Một trong những nhà văn Việt Nam gây nhiều kinh ngạc nhất cho tôi, khiến tôi phải nhiều lần tự điều chỉnh cách nhìn nhận riêng của tôi: Dương Nghiễm Mậu.
Đây là tác phẩm năm 1964 của Dương Nghiễm Mậu:
Cuốn sách này đặc biệt quan trọng trong việc hình thành một nền văn chương mới đích thực. Một nền văn chương mới đích thực đòi hỏi cách nhìn mới, nhân vật mới, và đương nhiên nhà văn cũng phải hoàn toàn mới.
Người mẹ như trong Gia tài người mẹ là một người mẹ chưa từng bao giờ có trong văn chương Việt Nam. Cách kể về cuộc đời một người mẹ như trong Gia tài người mẹ cũng là cách kể chưa bao giờ có. Bằng cách chọn những lời kể chỉ xuất phát từ tình yêu, Gia tài người mẹ lại cho thấy tình yêu là điều không thể, và kể cả khi mọi con người đều mang tình yêu, thì cuộc đời vẫn tàn nhẫn như nó vốn dĩ. Nhân vật được chọn cho những lối hành xử vượt ra khỏi bao nhiêu ràng buộc, ngăn cấm, nề nếp, lễ giáo, sợ hãi, nhưng mọi nhân vật trong Gia tài người mẹ lại chỉ mong muốn sự bình thường, thậm chí hoàn toàn tầm thường thì càng tốt. Nhưng bi kịch vĩ đại không có chỗ cho các yếu tố bình dị trốn chạy. Bị kết án phải vĩ đại, phải thật nhiều biểu tượng: đó là một bi kịch lộn ngược, một bi kịch cực kỳ Việt Nam.
Sứ mệnh văn chương của Dương Nghiễm Mậu không hề đơn giản, tuy sứ mệnh ấy im ắng một cách bất thường. Văn chương dành cho Dương Nghiễm Mậu thật nhiều bất ngờ, vòng tròn văn chương mà Dương Nghiễm Mậu vẽ nên rộng khủng khiếp, mà nét vẽ vòng tròn ấy lại gần như không gây mấy xao động. Làm thế nào lại có thể như thế? Rất không dễ giải thích, chỉ biết rằng chỉ bốn năm sau Gia tài người mẹ, Dương Nghiễm Mậu sẽ viết tác phẩm văn chương lớn nhất về một sự kiện rất lớn của lịch sử Việt Nam, tác phẩm đó mang tên Địa ngục có thật.
Văn chương Việt Nam đâu chỉ có Trần Dần ngồi im lìm suốt hàng chục năm. Còn có Dương Nghiễm Mậu nữa đấy chứ.
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du
Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
Đọc bài này thật cảm động, tôi mong Nhị Linh một ngày nào đó sẽ cho ra đời quyển sách về văn chương miền Nam.
ReplyDeleteCám ơn Nhi Linh đã giảng giải, chỉ dẫn cho những bạn trẻ đọc sách sau này tìm được hướng đọc văn chương khác kiểu văn chương định hướng xhcn hay văn chương ngôn tình của thị dân thời quá độ bằng những bài giới thiệu, phê bình vừa uyên bác, vừa cảm xúc của mình ở blog này.
ReplyDeleteHồi đó trong xóm em cũng có người lai Mỹ đen, có một chị như Nhẫn trong truyện Gia Tài Người Mẹ, đạp xe ba gác đi giao củi, rất thích ca cải lương. Hàng xóm già trẻ ai cũng dè bỉu và xa lánh. Sau rồi có người đến mua để làm giấy tờ đi Mỹ diện con lai
ReplyDelete