Có một hình ảnh mà tôi thấy không thể tách rời khỏi mọi suy nghĩ của tôi về Singapore.
Ở khu Geylang, tức là đi sâu hẳn vào khu đèn đỏ, chỗ có những nhà thổ đúng nghĩa, và có một "Dispensary" (nhà lục xì ở Hà Nội thời Đông Dương, chuyên khám bệnh cho gái điếm, là Dispensaire, hay còn được gọi là "Líp-păng-xe"). Đứng đó nhìn, tôi thấy ba thanh niên Singapore, trắng trẻo, ăn mặc lịch sự, mặt mũi nhẵn nhụi, lưng đeo ba lô, vừa đi vừa nói chuyện, có thể là nói về bài học ở trường đại học lúc ban ngày. Ba người ấy cùng đi vào một nhà thổ, khoảng hơn mười phút sau thì đi ra, tất nhiên vẫn ăn mặc như thế, và vẫn đeo ba lô, vẫn vừa đi vừa nói chuyện, chắc vẫn về trường đại học.
Lý Quang Diệu qua đời là thời điểm để Singapore trở thành một đề tài nóng hổi. Nhưng câu hỏi đáng đặt ra hình như không phải "Lý Quang Diệu đã làm gì cho Singapore", mà là "Lý Quang Diệu đã làm gì với Singapore". Đến đây thì mọi hiện tượng, sự kiện, mọi rành rẽ (hoặc thấu đáo hoặc ranh mãnh) về lịch sử, chính trị, kinh tế, địa chính trị, kinh tế nông nghiệp vân vân và vân vân đều chẳng còn làm được gì nữa. Đây đã là lĩnh vực mà chỉ văn chương mới giải quyết được. Ta có thể biết bức tường Berlin sụp đổ một cách chính xác như thế nào, nhưng vậy không đủ; chỉ khi nào xuất hiện một cuốn tiểu thuyết xuất sắc viết về giai đoạn này thì hiểu biết của ta mới tiến thêm được một bước đáng kể. Đâu cần biết những cuộc chiến tranh Napoléon xảy ra đã bao nhiêu năm, mãi đến khi Tolstoy viết tiểu thuyết thì mọi chuyện mới thực sự trở nên rõ ràng. Câu trả lời, lời giải thích của văn chương có thể xuất hiện rất muộn, nhưng lại cũng có thể có từ rất sớm.
Ở trường hợp Singapore, câu trả lời sớm đến đáng ngạc nhiên: cuối thập niên 60 Goh Poh Seng đã viết, và 1972 thì in cuốn tiểu thuyết If We Dream Too Long, cuốn tiểu thuyết mỏng nhưng hết sức vĩ đại, càng ngày nó càng lớn hơn, song song với tầm vóc và danh tiếng của đất nước Singapore. Cuốn tiểu thuyết này lớn vì nó nói chính xác điều ngược lại với tầm vóc và danh tiếng của đất nước Singapore.
If We Dream Too Long có nhân vật chính là Kwang Meng, 18 tuổi, sống ở Singapore của công sở, đi bơi ngoài biển và những buổi đi bar ngủ với gái. Câu chuyện chỉ loanh quanh như vậy thôi. Nhưng Goh Poh Seng đã thực sự hiểu hết mọi chuyện, nhìn thấy từ trước những điều sẽ xảy ra.
Sách sắp có bản tiếng Việt :p
Đến giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao người ta lại có thể đi vào nhà thổ như thế. Không phải chuyện vào đó hơn mười phút rồi đi ra. Mà là tại sao lại có thể đeo ba lô đi vào nhà thổ được.
Câu hỏi cuối bài thật là....vĩ đại. He he he
ReplyDeleteCú "mang ba lô tới nhà thổ" thể hiện cảm giác không gian rất đặc thù của người Sing (giống như giời nồm lắm em ưi :d)
ReplyDeleteNhững chi tiết thế kiểu này, đành lặp lại Milan Kundera, là "những gì chỉ tiểu thuyết mới nói được"
sắp có bản tiếng Việt :p
ReplyDeletenhốt câu oách nhất vào cuối bài :v "đeo balo vào nhà thổ" =))
làm cho một thứ (có vẻ) mọi rợ trở thành trông như là văn minh không biết có bằng luôn mọi rợ hóa sự văn minh không nữa hehe
ReplyDeletetự nhiên em nghĩ hai hình ảnh: đeo balo vào nhà thổ và gái điếm nói chiện triết học :p
ReplyDeletedạ vậy muốn đọc về bức tường berlin đã có cuốn nào chưa ạ?
ReplyDeletetất nhiên là sắp có :p
Deleteuhm, thế có ai đi vào nhà thổ tiếp ko ạ ?
ReplyDeletecâu này trả lời dễ, trả lời cũng được, nhưng tôi có cái thói là rất ghét những ai nói chuyện mà cứ ừm ừm nên thôi hê hê
Delete