báo rằng cuốn tiểu thuyết Mặt trời mù (Il sole è cieco) đã sắp xuất hiện tại các hiệu sách ở Việt Nam :p

Aug 5, 2015

Một chương Lan Hữu

Lại nhắc lại này :p thời tiền chiến văn chương Việt Nam, chỉ có ba cuốn tiểu thuyết lớn, là Tố Tâm, Lan Hữu Băn khoăn.

Dưới đây là chương thứ hai Lan Hữu của Nhượng Tống (cả cuốn tiểu thuyết gồm 19 chương).

Trong một diễn biến khác, tiểu thuyết về thời niên thiếu của Lệnh Hồ Nhị Linh vẫn tiếp tục đăng, trong ngày hôm nay sẽ có thêm một chương đậm màu võ hiệp kỳ tình nhất từ trước tới nay :p

Aug 1, 2015

[tiện bút] Một mùa hè

Đã đến post thứ 1000 thật, hic. Tranh thủ thông báo là tôi chẳng bao giờ xóa cái gì, chỉ duy nhất xóa một lần vì những gì tôi viết trong post ấy có thể gây nguy hiểm cho một người. Cái blog cũ giờ tôi đã khóa lại cũng có gần nửa nghìn post nữa. Lắm thật.

Và giữ đúng lời hứa: post này dùng để kể chuyện đời tôi :p

Jul 29, 2015

Văn học miền Nam: Bùi Giáng

Định mệnh rất trớ trêu, thường xuyên rất trớ trêu.

Jul 26, 2015

Trở về cổ điển: Andersen

Đọc rất giống sống ở chỗ: cả khi đọc sách lẫn khi sống cuộc đời mình, ta gặp vô vàn ham muốn. Tất nhiên, đã là ham muốn thì là chuyện các xung động và dục vọng (passion), mà ở đó thì trên hết là những điều xứng đáng làm ta đỏ mặt nếu phải nói ra.

Từ lâu, tôi đã có một ham muốn rất dở hơi, là đặt cạnh nhau hai nhân vật không có lấy một điểm chung: Marcel Proust và Hans Christian Andersen.

Jul 24, 2015

Hầu tước thần thánh và nữ hầu tước thần thánh

Ta hoàn toàn có thể coi Đi tìm thời gian đã mất là bất cứ cái gì cũng được: một bộ tiểu thuyết hài, một bộ tiểu thuyết phong tục, một bộ tình thư, một bộ sách triết lý. Hoặc ta cũng có thể coi đó là một bộ sách về đọc sách. Marcel Proust trước hết là một độc giả siêu hạng.

Jul 22, 2015

Nỗi đau vì phải sống

Không có gì đáng kinh ngạc khi nhà văn viết tiếng Đức vĩ đại nhất sau Kafka không phải Günter Grass (xem thêm ở đây) mà là Thomas Bernhard.

Jul 18, 2015

Vài dật sự về Nhượng Tống

Nếu trước 1945 ở Việt Nam có một thiên tài văn chương đích thực, đúng nghĩa và trọn vẹn nhất, thì thiên tài ấy là Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân.

Không có đâu như ở Việt Nam, một thiên tài văn chương đã hoàn toàn vắng bóng khỏi văn học sử chính thống. Sau rất nhiều thập kỷ, Nhượng Tống đã gần như bị quên hẳn, một số người có nhắc đến thì hầu như xuất phát từ một sở thích đối với những thứ mờ ảo mà bản thân họ cũng chỉ biết lờ mờ, để tỏ vẻ lập dị, đặc biệt. Phê bình (critique) văn học của Việt Nam vô cùng gần với tội ác (crime) chính ở những trường hợp như thế này. Thật ra suốt gần một thế kỷ qua, các nhà phê bình đã làm gì?

Jul 16, 2015

Stendhal giữa mùa hè

Giữa mùa hè, tôi có một chuyến mua sách hết sức loạng quạng. Thế nào mà không hề hy vọng từ trước, cuối cùng tôi đã vớ được, mà lại ngay ở Việt Nam, mà lại bản in đầu, cuốn sách mà tôi tìm kiếm nhất viết về Stendhal, cuốn sách của nhà văn phát xít Maurice Bardèche:


Jul 15, 2015

Cioran và tôi

Borges, khi bình luận Kafka, đã nói một điều lóe chớp về các precursor, các tiền thân: Kafka tự chọn lấy các precursor của mình (tức là tưởng tượng ra chiều thời gian đảo ngược hẳn lại). Khó có thể nói hay hơn Borges ở lĩnh vực này. Thế nhưng vẫn có người nói còn hay hơn, ít nhất là không kém: Cioran bảo rằng viết không phải là để làm kinh thiên động địa người cùng thời hay hậu thế, mà viết là làm sao để các precursor của ta phải đỏ mặt xấu hổ.

Jul 12, 2015

Nguyễn Tuân đọc sách

Một câu hỏi mà tôi rất hay tự đặt ra: nhà văn Việt Nam đọc gì?

Jul 9, 2015

Đi từ hiện thực đến văn chương

Một cuốn tiểu thuyết trùng khít với hiện thực là một cuốn tiểu thuyết dở, tuyệt đối không đáng đọc. Nhà văn nào cũng biết là phải biến hiện thực thành văn chương, nhưng gần như lúc nào kết quả cũng là một trong hai trường hợp: quá sát hiện thực, hoặc quá xa. Cách nào thì cũng dở như nhau.

Jul 7, 2015

Sách tháng Sáu 2015

Tháng này cực nhiều sách, nên ta sẽ phải chia phần ra cho dễ theo dõi nhé.

I) Chuyên đề của tháng

Jul 6, 2015

Đi tìm thời gian đã mất không phải là đi tìm thời gian đã mất

Cách đọc Đi tìm thời gian đã mất kém nhất là đồng hóa nó với nhan đề của nó, coi đó là một câu chuyện về sự thể "đi tìm thời gian đã mất". Tác phẩm lớn đồng thời cũng có nhan đề lớn, nhan đề ấy là một yếu tố quan trọng làm nên tổng thể, nhưng những nhan đề vĩ đại bao giờ cũng đánh lừa.

Jul 5, 2015

Quên tình yêu

Đi tìm thời gian đã mất không chỉ là một Đi tìm thời gian đã mất, mà có rất nhiều Đi tìm thời gian đã mất. Đó là bộ tiểu thuyết xứng đáng nhất để đọc thật nhiều lần. Đúng như nhà văn phát xít Robert Brasillach đã làm (xem thêm ở đây), tức là lâu lâu đọc lại toàn bộ Đi tìm thời gian đã mất, tôi lại mới đọc lại thêm một lần nữa bảy tập sách ấy: văn chương Marcel Proust còn huyền diệu thêm nhiều sau mỗi lần đọc lại.

Jul 3, 2015

Một lời biện hộ cho Milan Kundera

Thấy các trí thức Việt Nam bỗng rộ lên nói chuyện Milan Kundera, tôi muốn hỏi các vị một câu nghe thì như hỏi đểu, nhưng rất thành thực: các vị đã đọc cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông ấy, La Fête de l'Insignifiance, chưa? Chẳng cần câu trả lời thì tôi cũng biết thừa: gần như chưa ai đọc hết, vì La Fête đã in một thời gian rồi, có ai nói gì đâu, giờ vì có bản dịch tiếng Anh, báo chí Anh-Mỹ rộn lên, nên các vị hùa vào ùa ạt thôi.

Jul 2, 2015

Lãi

Tháng vừa rồi lãi lớn, nhận được bao nhiêu quà tặng :p

Trước hết là đây:


Jun 30, 2015

Đừng đọc

Sách ấy mà, đọc đâu có hay bằng không đọc, đó là ý kiến của Paul Valéry.

Nghiêm Xuân Hồng

Nghiêm Xuân Hồng cùng thuộc nhóm Quan Điểm với Vũ Khắc Khoan và Mặc Đỗ (xem thêm ở đây).

Danh mục tác phẩm của Nghiêm Xuân Hồng đã xuất bản ở Sài Gòn trước 1975 (danh mục này do một người bạn của tôi, rành Nghiêm Xuân Hồng hơn tôi, cung cấp):

1) Đi tìm một căn bản tư tưởng, 1957
2) Lịch trình diễn tiến của phong trào quốc gia Việt Nam, 1959
3) Xây dựng nhân sinh quan, 1960
4) Luyến ái quan, 1961
5) Cách mạng và hành động, 1962
6) Người viễn khách thứ mười, kịch, 1963
7) Từ binh pháp Tôn Ngô đến chiến lược nguyên tử, 1965
8) Việt Nam, nơi chiến trường trắc nghiệm, 1966
9) Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ, 1966
10) Biện chứng giải thoát trong giáo lý Trung Hoa, 1967
11) Nguyên tử hiện sinh và hư vô, 1969

Jun 29, 2015

Thạch Lam và Nam Cao

Để có thể nhìn vào quá khứ, bắt "lịch sử" nói ra vài câu chuyện, buộc lòng ta phải có một số tưởng tượng, tưởng tượng ra những thứ không thể tưởng tượng. Nhìn qua, trông rất hao hao phương pháp mà trong kinh tế học người ta gọi là "lập mô hình". Càng ngày, tôi càng thấy các "mô hình" nhảm nhí, nhưng tạm thời cứ coi là thế đã, để tiện hình dung.

Jun 27, 2015

Nabokov Ông hoàng đen tối

Còn bây giờ, đã đến lúc nói chuyện về Vladimir Nabokov. Không phải Lolita, mà là Nabokov.

Câu chuyện Lolita đã xong xuôi lâu rồi.

Jun 26, 2015

Đọc và đọc lại: Kafka

Không phải cái gì cũng thấy ngay được ở lần đọc đầu tiên, trong cơn hứng khởi của tuổi trẻ tưởng chừng như cái gì cũng dễ dàng. Đọc, tức là đọc lại.

Lên, lên nữa, lên mãi

Trong Tự Lực văn đoàn, ngoài địa hạt viết văn thuần túy, nhân vật nào cũng có thể mỉa mai, châm biếm rất ý vị (nhờ thế mà mới có Phong hóa và cái giọng rất riêng của nó, được Ngày nay nối tiếp, trong một khổ báo nhỏ hơn, hợp lý hơn và dễ lưu giữ hơn). Nhưng Thạch Lam và Thế Lữ thường xuyên đẩy sự mỉa mai đi quá ranh giới, con người ngày nay đọc còn thấy bực hộ các đối tượng công kích của họ. Khái Hưng thì không, giọng mỉa mai của Khái Hưng vô cùng đứng đắn. Đây là đặc điểm đầu tiên của Khái Hưng bên ngoài tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch.

Đặc điểm thứ hai của Khái Hưng nhà chính luận là sự nhất quán trong cách nhìn.

Jun 24, 2015

Tự Lực: Một sự nghiệp tuyệt đẹp

Trời mưa buồn nhỉ.

Không phải chỉ có mỗi Phan Cự Đệ mới sai lầm về niên đại (xem thêm ở đây), mà ngay nhiều nhà nghiên cứu khác, xuất phát từ những lập trường khác, kể cả những người đầy hảo ý với Tự Lực văn đoàn, cũng rất hay sai về niên đại. Dường như tới giờ rất ít người thực sự biết Tự Lực văn đoàn không chỉ có nhà xuất bản Đời nay. Ta cần phải tính tiền thân của Đời nay là An Nam xuất bản cục, hoạt động chủ yếu vào năm 1933 và năm 1934. Trong bài dưới đây tôi cũng nói rõ điều đó: niên đại tập truyện ngắn Anh phải sống thường xuyên bị ghi sai, và không chỉ tập Anh phải sống, những sai lầm ấy chủ yếu xuất phát từ việc không biết đến sự tồn tại của An Nam xuất bản cục.

Tài liệu về Tự Lực văn đoàn không thiếu, nhưng trong lịch sử nghiên cứu Tự Lực văn đoàn khoảng 60 năm vừa rồi có rất nhiều điều sai. Đã nói đến cái sai của Phan Cự Đệ liên quan đến Tiêu sơn tráng sĩ, sắp tới tôi sẽ nói đến cái sai của Thư Trung Trần Phong Giao.

Như vậy là mấy năm vừa qua, lặn sâu vào thế giới của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, cuối cùng tôi nghĩ mình đã đi được đến một phần ba chặng đường. Còn nhiều việc phải làm, nhưng về cơ bản cũng đã nói ra được một số thứ. Bài dưới đây là lời giới thiệu cho lần tái bản Anh phải sống tới đây.

Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghĩ ra được một cái nhan đề có tận bảy dấu nặng :p trước đây tôi đã suýt làm được, nhưng vẫn bị lẫn một dấu hỏi hehe (xem thêm ở đây).

Jun 23, 2015

Camilla Läckberg

Chúng ta vừa mới có một Alex, và thế là chúng ta lại sắp có thêm một Alex trinh thám nữa :p

Số mới nhất tờ Magazine Littéraire:


Bây giờ ta sẽ nhìn vào một điều này: tại sao ở phương Tây, mấy chục năm trở lại đây lại có nhiều tác phẩm văn chương thuộc dòng trinh thám đến thế; truyện trinh thám giờ đã có vị trí rất vững chắc, có những kiệt tác, huyền thoại, tác giả lớn của nó. Nhưng vấn đề là tại sao. Tại sao?

Jun 22, 2015

Phan Cự Đệ vs Khái Hưng

Tiếp tục câu chuyện Khái Hưng: mười năm sau khi Khái Hưng qua đời (1947) là mười năm loạn lạc. Hết quãng thời gian đó rồi, Khái Hưng bắt đầu quay trở lại với tư cách đối tượng của nghiên cứu văn học.

Dưới đây là thời điểm 1957, ở Hà Nội.

Jun 21, 2015

Amerika. Chương năm: Khách sạn Phương Tây (1)

Đã đến chương năm. Từ đây cho tới cuối, Amerika sẽ thể hiện toàn bộ những gì trọng yếu nhất trong cái mà người ta gọi là "kafkaesque". Hành trình của Karl Roßmann đã đến chỗ không thể đảo ngược được nữa ("bước qua cánh cửa này...") Cũng từ đây, câu chuyện mang những sắc thái rất khác so với bốn chương trước.

Một lưu ý nhỏ: Kafka rất chú ý đến cầu thang máy, và những người trông coi thang máy. Đây là điểm tương đồng của Kafka với một nhà văn khác: Marcel Proust. Trong kỳ lưu trú thứ hai (và cũng là cuối cùng) của Marcel tại khách sạn Grand-Hôtel ở Balbec, những cái thang máy và những người coi thang máy có vị trí rất trọng tâm. Tôi luôn luôn cảm giác cần phải bắc được cây cầu giữa Kafka và Proust, hai con người hiểu rõ nhất thời đại của mình, tuy là theo hai hướng ngược nhau. Mặc cho mọi khác biệt bề ngoài, Kafka và Proust rất gần nhau, bắt đầu từ những chi tiết nho nhỏ như cái thang máy.

Ở đoạn dưới đây, ta thấy đặc biệt xuất hiện Therese Berchtold, một tạo tác nữa trong tập hợp những nhân vật nữ cực weird mà Kafka rất biết cách tạo ra trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Văn học miền Nam: Mặc Đỗ

Càng ngày, văn chương miền Nam với tôi càng là văn chương của những nhà văn sau này ít được nhắc tới. Phần lớn chọn thái độ im lặng, một sự im lặng rất dễ làm người ta tưởng rằng sự nghiệp trước đây của họ không đồ sộ.

Mặc Đỗ là một trong số những nhà văn ấy. Có lẽ lần đầu tiên tôi nhìn thấy tên Mặc Đỗ là ở một bài điểm sách đăng trên tờ Sáng tạo, Mặc Đỗ đã chê cuốn Nam et Sylvie của Phạm Duy Khiêm một cách rất kỹ càng.

Mặc Đỗ cuối thập niên 50 là như thế này:

Jun 20, 2015

ngừng

nào, đã đến lúc ta nói thêm một số chuyện

và nói nốt một số chuyện

Jun 19, 2015

Thư gửi...

Trong thế giới sách vở, có những cái sự nó khó lắm.

rất là khó

;)

Jun 17, 2015

Yên Bái. 17/6/1930. Phó Đức Chính

Cách đây đúng 85 năm, diễn ra vụ hành quyết "các nhân vật Yên Bái" thuộc Việt Nam Quốc Dân đảng.

Phó Đức Chính là nhân vật số hai của Việt Nam Quốc Dân đảng, là người bị chém thứ mười hai, ngay trước Nguyễn Thái Học. Người duy nhất không chống án và/hoặc xin ân xá trong phiên tòa trước đó (thực chất là "hội đồng đề hình", một "thủ thuật tư pháp" của người Pháp), cũng là người đòi nằm ngửa xem lưỡi dao guillotine sập xuống.

Jun 16, 2015

Trở về cổ điển: Một cô gái

Thật không ngờ, đến một ngày, đọc (lại) những câu chuyện tình, tôi lại thấy hay. Kiểu này khéo mà đến lúc còn thích được cả thơ thì chết :p


Jun 15, 2015

Thạch Lam

Đây này, người ta chê văn nhau như thế này này haha.

Bài dưới đây là của Trương Chính viết về Thạch Lam, rút từ tập Dưới mắt tôi, 1939 (từ tr.145 đến tr.151). Thạch Lam là chương thứ 8 của cuốn sách, sau Trương Tửu (chương 7) và trước Lan Khai (chương 9). Lúc này, Trương Chính mới ngoài hai mươi tuổi.

Quyển phê bình văn học nào là xuất sắc nhất của thời "tiền chiến"? Chắc chắn trước câu hỏi này, gần như bất kỳ ai cũng sẽ trả lời Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và/hoặc bộ Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. Nhưng không hẳn vậy: Dưới mắt tôi của Trương Chính có một điều mà hai tác phẩm kia không có. Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan đều thiên về công việc kiểm kê, trong khi Trương Chính thì thiên về giá trị. Giá trị là thứ khó xác định nhất, chứ không phải các sự kiện; không những thế, phê bình của Trương Chính còn có tính dự phóng rất cao, điều mà hai nhà phê bình kia thực sự thiếu. Tất nhiên, Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan thì đều phải quan tâm đến "giá trị", nhưng lúc này câu chuyện lại quay trở về với khái niệm mức độ (xem thêm ở đây).

Trương Chính viết về Thạch Lam (ở thời điểm Gió đầu mùa) chính xác đến đáng kinh ngạc. Tôi sẽ quay trở lại với trường hợp Thạch Lam một cách kỹ càng, vì Thạch Lam cần được đặt bên cạnh một nhân vật nữa: Nam Cao.


Nhượng Tống về Phạm Hồng Thái và Tâm Tâm xã

Giai đoạn 1945-1946 tao loạn, làm nảy sinh những mối cộng tác rất kỳ lạ. Vũ Bằng từng kể mình bắt tay với Khái Hưng làm cùng một tờ báo, coi như đó là một điều rất bất thường. Nhưng Vũ Bằng thì ai mà chẳng cộng tác được: cùng quãng thời gian ấy, sự cộng tác của Nhượng Tống và Khái Hưng mới là đáng kể và kỳ lạ. Bài báo dưới đây xuất hiện trên một tờ báo có sự cộng tác ấy.

Ta có thể để ý, ở đoạn đầu bài, khi Nhượng Tống kể lại về "tai nạn dịch thuật" phiên tên Phạm Hồng Thái thành "Phan Hồng Tài", xét về niên đại thì đó chỉ có thể là tờ Khai hóa hoặc tờ Thực nghiệp dân báo (Dân báo).

Thực chất, chính là quanh hai tờ báo này mà lứa trí thức Việt Nam sinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tìm được cách khởi đầu cho sự nghiệp trước tác của mình. Nhượng Tống, nhưng cả Khái Hưng nữa; cũng chính nhờ tòa soạn mấy tờ này mà Nhượng Tống sẽ quen biết với Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, để từ đó mà nảy sinh Nam Đồng thư xã vài năm sau.

Lịch sử Việt Nam, thật ra, có những câu chuyện rất là khác (xem thêm ở đây).


Jun 14, 2015

Amerika: Chương bốn

Tiếp tục nhé, nghỉ giải lao đã hơi lâu rồi :p

Nhưng thật ra, chương thứ tư này có một cái gì đó rất lạ trong Amerika, một biến chuyển trong câu chuyện, một thay đổi nào đó rất khó cắt nghĩa; mà khi đi theo một cuốn tiểu thuyết, tốt nhất là ta nên tuân theo đúng nhịp điệu của nó.

Từ chương thứ năm trở đi, Kafka sẽ bắt đầu để lộ rõ hơn mình muốn đi đến đâu với Amerika, cùng Karl Roßmann.

Jun 13, 2015

Phụ nữ Việt Nam viết hồi ký

Tại sao người ta lại nghĩ Khánh Ly có một câu chuyện để kể nhỉ?

Tất nhiên Khánh Ly chẳng có câu chuyện nào hết, thế nên cuốn sách Đằng sau những nụ cười là một mớ lổn nhổn thật là hết sức vô vị.

Jun 11, 2015

Kiều

Thật ra, biết nói gì về Kiều?

Thật ra, tôi từng viết về Kiều, khi so sánh với Mai Đình mộng ký hay khi so sánh với Cung oán. Nhưng tới khi thực sự phải suy nghĩ, thì tôi hiểu ra: đừng so sánh gì nữa, phải giũ bỏ cho hết tất cả những gì người ta từng nói về Kiều, suốt mấy thế kỷ lịch sử bàn luận Kiều không ngơi. Nếu tiếp cận một cách thật "hệ thống", tôi sẽ chẳng nói được gì khác bên ngoài pho khảo luận về Kiều của Phan Ngọc. Thật ra, hai người cùng quê, hàng xóm ấy, tôi rành Nguyễn Công Trứ hơn nhiều.

Jun 10, 2015

Vàng và máu: một vị trí

Định mệnh trớ trêu, tôi lại trở thành người chiêu tuyết cho văn xuôi Thế Lữ.

Trong thơ, Thế Lữ như thế nào? Ta hãy nhớ rằng bài "Nhớ rừng" mà ta biết ngày nay, một kiệt tác không thể chối cãi, đã được sửa hoàn toàn: "Nhớ rừng" trong Mấy vần thơ 1941 không phải "Nhớ rừng" của Mấy vần thơ 1935. Thế Lữ đã sửa nó, hay ai đó sửa hộ? Theo tôi đây mới là một nghi án lớn.

Trong thơ, ta còn nên nhìn vào "Cây đàn muôn điệu", bài thơ tuyên ngôn của thơ Thế Lữ. Cứ đọc nó thật kỹ, toàn hình ảnh sáo mòn, vớ vẩn vô cùng. Tất cả những điều đó, Xuân Diệu, ở đỉnh cao thiên tài của mình, chỉ cần đến bốn câu thơ, bốn câu thơ đích thực, đầy chất siêu vượt, nhất là vượt cực xa thơ của Thế Lữ:

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả


Những người Tây Ban Nha ấy

Đọc cuốn sách này (bản dịch Trần Xuân Kiêm):


Jun 9, 2015

Sách tháng Năm 2015

Tháng này tôi chỉ có hứng nói đến sách cho trẻ con. Các bác người lớn (ý là lớn hẳn rồi) không cần quan tâm, các bác có thể đi uống bia hoặc tranh thủ phẫu thuật thẩm mỹ, bơm filler, cắt mí vân vân và vân vân :p

Trong đời tôi, lúc nào tôi cũng đi mua sách cho trẻ con, nên rất chi là thích thú khi được có dịp động đến sở trường vẫn được bẽn lẽn giấu kín đi này.

Chục năm viết review sách vừa rồi, tôi mới chỉ mấy lần viết được về sách trẻ con.

(xem thêm:
ở đây
ở đây
ở đây, và
ở đây)

Jun 4, 2015

Cioran về Borges

Người từng viết hay nhất về Borges, cuối cùng lại là Cioran. Rất ngắn, dưới dạng một bức thư, dưới đây. Rút từ tập sách Exercices d’admiration. Essais et portraits, 1986.

Jun 3, 2015

Italo Calvino: Những thành phố vô hình

Trong số mới nhất của tờ Books (tuy bị mất một số nhân sự sang cho tờ tạp chí mới này, số vừa xong, tháng Năm 2015, của Magazine Littéraire tức ML vẫn đặc biệt hay, với chuyên đề về tụi pervers tức là perverse tức là "biến thái", tức là toàn bộ loài người, nhất là một bài trong chuyên đề ấy, về Georges Bataille và Jean Genet, cùng một bài ngoài chuyên đề, một bài báo hiếm hoi viết về Jean-Pierre Richard, một nhà phê bình văn học kiệt xuất), Kazuo Ishiguro khi trả lời phỏng vấn bỗng nói được một câu rất hay, về vai trò của các tiểu thuyết gia, đại ý nói rằng nhà văn là những người viết về những cảm xúc mà một số câu hỏi làm hiện ra, như là để bù lại cho việc họ không thể trả lời được những câu hỏi đó.

Văn chương không phải để đi trả lời các câu hỏi, mà nó toàn đặt thêm ra những câu hỏi mới - nhà văn càng lớn thì càng đặt ra những câu hỏi khó. Những câu trả lời thì đi qua, những câu hỏi thì còn lại. Trong Những thành phố vô hình (Le Città invisibili) đặt ra một câu hỏi kín đáo: trú sở của con người là ở đâu? Câu trả lời tương đối dễ: con người có hai trú sở quan trọng nhất, là thành phố và giấc mơ. Nhưng đọc hết Những thành phố vô hình thì một câu hỏi khác lại hiện ra và chắc chắn mắc lại không cách gì trả lời cho nổi: các thành phố, thật ra chúng có thực, hay chỉ là vô hình?

May 31, 2015

Giấc mộng quá dài

Lần này đọc lại If We Dream Too Long tức Khi ta mơ quá lâu (tôi thích tên nó là Giấc mộng quá dài hơn) của Goh Poh Seng (Nguyễn Dương Quỳnh dịch, Nhã Nam & NXB Lao động, 206tr.), tôi thấy còn có thể làm hơn nữa: lúc trước tôi đã thấy rất ấn tượng cái cách Goh Poh Seng “phản ánh” câu chuyện Singapore thông qua nhân vật Kwang Meng, nhưng giờ tôi thấy còn có thể hình dung Kwang Meng (Quang Minh) chính là Singapore, Singapore ở thời điểm “mọi thứ đã xong xuôi”.

May 29, 2015

Văn chương và im lặng

Văn chương Việt Nam 25 năm vừa qua là phiên bản nhiệt đới gió mùa của câu văn khét tiếng của Adorno: "Còn làm thơ sau Auschwitz thì thật man rợ".

May 26, 2015

Trở về cổ điển: Cung oán

Cung oán rõ ràng có những câu thơ tuyệt đỉnh:


Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này


May 25, 2015

Khái Hưng vs Nguyễn Tuân

Năm 1946

Một nhà văn học sử độc đáo cần lấy riêng năm 1946 làm đối tượng khảo sát: không bao giờ văn chương Việt Nam có một năm đặc biệt hơn thế, một năm vô cùng thiếu vắng, nhưng chính là năm đầy tràn nhất. Luôn luôn văn chương có một điểm mốc của đoạn tuyệt, đổi thay hơi lệch so với mốc chính trị-xã hội. Năm lịch sử 1954 tạo ra phản ứng trong văn chương vào năm 1956, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, điều đó đã quá rõ. Đối với năm lịch sử 1945, năm văn chương tương ứng là 1946.

Đây là thời điểm để ta bắt đầu nhận ra một cú khủng khiếp như 1945 có thể tác động như thế nào tới văn chương. 1) Một số nhân vật vì thế mà không thể hồi lại được nữa, mà Xuân Diệu là rõ nhất; nhưng ở mức độ kín đáo hơn, còn phải kể đến những trường hợp như Nguyên Hồng: như thể cuộc đổi thay lớn đã tạo ra cơn gió quá mạnh thổi tắt mất một ngọn đèn (đúng hơn là ngọn nến) rất đẹp bên trong Nguyên Hồng 2) Những nhân vật nếu không có biến cố 1945 thì sẽ chẳng có lấy một vị trí đáng kể: Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao, v.v... 3) Nhưng cũng chính năm 1945 lại khiến ta nhìn thấy được vài sự nghiệp văn chương trọn vẹn; không có nhiều những sự nghiệp như thế, và đáng kể là Nguyễn Tuân và Khái Hưng cùng lên đến đỉnh cao vào chính năm 1946, như thể năm 1945 thúc đẩy họ đi nốt chặng đường cuối.

Thơ, văn xuôi và phê bình có những con đường riêng. Văn xuôi cần đến một dung lượng lớn tác phẩm, thơ lại cần tới một cái gì đó bí ẩn không thể giải thích. Nhà thơ lớn của thời tiền chiến là Vũ Hoàng ChươngĐinh Hùng. Còn phê bình: chỉ có nhà phê bình lớn mới nhận ra rằng nửa thế kỷ sau 1945 ở Việt Nam không thể có phê bình văn học. Ở phương diện này, hai nhà phê bình từ bỏ phê bình từ rất sớm là đáng nói nhất: Trương Tửu và Trương Chính.

Quay trở lại năm 1946 và cặp Khái Hưng-Nguyễn Tuân: năm 1946 là năm có đặc biệt ít tác phẩm văn chương. Ta chỉ có thể kể đến Cười của Nam Cao, Khao của Đồ Phồn và Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. Trong đó Chùa Đàn dĩ nhiên là tác phẩm quan trọng hơn cả. Chỉ trong vòng 5-6 năm, Nguyễn Tuân hoàn thành một sự nghiệp văn chương khủng khiếp, chưa từng có, mà Chùa Đàn là kết tinh của mọi thứ, nhưng là một sự kết tinh rất không trọn vẹn. Còn Khái Hưng cần nhiều thời gian hơn, ung dung hơn cho sự nghiệp của mình, nhưng cũng đi đến năm 1946 một cách bùng nổ.

Bởi vì, sự kiện văn chương quan trọng nhất của năm 1946 là Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, nhưng không chỉ có thế, vì song song với nó còn có một sự kiện nữa: trong năm 1946 này, Khái Hưng là nhà văn duy nhất, ngoài Nguyễn Tuân, có tác phẩm lớn, nhưng đã bị chìm khuất. Những truyện ngắn như "Lời nguyền", "Khói hương" hay "Hổ" của Khái Hưng xuất hiện vào năm 1946 này đã không mấy ai còn nhớ. Tôi tin là cho tới giờ cũng mới chỉ có rất ít người biết đến tập Lời nguyền in những tác phẩm ngắn hồi 1946 này (một cách không đầy đủ) của Khái Hưng (Phượng Hoàng xuất bản, Sài Gòn, 1966), và càng ít người hiểu được tầm vóc của những tác phẩm ấy.

Cả Khái Hưng và Nguyễn Tuân vào năm 1946 đều chung một cảm thức, thế nên cả hai, một cách độc lập, đều quay trở lại quá vãng tù tội trên miền thượng du: trong Chùa Đàn thì ta đã rõ, còn trong các truyện ngắn của Khái Hưng, đó là giai đoạn đi tù ở Vụ Bản, người Mường, thuốc phiện và hổ.

Đặc biệt hơn cả, Khái Hưng hết sức để ý đến Nguyễn Tuân. Dưới đây là một bài điểm sách, có lẽ sớm nhất, về Chùa Đàn, đăng trên một tờ báo ra năm 1946, bài báo không đề tên người viết nhưng theo nhiều tìm hiểu thì đó chính là Khái Hưng. Khái Hưng là người hiểu Nguyễn Tuân nhất, đặc biệt khi cho rằng phần "Dựng" và "Mưỡu cuối" của Chùa Đàn làm hỏng đi cả tác phẩm. Lời nhận xét này tất nhiên dựa rất nhiều trên "lập trường tư tưởng", nhưng cùng lúc, thật ra nó hết sức chính xác, như một lời tiên tri: Nguyễn Tuân đạt tới đỉnh cao của mình ở "Tâm sự của nước độc", ngay sau đó, trong cùng tác phẩm, "Mưỡu cuối" đã là sự suy đồi. Và sau đó chỉ thuần túy là suy đồi, con chim phượng hoàng đã thôi bay, hạ cánh xuống sân chơi với đàn gà, trong đó có những phần tử hết sức tinh quái, như Tô Hoài. Còn Khái Hưng, chim thiêng nói lời mệnh bạc, sẽ bỏ mạng ngay năm sau đó, 1947.


May 24, 2015

Amerika. Chương bốn: Đường tới Ramses (2)

Đoạn này càng cho thấy thêm hiểu biết lầm lạc của Kafka về địa lý nước Mỹ: theo Kafka, để đi từ New York đến Boston chỉ cần qua một cây cầu.

Cuối đoạn này cũng xuất hiện một địa điểm rất quan trọng của cuốn tiểu thuyết: "Khách sạn phương Tây".

May 22, 2015

Một truyện ngắn của Nguyễn Tuân

Lưu lạc đến tay tôi là mấy trang báo nát nhừ như quá vãng xanh xao, nhợt nhạt. Không xác định được là tờ báo gì nữa, nhưng theo một số đặc điểm thì có thể đoán đây không phải là một tờ tạp chí văn chương, có lẽ vì thế mà truyện ngắn này đã "lọt lưới" khỏi các chuyên gia văn học.

Thời điểm của nó, như trong truyện có viết, là năm 1946.

Nó có thật là truyện ngắn của Nguyễn Tuân hay không? Đọc đến đoạn sự băng huyết của đàn ông trên bãi cỏ thì không phải nghi ngờ gì nữa. Đây là một truyện ngắn của Nguyễn Tuân, và viết trong cùng giai đoạn viết Chùa Đàn, cùng bầu không khí đi tù, cùng cách gọi con người bằng số (nhân vật trong truyện này là 315 còn Lịnh trong Chùa Đàn là số 2910).

Công việc "phục chế" khá là vất vả, vẫn còn có chỗ không rõ là chữ gì.

(tôi đặt thêm một label "công bố tài liệu", cong-bo-tai-lieu, cho những trường hợp như thế này)

May 19, 2015

Tiểu luận thứ nhất về Tự Lực văn đoàn

Tự Lực văn đoàn, ngay từ đầu và trong suốt cuộc tồn tại (một cuộc tồn tại văn chương chóng mặt khủng khiếp), đồng nghĩa với sự quá đà. Một sự quá đà chưa từng có và không hề lặp lại. Sự quá đà ấy không chỉ nằm ở những đả kích, những vứt bỏ và những chế giễu, mà ngay cái tên “Tự Lực” đã là một sự quá đà. Chưa hề định trước, cho tới thời điểm đó, là có một thứ gì được phép độc lập khỏi nhà nước hoặc truyền thống, không nhận tiền và sự dẹp đường, định lối của chính quyền, không chịu sự nâng đỡ kiểu như các bậc tiền bối lỗi lạc, Trương Vĩnh Ký và Phạm Quỳnh. Chỉ trong một cái lắc mình, các khuôn khổ cùng một lúc rơi xuống vỡ vụn, cùng với “Tự Lực” là vị trí của nhà văn độc lập không phụ thuộc vào mạnh thường quân hay một ý chí nào từ trên cao rọi xuống, thậm chí từ bên dưới bốc lên. Bản thân Tự Lực văn đoàn là một ý chí, và đó là một sự quá đà khủng khiếp. Ta chỉ tiếc một điều là Tự Lực văn đoàn đã không quá đà hơn nữa, không đẩy đà nhún ngay ban đầu của sự quá đà ấy bẻ gãy đi nhiều thứ hơn nữa. Những phá phách của giới nhà báo được Vũ Bằng thuật lại trong Bốn mươi năm nói láo chỉ là bóng mờ nhợt nhạt phản chiếu lại những phá phách điên rồ của Tự Lực văn đoàn: đấy là những phá phách đã có tiền lệ; ngay những gì đã tồn tại trước Tự Lực văn đoàn và Phong hóa, chẳng hạn và nhất là Tân Dân, cũng chỉ nhờ có Tự Lực văn đoàn thì mới thực sự tồn tại được. Tự Lực văn đoàn mang đến một điều mới tuyệt đối: đó là văn chương.

May 18, 2015

Khái Hưng

Trong tất tật báo chí Việt Nam, mấy tờ này gây cho tôi nhiều cảm xúc nhất khi chạm tay vào: Phụ nữ tân văn, Ngày nay và Phong hóa. Nhưng không có gì sánh được với Phong hóa, tờ báo hoàn toàn nhất, vui nhất, dịu dàng nhất, dữ dằn nhất, tục tằn nhất, sáng sủa nhất, tăm tối nhất, như thể quy tụ mọi sự quá đà có thể xuất hiện trong tâm hồn người Việt Nam.

Nhất là những khi có Khái Hưng.

Amerika. Chương bốn: Đường tới Ramses (1)

Một chương rất lạ, có không khí và các nhân vật gần như không bao giờ thấy trong tác phẩm của Kafka. Sau ba chương đầu, cuốn tiểu thuyết có một "chuyển điệu" thế nào đó rất khó nắm bắt.

Về địa danh "Ramses". Thật ra có đúng Kafka muốn nói đến một thành phố gần New York tên là Ramses không? Nhiều khả năng ông muốn nói đến một thành phố khác, cũng gần New York và cũng có tên đặc âm hưởng Ai Cập: Memphis.


May 16, 2015

[tiện bút] sự bùng nổ và nỗi xấu hổ ngấn ngở của những hình xăm trổ

trong các ngạch của sưu tầm, trước đây có món sưu tầm quần xi líp, chuyện ấy không hiếm như người ta tưởng và đã đi vào một cuốn tiểu thuyết (rất dở, nhưng dẫu sao thì :p)

kể cả bây giờ thì người ta vẫn có thể vô cùng kinh ngạc khi khám phá một cô gái có vẻ ngoài rất bặm trợn lại mặc quần xi líp hồng, không những thế lại còn đăng ten, hoặc cứ tưởng nhất định sẽ phải thấy một sợi dây chạy bắt qua, thít chặt lại, thì hóa ra lại không

May 14, 2015

Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam 1957

Sưu tầm đồ cổ có lợi như thế đấy: văn bản này trông bình thường thế thôi nhưng ngày nay bản gốc của nó rất ít người có. Sang năm Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tồn tại được tròn 60 năm, "điều lệ" này cũng sẽ được 60 năm tuổi.

May 12, 2015

Sách tháng Tư 2015

- Trước tiên là những quyển nổi bật hơn cả:

Ở Hà Nội bây giờ

Mấy chục năm nữa, người ta sẽ tìm những quyển sách như thế này để xem hồi đầu thế kỷ XXI người Hà Nội như thế nào, cũng như hiện nay chúng ta xem sách của Henri Oger để biết người Hà Nội đầu thế kỷ XX ra sao:


May 10, 2015

Hậu Tố Tâm: Nhượng Tống

Chợt có lúc phải đọc lại Tố Tâm, một cuốn sách mà xưa nay tôi vẫn tránh phải xem kỹ, ngay từ đầu đã nghĩ đó không thể là một cái gì đáng kể, thì tôi bỗng nhận ra: mặc cho mọi vẻ bên ngoài đáng bực của nó (bi lụy, thống thiết) và mặc cho cái sự đáng ghét là người ta lúc nào cũng trương nó ra ở địa vị tác phẩm quan trọng trong lịch sử, Tố Tâm đúng là một tác phẩm văn chương lớn, và vị trí của nó (niên đại, giá trị của văn xuôi, v.v...) không là gì nếu so với giá trị đích thực của nó. Mặc dù đúng là Tố Tâm xuất hiện do một sự vô ý của Hoàng Ngọc Phách (muốn là thế này thì lại thành thế kia), nó tồn tại dai dẳng suốt gần một trăm năm qua trong tâm thức người Việt Nam là hoàn toàn có lý; một ca sinh nở hết sức kỳ quặc đã cho ra đời một thực thể mạnh mẽ không ngờ.

May 6, 2015

Hoàng Cầm: Cô gái nước Tần

Nhân đúng ngày Hoàng Cầm qua đời, cách đây 5 năm, "công bố" một tác phẩm kịch thơ của Hoàng Cầm. Thật ra tôi cũng không định "tưởng niệm", và cũng đã đọc Cô gái nước Tần lâu rồi, nhưng do gần đây mới phát hiện hóa ra vở kịch thơ này chưa bao giờ thấy xuất hiện trở lại trong mọi tuyển tập Hoàng Cầm, có vẻ như chính tác giả cũng quên mất nó. Lại có nhà nghiên cứu cho biết Cô gái nước Tần đã được in thành sách trong thập niên 50, nhưng tôi đã tìm kỹ mà không hề thấy; càng ngày tôi càng ngờ ngợ, hình như lắm nhà nghiên cứu văn học rất thích tưởng tượng ở những nơi chẳng thích hợp để tưởng tượng cho lắm.

Cô gái nước Tần không rực rỡ và được nuôi dưỡng bằng một cảm hứng đặc biệt lung linh như Kiều Loan, nhưng đây là một kịch thơ không hề dở, và nó còn có điểm đặc biệt, là tác phẩm Việt Nam rất hiếm hoi lấy "nước Tần" làm bối cảnh nhưng không phải chuyện Kinh Kha.

Cô gái nước Tần được đăng nhiều kỳ trên tờ Tiểu thuyết thứ Bảy vào năm 1949. Năm này, sau cơn tao loạn, Vũ Đình Long cho tục bản Tiểu thuyết thứ Bảy ở Mục Xá, đăng nhiều tác phẩm của Vũ Bằng, Ngọc Giao, Thao Thao, Tchya, cùng một số tác giả mới xuất hiện. Dưới đây là nguyên văn vở kịch, y nguyên như đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy, in đậm in nghiêng và mọi thứ có thể gọi là lỗi chính tả.


May 4, 2015

Amerika: Chương ba

Đầy đủ chương ba. Trong chương này, ta có thể thấy rõ Kafka không rành địa lý nước Mỹ: ông để cho nhân vật Green nói rằng San Francisco nằm ở bờ Đông thay vì bờ Tây như trong thực tế (những chi tiết kiểu thế này sẽ còn xuất hiện vài lần trong cuốn tiểu thuyết).

May 3, 2015

Nghịch lý Tố Tâm

Đương lúc Nho giáo ở Việt Nam không còn cơ cứu vãn, một cuốn tiểu thuyết đã ra đời: Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách, viết năm 1922 khi tác giả còn học ở trường Cao đẳng Sư phạm, ban Văn chương, và in lần đầu năm 1925. Các nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng khó mà coi Tố Tâm là tiểu thuyết quốc ngữ (tức là hiện đại) đầu tiên của Việt Nam, nhưng Tố Tâm vẫn cứ là tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt to lớn, vì vấn đề mà nó đặt ra, vì văn chương của nó, và vì nó thực sự mới.

Tình hình rất tương tự: ở cơn hấp hối của thời kỳ Cổ điển, ở châu Âu đột nhiên xuất hiện những cuốn tiểu thuyết mới đầu dường như không mấy ý nghĩa nhưng thực chất đã mở ra cả một thời kỳ Lãng mạn: La nouvelle Héloïse, Werther Pamela. Rousseau, Goethe và Richardson đều như thể vô ý viết ra những cuốn sách không mấy ăn nhập với cả sự nghiệp của mình.


May 2, 2015

Amerika. Chương ba: Một ngôi nhà nông thôn gần New York (2)

Đoạn dưới đây khiến một số nhà phê bình Mỹ hết sức chú ý đến hành xử, thái độ và xung năng tính dục của cô Klara. Nhưng có lẽ tốt hơn hết là nên quan tâm đến những hành lang của ngôi nhà: Kafka luôn luôn có những miêu tả hành lang hết sức đặc biệt.


Apr 30, 2015

Amerika. Chương ba: Một ngôi nhà nông thôn gần New York (1)

Một hình ảnh: Trong "lời giới thiệu" tuyển tập Kafka lớn nhất trong tiếng Việt tính tới thời điểm này, Amerika được gọi là "Châu Mĩ".


Apr 28, 2015

Amerika: Chương hai

Chương này cung cấp nguyên liệu vô cùng màu mỡ cho các nhà phê bình thích nhìn thấy ở tác phẩm của Kafka tiềm năng về phê phán xã hội.

Cũng cần nhớ rằng Kafka chưa bao giờ đến Mỹ. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra các "nguồn thông tin" về nước Mỹ mà Kafka từng xem, trong Nhật ký cũng có vài chỗ cho thấy mối quan tâm đối với nước Mỹ, ví dụ ngày 2/6/1912 Kafka viết đã đi nghe tiến sĩ Soukup nói chuyện về nước Mỹ (cụ thể là về người Séc ở Nebraska).

Một chi tiết nhỏ: họ của nhân vật Mack mà ta sẽ thấy ở chương này, người đầu tiên mà Karl Roßmann làm quen sau khi tới Mỹ, đã xuất hiện một lần trong Nhật ký, ở một ghi chép hay phác thảo bỏ dở, ngày 21/7/1913:

"Hồi còn đi học, thỉnh thoảng tôi đến gặp một người tên là Joseph Mack, bạn của ông bố quá cố của tôi."

Sự suy tàn của Nho giáo

Mấy tờ tạp chí quan trọng nhất thể hiện cho nỗ lực cuối cùng của thế hệ nhà nho cuối cùng.

An Nam tạp chí:

Apr 26, 2015

Amerika: Chương một

Đầy đủ chương một "Người thợ đốt lò" của cuốn tiểu thuyết Amerika.

Trong Nhật ký, năm 1912 Kafka không viết nhiều, thay vào đó ông chép vào hai tác phẩm. Thứ nhất là truyện "Das Urteil" viết một mạch trong đêm 22 tháng Chín. Thứ hai là "Người thợ đốt lò" (Der Heizer). Đây chính là hai tác phẩm khiến Kafka thực sự nhận ra một điều gì đó hết sức quan trọng.

Apr 23, 2015

Amerika. Chương một: Người thợ đốt lò (1)

Như đã nói, chương một cuốn tiểu thuyết Amerika đã được Kafka cho xuất bản khi còn sống, cũng với nhan đề Người thợ đốt lò, như một tác phẩm hoàn chỉnh. Người thợ đốt lò còn liên quan đến một câu chuyện đặc biệt: năm 1920, Milena Jesenská đọc được nó và quyết định dịch nó từ tiếng Đức sang tiếng Séc; đây chính là tác phẩm đầu tiên của Kafka được dịch trong lịch sử. Cô gái trẻ Milena viết thư cho Kafka, và sau đó bắt đầu loạt rất nhiều thư từ giữa hai người; Thư gửi Milena có tầm quan trọng không kém loạt Thư gửi Felice (Bauer). Cuộc tình giữa Kafka và Milena ngắn ngủi (chỉ trong năm 1920) nhưng có vẻ rất sâu đậm. Milena Jesenská sẽ hoạt động rất tích cực trong cuộc kháng chiến chống Đức và sẽ chết ở trại tập trung vào năm 1944.


Apr 21, 2015

Từ thăm thẳm lãng quên

Thật kỳ cục vì một trong những nhà văn quan trọng nhất của thời đại chúng ta lại là Patrick Modiano, người viết ra một văn chương kỳ cục.

Giải Nobel Văn chương gây hại cho Modiano nhiều hơn là có lợi: văn chương ấy, khi bị quá nhiều người nhìn vào, bị tầm thường hóa nhanh chóng, một cách thảm hại trong những cách hiểu cũng kỳ cục nốt, trong khi văn chương ấy là một văn chương quý giá, đặc biệt lấp lánh trong một nhóm nhỏ độc giả trung thành từ lâu của Modiano. Khi Modiano được giải vào năm ngoái, rất nhiều người tưởng một nhà văn chưa từng nghe thấy tên chắc phải là tác giả của những tác phẩm kinh thiên động địa, mang sức nặng to lớn, đi vào những tăm tối của xã hội, nhưng văn chương Modiano nằm chính xác ở đối cực của những điều ấy, thậm chí còn nhẹ hều như không neo bám vào đâu cả. Chưa nói đến một tập đoàn độc giả chỉ biết nhìn bìa sách rồi phán. Đọc chính là một trong những điều khó nhất trên đời.

Apr 20, 2015

Kafka: Amerika

Ba cuốn tiểu thuyết của Kafka, Amerika, Vụ ánLâu đài, đều chưa được viết xong, nói chính xác thì cả ba tác phẩm này đều có những chương chưa hoàn chỉnh.

Apr 14, 2015

Grass

Cả một thời đại tan biến theo chân vài người khổng lồ của nó.


Apr 12, 2015

Sách tháng Ba 2015

- Một quả kinh điển:

H. G. Wells, Chiến tranh giữa các thế giới, Phạm Văn dịch, Nhã Nam & NXB Lao động, 262tr., 62.000đ.

Người trái đất phải oánh nhau với người sao Hỏa rất là ghê gớm có vũ khí đặc biệt là Tia Nhiệt: câu chuyện bắt đầu một cách đe dọa: "Vào những năm cuối thế kỷ mười chín, không ai tin rằng thế giới này đang bị theo dõi sát sao và chặt chẽ bởi những kẻ thông minh hơn loài người rất nhiều tuy họ cũng tử sinh như chúng ta."

Wells hay Verne là những tác giả mà không đứa bé nào, nhất là con trai, có thể bỏ qua không đọc trong quá trình tự khám phá thế giới ^^ trước đây, đã có Máy thời gian và Người vô hình (chắc còn có thêm nữa) của Wells được dịch ra tiếng Việt.

Apr 11, 2015

Stendhal viết tiểu thuyết

Stendhal viết văn như thế nào? dưới đây là đoạn Gérard Genette miêu tả Stendhal viết cuốn tiểu thuyết Lucien Leuwen. Nhìn chung, chẳng có gì là độc đáo cả: ở mọi cuốn tiểu thuyết của mình, Stendhal chỉ làm một việc là lấy một câu chuyện đã có sẵn ra rồi viết lại hehe.

(trích từ chương LXXVIII trong Palimpsestes của Gérard Genette)

Apr 6, 2015

Vụ án Roland Barthes

Vì năm nay là năm kỷ niệm thứ một trăm ngày sinh Roland Barthes, ta hãy thử làm một điều gì đó đặc biệt, chẳng hạn như tưởng tượng rằng Roland Barthes chính là Josef K.

Điều này cũng không hẳn là quá phi lý: Roland Barthes có một cuộc đời thực sự phi lý; không một ai khác ngoài Roland Barthes có thể tạo cho phê bình văn học một không gian rộng và quái lạ như thế, kể từ Sainte-Beuve mới lại có một gương mặt nhà phê bình giống như một quái vật khổng lồ như thế, nhưng Sainte-Beuve vẫn cứ là nhà văn, dẫu chỉ là một góc nhỏ trong toàn bộ sự nghiệp, còn Roland Barthes thì chưa bao giờ viết một tác phẩm hư cấu nào. Sự phi lý của Roland Barthes, xét cho cùng, cũng có chút tương tự với sự phi lý ở Kafka: Kafka chẳng bao giờ hoàn thành một tác phẩm nào một cách trọn vẹn. Và với Roland Barthes, phê bình văn học trở thành một vụ án.

Apr 4, 2015

Một vụ án khác nữa

Mỗi người một vụ án
(Trần Dần)

Ai từng đọc Thomas Bernhard, đọc thật kỹ, sẽ biết tuy rằng Bernhard không mấy khi bình luận văn chương của người khác, nhưng những lần ít ỏi làm việc ấy, Bernhard rất dữ dội. Trong Auslöschung, cuốn tiểu thuyết lớn viết cuối đời, Thomas Bernhard như thể muốn mở một phiên tòa cho toàn thể văn chương Đức. Bản án rất nặng nề: với Bernhard, toàn bộ văn chương Đức (văn chương viết bằng tiếng Đức thì đúng hơn, bao gồm cả các tác giả Đức, Áo và Thụy Sĩ), gần như toàn bộ văn chương Đức, là "văn chương cặp tài liệu", nghĩa là thứ văn chương văn phòng, bàn giấy, nghĩa là hạ cấp. Goethe cũng thế, không phải một ngoại lệ. Không những thế, văn chương Đức lại còn sặc mùi tiểu tư sản: văn chương Đức sặc mùi tiểu tư sản công chức. "Dưới mắt chúng ta là một thứ văn chương tiểu tư sản của tụi công chức, khi nào ta có ở dưới mắt văn chương Đức [...] Thomas Mann, phải, cả Musil nữa, người mà tuy nhiên tôi xếp ở hạng cao nhất trong số tất tật những kẻ sản xuất ra thứ văn chương công chức này [...] Thomas Mann nhà tư sản lớn đã viết ra một thứ văn chương tiểu tư sản, từ đầu đến cuối". Vụ án văn chương Đức dưới sự chủ tọa của Thomas Bernhard này không hề dễ chịu.

Apr 2, 2015

Singapore

Có một hình ảnh mà tôi thấy không thể tách rời khỏi mọi suy nghĩ của tôi về Singapore.

Ở khu Geylang, tức là đi sâu hẳn vào khu đèn đỏ, chỗ có những nhà thổ đúng nghĩa, và có một "Dispensary" (nhà lục xì ở Hà Nội thời Đông Dương, chuyên khám bệnh cho gái điếm, là Dispensaire, hay còn được gọi là "Líp-păng-xe"). Đứng đó nhìn, tôi thấy ba thanh niên Singapore, trắng trẻo, ăn mặc lịch sự, mặt mũi nhẵn nhụi, lưng đeo ba lô, vừa đi vừa nói chuyện, có thể là nói về bài học ở trường đại học lúc ban ngày. Ba người ấy cùng đi vào một nhà thổ, khoảng hơn mười phút sau thì đi ra, tất nhiên vẫn ăn mặc như thế, và vẫn đeo ba lô, vẫn vừa đi vừa nói chuyện, chắc vẫn về trường đại học.

Apr 1, 2015

Tô Hoài kể chuyện (2)

Trong "Cỏ dại" (xuất bản lần đầu năm 1944), phần đầu của Tự truyện, Tô Hoài kể, khi ấy còn nhỏ, phải rời vùng Bưởi xuống Kẻ Chợ, ở khu phố hàng, nhà một người bạn của ông bố, khổ sở và cô đơn, cũng không được đi học. Đang trong tình cảnh ấy thì vớ được quyển truyện Vô gia đình:

Mar 29, 2015

Dịu dàng tức Người thục nữ của Dostoievski và Zivago 1960

Bộ phim (tiếng Việt) Dịu dàng được chuyển thể từ tác phẩm nào của Dostoievski?

Từ Người thục nữ, mà trong tiếng Việt từng có bản dịch (in song ngữ, Anh-Việt chứ không phải Nga-Việt) của Dương Đức Nhự, 1971. Dịch từ bản tiếng Anh The Gentle Maiden của Hogarth.

Mar 26, 2015

Tô Hoài kể chuyện (1)

Việt Nam không có nhiều nhà văn lớn, nhưng nhà văn quan trọng thì nhiều.

Trong số đó, Tô Hoài là một trường hợp rất đặc biệt.

Mar 22, 2015

Đến London

Không dễ tìm một cuốn sách thực sự buồn. Không phải ai cũng biết buồn, thậm chí buồn còn là một năng lực hiếm thấy. Một cuốn tiểu thuyết buồn: phải kể đến The Enigma of Arrival của Naipaul.

Mar 19, 2015

Không gì đẹp bằng một cái cây đẹp

Trong La Chartreuse de Parme (Tu viện thành Parme), kiệt tác vô song của Stendhal, có một chi tiết này, dường như chưa bao giờ được chú ý đến, mặc dù đã có vô vàn nhà phê bình, trong đó không ít đặc biệt xuất chúng, bàn về Stendhal và Chartreuse. Chi tiết ấy liên quan đến một cái cây.

Mar 18, 2015

hong

đương lúc mong manh vừa qua cơn vật vã nồm và chỉ dám rón rén nghĩ đến những động từ rất nhẹ nhàng, ví dụ như "hong"

Mar 16, 2015

Böll

tự dưng lên cơn hâm đi lục sách



chồng dưới này hôm trước đã để riêng ra định mang đi đổi, được một món kể cũng có lợi, sau lại lên cơn tiếc, giữ lại chẳng đổi nữa