"Thôi về đi. Tôi buồn ngủ quá."
Ởkia cho thấy rằng sau một đảo chiều lớn ở đầu phần thứ ba (xuất hiện nhân vật Liêm, trước đó chưa hề có), mọi sự đã quay trở lại (theo cách không giống trước): câu chuyện về bốn người bạn ở Hà Nội được nhìn bằng một con mắt khác hẳn (Liêm là người Bắc nhưng ở Sài Gòn nhiều năm). Thêm một mốc thời gian nữa: Điện Biên Phủ.
Ung thư của Thanh Tâm Tuyền kết thúc ở "Thôi về đi. Tôi buồn ngủ quá." Tức là, tạp chí Văn đăng Ung thư cho đến đó. Và cũng đồng nghĩa, Thanh Tâm Tuyền viết Ung thư cho đến đó. Đây là một tiểu thuyết bỏ dở.
Mấy số Văn đăng Ung thư cuối cùng:
Hôm trước ta đã đến số 59, giờ là số 60; số này cũng giống một số không xa về trước, có Thanh Tâm Tuyền nhưng không có Ung thư:
Số 61:
Số 62, bắt đầu sang chương 3 của phần thứ tư; đây là số Văn cuối cùng đăng Ung thư:
Tổng cộng, Ung thư đăng trên Văn từ số 31 (ra ngày 1 tháng Tư năm 1965) đến số 62 (ra ngày 15 tháng Bảy năm 1966), như vậy là 32 số; giữa số 31 và số 62, có 7 số (trong đó một số kép, tính làm hai) không có Ung thư. Thực tế, có 25 số Văn đăng tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền.
Tổng cộng, Ung thư chiếm 302 trang của tạp chí Văn. Những ai quen thuộc với tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền sẽ thấy đây là một tiểu thuyết dày bất thường. Rất dày, và còn dang dở.
Đăng hết những gì Văn từng đăng Ung thư lên, ta có thể phá tan một huyền thoại xưa nay xuất hiện rất nhiều, là Thanh Tâm Tuyền đã viết xong Ung thư. Điều đó không đúng, tôi nghĩ là không một dấu vết nào cho thấy Thanh Tâm Tuyền đã viết xong Ung thư, mà điều ngược lại mới đúng, Thanh Tâm Tuyền bỏ dở nó.
Mấy số tiếp theo số 62, tạp chí Văn sẽ nói Thanh Tâm Tuyền đang bị ốm, không viết tiếp Ung thư ngay được, và khất, sẽ đăng sau. Nhưng không bao giờ còn có đoạn Ung thư nào nữa, dường như vậy. Dường như cũng phải rất lâu về sau Thanh Tâm Tuyền mới xuất hiện trở lại trên Văn (không phải với Ung thư, tất nhiên).
Đăng xong Ung thư rồi, tôi sẽ viết một bài về cuốn tiểu thuyết ấy, bài tên là "Trả lại một thực tại". Điều này cũng giống như với Đinh Hùng; dường như với Trần Vàng Sao và Đỗ Long Vân cũng sẽ như vậy.
Lê Văn Thiện: Một cách buồn phiền
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (5) (Ung thư: cho đến chương 2 phần thứ tư)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4) (Ung thư: cho đến chương 4 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3) (Ung thư: cho đến chương 1 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2) (Ung thư: cho đến giữa chương 2 phần thứ hai)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1) (Ung thư: 4 chương đầu của phần thứ nhất)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (6) ("Nhân một kinh nghiệm thơ"+Lê Tuyên, "Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh")
Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta" + Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Dương Nghiễm Mậu: "Sợi tóc tìm thấy"
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César Birotteau, Tâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du
Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
bác ơi, quyển Con đường văn chương miền Nam của bác phát hành đi thôi, tôi đọc trên này thấy bác post cũng kha khá rồi, sách full chắc rất đã
ReplyDeleteCó 1 truyện dài của Tô Thuỳ Yên (Hôn Thuỵ) - hình như khởi đăng từ số VĂN 118, bác có định truy nguyên truyện này không? Đăng cũng khá rải rác, on-off thường xuyên !
ReplyDeleteNghe nói cũng là 1 truyện dịch?!?
tôi làm sao biết được
ReplyDeletenhưng tôi chưa bao giờ thấy Tô Thuỳ Yên là một nhà văn lớn, không có cái mà người ta gọi là "étoffe"
Cám ơn đã đăng Ung Thư.
ReplyDeleteHình như chưa ai còm nhỉ? Chiều em nhận sách, về nhà mở ra và buột mồm: "Surprise MF!!!". Anw, cảm ơn anh và Hộp.
ReplyDeleteMF là cái gì? thế hóa ra là có mua hết đấy à, thank you thank you
ReplyDeleteđang cần người dịch một quyển Henry James đây, có theo luôn không?
Theo :)) tối về e xem lại có email của a ko nhé
Delete