Jul 27, 2018

Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3)

Tiếp tục ở chỗ lần trước dừng lại; số 39 của tạp chí Văn (Kafka ở ngoài bìa) đăng nốt chương 2 của phần thứ hai Ung thư:


Ung thư của Thanh Tâm Tuyền - nếu không phải đối với tất cả (mà có bao giờ "đối với tất cả" được đâu) thì ít nhất cũng với một số người - cho thấy văn chương có thể là gì.

Văn chương có thể là gì? Văn chương nghĩa là giống như Ung thư của Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền viết Ung thư - điều này rất quan trọng - không phải để biểu lộ tư tưởng, không phải vì quẫn bách, bị giằng xé day dứt, "trăn trở" (nếu muốn dùng một idiom xấu xí điển hình của chúng ta), không nhằm phê phán, cũng không với mục đích phản ánh một cái gì. Thế cho nên, chính bởi sự từ chối ấy, một tác phẩm sẽ là tất tật những điều vừa kể trên, nhưng đồng thời còn hơn thế rất nhiều.

Một tác phẩm văn chương ở đó vì nơi này cần có nó. Một cuốn tiểu thuyết như Ung thư cho thấy mức độ vớ vẩn và kém cỏi của các sử gia, các nhà nghiên cứu chính quy (có thể xem, chẳng hạn, ởkia). Muốn biết về một điều gì đó, cần phải (ngoài những cái khác) nhìn vào những gì các nghệ sĩ lớn nói về cái điều ấy. Một nghệ sĩ lớn tức là một dạng tồn tại không để sót gì hết. Nhất lại là một nhân vật như Thanh Tâm Tuyền: tính cách hung bạo ở văn chương Thanh Tâm Tuyền là biểu hiện của một thứ, force (Jacques Derrida chính là người đặt ra mối nghi ngờ về khái niệm forme và chuyển trọng tâm về force, từ đó mà bản thân ở Derrida cũng sẽ đậm dấu ấn violence). Trong truyện, có chi tiết nhắc tới "Thủ hiến", như vậy bối cảnh câu chuyện sớm nhất là 1949 (về Thủ hiến Bắc Việt đầu tiên, xem ởkia). Và nhân vật của Thanh Tâm Tuyền đi xem hát (ở Nhà Hát lớn thành phố Hà Nội). Vở kịch nào? Lôi vũ.

(một nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng đi qua Hàng Kèn: tôi từng mất rất nhiều thời gian tìm hiểu xem Hàng Kèn có thể nằm ở chỗ nào hiện nay; mất rất nhiều thời gian vì các miêu tả - của nhiều người - chênh nhau khá nhiều; mãi về sau tôi mới đoán ra, Hàng Kèn (hay "Hàng Kèn Cây Thị") không tương ứng với đoạn nào chạy thẳng một mạch hiện nay, từ đó mà có cảm giác không dễ xác định vị trí của nó; chẳng hạn trong "Phở", Nguyễn Tuân đặc biệt nhấn mạnh vào Hàng Kèn)



















Số 40 đăng lời cáo lỗi (viết tay) của Thanh Tâm Tuyền; vậy là nghỉ Ung thư một kỳ - ta thấy rõ tính cách phơi-ơ-tông ở những pha như thế này và tương tự:





Số 41 tiếp tục Ung thư, đã sang chương 3 của phần thứ hai:
















Số 42, chủ đề "Hà Nội quê hương trong trí nhớ":


















Số 43, bắt đầu phần thứ ba:








* hai ảnh ngay trên đây trước post nhầm, đã đổi lại cho đúng








Số 44 là số kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du, không có Ung thư (trên số này quảng cáo cuốn sách Chân dung Nguyễn Du, tôi đã phân tích cuốn sách ấy ởkia, đặc biệt là một bài trong đó):



Sang đến số 45:




















Bonus: Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Vấn đề số 1, bài "Tiếng nói một người", về thơ của Trần Lê Nguyễn (tôi sẽ sớm quay trở lại với nhân vật có tên là ba cái họ cùng một lúc này):














NB. tiếp tục câu chuyện văn chương Thomas Bernhard trong tương quan với nouveau riche Việt Nam




Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2) (Ung thư: cho đến giữa chương 2 phần thứ hai)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1) (Ung thư: 4 chương đầu của phần thứ nhất)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (6) ("Nhân một kinh nghiệm thơ"+Lê Tuyên, "Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh")
Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta" + Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Dương Nghiễm Mậu: "Sợi tóc tìm thấy"
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César BirotteauTâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu


4 comments:

  1. số 43, thiếu trang 132-133. a đưa nhầm 2 trang của số 45.

    ReplyDelete
  2. được đọc Ung thư đã đủ vui, ai ngờ đến cuối còn được Bonus

    bầu trời nửa đêm
    sao lòng anh quá sáng ^^

    ReplyDelete
  3. (tôi sẽ sớm quay trở lại với nhân vật có tên là ba cái họ cùng một lúc này) có đâu, có mỗi TTT chú thêm Trần Lê Nguyễn, “thi sĩ trữ tình đen đủi như Trâu Trắng”, Trâu Trắng :))

    ReplyDelete