Feb 7, 2018

Văn chương miền Nam: Đại Học, Văn

Tiếp tục câu chuyện văn chương miền Nam.

Sài Gòn (và miền Nam nói chung) một thời đặc biệt phong phú báo chí, xem chẳng hạn ở kia; cùng lúc đó, năm 1958 tại miền Bắc đã chính thức kết thúc thời kỳ báo chí phong phú; tính riêng ở Hà Nội, đầu năm 1968, với sự sáp nhập của vài tờ báo khác nhau để hình thành tờ Hà Nội mới, sự nghèo nàn đạt tới một mức độ thượng thừa (xem thêm ở kia).

Trong sưu tầm sách báo, báo và tạp chí gây sốt ruột sâu sắc và nhiều lúc tạo các hiệu ứng tâm lý vô cùng bực bội.

Giá kể tờ nào cũng chỉ có ít số, rất có thể nhanh chóng xong béng, thì tốt biết bao nhiêu. Dưới đây là một ví dụ, tờ Khảo cổ tập san:


Dưới đây là hai bộ sưu tập của tôi: tờ Đại học của Huế và tờ Văn. Đây là hai tờ đặc biệt quan trọng, nếu muốn nắm bắt cuộc sống tinh thần của miền Nam một thời. Người ta rất hay nhấn mạnh vào tờ Bách khoa, nhưng đó là một nhầm lẫn. Người ta hay nhấn mạnh vào Bách khoa nhiều phần là do Võ Phiến. Nhưng nhìn nhận văn chương miền Nam theo Võ Phiến là một nhầm lẫn sơ đẳng (nhưng hầu như tất cả đều mắc).

Võ Phiến là một nhân vật tầm thường. Và là tầm thường theo cùng kiểu với Tô Hoài và Nguyễn Khải. Để tôi nói rõ hơn đó là kiểu tầm thường như thế nào: đó là các tinh thần không thể công nhận những gì vượt qua họ; họ sẽ chỉ công nhận những gì mà họ biết là không vượt qua được họ. Xét cho cùng, đây là một điều hết sức con người, quá mức con người.

Tờ Đại học:

Năm 1958:

Năm 1959:


Năm 1960:


Năm 1961 (tôi bị thiếu số 4):


Năm 1962 (tôi bị thiếu số 4):


Năm 1963:


Năm 1964 (tôi bị thiếu số 38):


Thiếu mất ba số, nhưng lại thừa đúng ba số; đây là một trong những điều bực mình thường gặp của sưu tầm báo chí:



Văn phong phú hơn rất nhiều, đặc biệt phong phú; bộ sưu tập của tôi còn thiếu một ít; gần đây, có người bán một lúc 150 số Văn, tôi đã ngần ngừ, rồi quyết định thôi: xác suất để đủ bộ vẫn quá nhỏ, mà chắc chắn sẽ thừa ra ít nhất là trên 100 số (thêm một điều bực mình nữa của sưu tầm báo chí):










(ảnh trên đây: lúc xếp bộ bị sót, ngại chụp lại: trên đây là số 97 và số kép 100-101)









báo Tết:


Văn (phê bình) và Tân văn:



Giai phẩm:



Dưới đây là các số thừa:



Văn có rất nhiều số, chẳng hạn ở kia, vì không có nên tôi phải đi mượn lúc cần.

Có ai thống kê được tôi còn thiếu bao nhiêu số không? :p




nhân tiện: đã tiếp tục cuốn sách về nước của Gaston Bachelard và cuốn tiểu thuyết Một vụ việc ám muội của Balzac




Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu

13 comments:

  1. à quên, còn bị thừa một số "giai phẩm xuân Giáp Dần" nữa

    ReplyDelete
  2. "Trong cống rãnh cũng tìm ra ngọc trai." !

    ReplyDelete
  3. Tờ Đại học tổng cộng bao nhiêu số vậy bác NL ?

    ReplyDelete
  4. số cuối cùng là số 40

    tờ ĐH liên quan nhiều đến chính quyền Đệ nhất Cộng hoà nên không tồn tại nữa sau khi chế độ sụp đổ

    nội dung ĐH giờ tìm trên mạng dễ í mà

    ReplyDelete
  5. cảm ơn bác đã thông tin.

    tờ Văn hình như là 270 số thì phải

    ReplyDelete
  6. năm xưa tôi tham gia tính tổng lượng ấn phẩm văn, thu thập từ rất nhiều nguồn (dường như mấy phép tính của tôi về sau có nhiều người dùng lại, đó là một ước lượng có lẽ tương đối chính xác): nếu kể cả "Văn", "Văn Uyển" và "Tân Văn" (ấn phẩm in tác phẩm chứ không phải tập san phê bình như trong ảnh trên đây) thì tổng cộng có khoảng 400 đơn vị (trong đó Văn đánh số 210 và Giai phẩm 57)

    ReplyDelete
  7. Tôi thấy blog của Nhị Linh cứ như one-man magazine ấy nhỉ, rất cảm ơn bác đã để public những bài viết cho mọi người đọc. chất lượng nhiều bài viết trên này đã đi xa các tờ báo lớn hiện này. Chúc bác sức khỏe năm mới.

    ReplyDelete
  8. nếu mà để so với báo chí Việt Nam hiện tại (tính tất tật mọi phân khu, không có lấy một ngoại lệ) thì chắc chắn tôi chẳng bao giờ động tay làm cái quái gì hết đâu

    ReplyDelete
  9. Đây là nhận xét của người sinh sau, không sống ở Miền Nam. Tôi là người sinh ra và lớn lên trong giai đoạn ấy, tôi cho thêm vài chi tiết như sau: Nếu nói tờ Đại Học thì phải nói tờ Tư Tưởng, vì nhóm Đại Học tương đương với nhóm Công Giáo du học và có khuynh hướng xoay quanh mấy ông Linh Mục, còn Tư Tưởng thì tương đương với nhóm trí thức Phật Giáo xoay quanh mấy ông Sư Thích Thượng Tọa trí thức. Thành ra nói mức độ ảnh hưởng thì phải nói các nhóm Công Giáo và Phật Giáo ra sức ảnh hưởng tôn giáo của mình đến giới trí thức qua hai tờ báo Đại Học và Tư Tưởng. Nói về Văn và Bách Khoa, ngày đó không ai nói "xếp" Bách Khoa là Võ Phiến, mà ai cũng nhắc đến Lê Ngộ Châu. Vì Lê Ngộ Châu rất ảnh hưởng trong việc chọn các tác giả cọng tác. Nói đến Văn không ai nhắc đến Mai Thảo hay Nguyễn Xuân Hoàng mà ai cũng nói đến Nguyễn Đình Vượng, và mối quen biết chọn lựa tác giả của Nguyễn Đình Vượng. Cả hai tờ Văn và Bách Khoa có ảnh hưởng trên độc giả già trẻ lớn bé trung học trung niên ngang nhau. Nhưng có một tờ ngày đó được xem là văn chương của giới trí thức quý tộc, là tờ Vấn Đề, vì người chủ trương là ông Vũ Khắc Khoan dạy đại học, các cây bút chủ lực như Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật là giáo sư trẻ ở Đại học. Nên giới trí thức tìm đọc Vấn Đề trong khi giới "bình dân" lính tráng, học sinh thì chê Vấn Đề là báo của giới trí thức làm dáng, mà chỉ chuộng Bách Khoa và Văn

    ReplyDelete
  10. không hiểu tôi nói gì ở chỗ Võ Phiến rồi; vả lại, Bách khoa mà nói Lê Ngộ Châu thì chưa thể nói là biết

    Tư tưởng mà đem so với Đại học thì chỉ có thể nói là ngớ ngẩn, nhìn niên đại là biết

    nếu đã Vấn đề, thì tại sao không Văn nghệ và Nghệ thuật luôn? ở đây tôi chỉ tập trung vào Đại học và Văn trước hết vì chuyện hai tờ này kéo dài một mạch (tiếp nối nhau) từ 58 đến 75, tự thân điều đó đã có í nghĩa

    ReplyDelete
  11. pó tay với mấy ông cọng sản vừa ignorant vừa arrogant. Please delete my comments, you're not worth for my shits

    ReplyDelete
  12. rất đặc trưng

    xoá làm gì, bãi shit phải để lại trưng bày hiện vật của sự không ignorant và arrogant chứ

    ReplyDelete
  13. Bác bán lại cho tôi bộ Đại học 3 triệu nhé?

    ReplyDelete