Dec 26, 2016

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội

Ta đã bắt đầu nói đến Hồ Hữu Tường (xem ở kia), và vì ta cũng đã bắt đầu "khoanh vùng" Hà Nội 1945-1946 (hai nhát gần đây: ở kiaở kia), giờ có thể sử dụng chính lời chứng của Hồ Hữu Tường để mở rộng cái nhìn về đoạn thời gian vô cùng gay cấn và hỗn loạn này.

Nhiều người biết rằng Hồ Hữu Tường hoạt động rất mạnh ở Hà Nội giai đoạn này, nhưng cụ thể thế nào thì ít ai biết. Bài dưới đây lấy từ số Văn năm 1968 (số kỷ niệm Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long). Ta sẽ thấy rằng Hồ Hữu Tường trốn tránh ở Hà Nội trong sự che giấu của Lê Văn Văng, tức là ông chủ nhà xuất bản Tân Việt (người hết sức thân thiết với Nhượng Tống: xem ở kia), và ở ngay khu Nhà Thờ.

Trong bài của mình, Hồ Hữu Tường cũng kể mình được chính phủ (thời điểm ấy) mời ra làm việc. Nhìn rộng hơn, ta biết rằng quãng "Đế quốc Việt Nam", Bảo Đại ban hành một số chỉ dụ, trong đó có các chỉ dụ thành lập một số ủy ban, với tầm quan trọng lớn nhất là ủy ban cải cách hiến pháp; trong ủy ban dự kiến này, có tên cả Hồ Hữu Tường lẫn Hoàng Đạo.














Bài này của Hồ Hữu Tường là một trong hai bài mà tôi tìm được hết sức quan trọng ở khía cạnh miêu tả đời sống ở Hà Nội đoạn 1945-1946. Bài thứ hai là bài của Đinh Hùng, in trong tiểu luận Đốt lò hương cũ, 1971, tức là in sau khi Đinh Hùng đã qua đời (xem thêm ở kia). Những bài như thế này cho thấy con người thời ấy suy nghĩ như thế nào, sống như thế nào, các mối quan hệ cá nhân có thể ra sao (nhiều mối quan hệ có thể gây bất ngờ hoặc khó hiểu cho chúng ta hiện nay - chủ yếu đấy là vì chúng ta hay nghĩ bằng định kiến, nên hay tưởng các sự việc nhất định phải thế này hay thế kia). Nhất là khi tác giả là những nhân vật có tầm vóc như Hồ Hữu Tường hay Đinh Hùng (tức là nhiều mối quan hệ kỳ lạ, lại thêm kiến văn rộng), các lời chứng này tuyệt đối nên coi trọng, ít nhất là hơn Sống mãi với thủ đô hay bộ phim chuyển thể từ đó, Hà Nội mùa đông năm 46 (nói gì thì nói, Nguyễn Huy Tưởng ở đoạn ấy vẫn chỉ mới là một tay mơ trong giới văn chương). Cũng quan trọng ở phương diện này, tất nhiên, còn có Đêm giã từ Hà Nội của Mai Thảo và Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền, nếu biết đọc theo lối lọc thông tin.

Trong bài trên đây, nên đặc biệt chú ý chi tiết Hồ Hữu Tường "hiến kế" cho nhóm Hoàng Đạo liên quan đến nhà in, cách Hồ Hữu Tường miêu tả mấy nhân vật: Khái Hưng, Thế Lữ, và đặc biệt là Nguyễn Tuân. Ta cũng sẽ thấy, nhờ bài này, Trần Thiếu Bảo, chủ nhà xuất bản Minh Đức, xuất hiện sớm như thế nào trong đời sống văn nghệ.

-----------

Hôm trước, "dụ khị" tí chút không ngờ lại được tặng số Tin sách có bài phỏng vấn Hồ Hữu Tường thật (về tờ Tin sách, xem thêm ở kia) :p đây là bài phỏng vấn ấy, trong đó rất quan trọng vấn đề các bút danh của Hồ Hữu Tường; ta cũng sẽ sớm đến với câu chuyện các bút danh của một nhân vật khác: Khái Hưng Trần Khánh Giư.

Người phỏng vấn Hồ Hữu Tường trên Tin sách vẫn là người phỏng vấn Dương Nghiễm Mậu (xem ở kia):












Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu


3 comments:

  1. Mất công dụ khị, thì a quảng cáo thêm cho chỗ bị dụ đó chứ !

    ReplyDelete
  2. đây đây để làm luôn hehe:

    các ông các bà muốn mua sách cũ hãy đến hiệu sách số 259 phố Bạch Mai, hiệu sách mới mở nhưng đã thuộc hàng số một của Hà Nội, muốn tìm thứ gì ở đó cũng có hết

    (hehe, tặng mấy thứ hiểm đi, anh viết cả bài :p)

    ReplyDelete