Apr 3, 2013

Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu

Một nhân vật rất "đặc trưng" cho nhiều khía cạnh của văn học miền Nam:

- Người Bắc vào Nam
- Nhà văn tài năng nhưng cũng làm báo rất tích cực
- Sống qua thời Việt Nam Cộng hòa vắt sang thời sau đó, khi sách in lại thì bị văn hữu cũ "tố"

Nhìn vào hành trạng Dương Nghiễm Mậu, trước hết thấy ở ông phảng phất hình ảnh những nhà văn Việt Nam trước 1945, những nhà văn kinh qua rất nhiều tòa soạn báo, vừa là nhà văn vừa là "người của các tờ tạp chí"; văn học hải ngoại sau này nhiều phần là "văn học miền Nam nối dài", văn học miền Nam thì nhiều phần lại là "văn học tiền chiến nối dài", khác biệt lớn là ở văn học hải ngoại không có cái quyết liệt chống lại tiền thân của nó, trong khi thời miền Nam trước 1975, khát vọng chống tiền chiến nổi lên rất rõ; chắc hẳn vì sau này không còn cuộc tiếp sức của các thế hệ nữa.

Thế hệ Dương Nghiễm Mậu, sinh giữa những năm 1930, ngoài Dương Nghiễm Mậu từng qua nhiều tờ báo, nhiều người khác cũng rất gắn bó với báo chí văn nghệ, như Viên Linh hay Thanh Nam (lớn tuổi hơn một chút) hoặc Thế Nguyên (ít tuổi hơn một chút).

Đây là một ví dụ về chặng đường làm báo của Dương Nghiễm Mậu:



Tạp chí Văn Nghệ có nhân vật chủ chốt là nhà văn Lý Hoàng Phong, tác giả của Sau cơn mưa và là anh trai nhà thơ tài năng yểu mệnh Quách Thoại.


(tên thật của Dương Nghiễm Mậu là Phí Ích Nghiễm)

Dương Nghiễm Mậu là một nhà văn dồi dào tác phẩm, có một giọng văn rất riêng, triệt phá đi rất nhiều cái mượt mà, ướt át của văn chương trước đó, suy tư về vị trí con người cá nhân trong thời tao loạn (điển hình là truyện ngắn "Người tình của Trương Quỳnh Như" trong tập Nhan sắc).



Dương Nghiễm Mậu thực sự là một nhà văn quan trọng và nổi bật của cả một giai đoạn lịch sử văn chương Việt Nam.

Nhưng sau này, khi một số tác phẩm của ông xuất hiện trở lại (2007):



thì ông bị chính những văn hữu xưa "đánh đập" không ra gì. Những tác phẩm xuất hiện trở lại này biến mất khỏi hiệu sách sau một thời gian ngắn.

Văn chương Việt Nam rất nhiều vấn đề, nhưng văn giới Việt Nam mới là cực nhiều vấn đề.

Vương Trí Nhàn sưu tầm về Dương Nghiễm Mậu
Vừa qua nhân dịp tưởng niệm Thanh Tâm Tuyền, trang phebinhvanhoc.com.vn đã đăng bài nàybài này


Bài liên quan:

Văn học miền Nam: Văn xuôi Thanh Tâm Tuyền

10 comments:

  1. Ôi, phục bạn Nhị quá. Hồi bé đọc lén mấy cuốn Văn của ông già, thấy có đăng truyện dài Con sâu của Dương Nghiễm Mậu, đọc mà “rạo rực hết cả chân tay”. Vì đọc dang dở nên bao năm cứ ao ước được đọc nguyên truyện mà không được toại nguyện. Nay, thấy bạn Nhị đã sở hữu sách từ bao giở bao giờ, thử hỏi sao không phục cho được.
    Cũng trong một cuốn Văn nào đó, thấy có thông báo về giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc do Dương Nghiễm Mậu là chủ tịch ban giám khảo, năm đó ông chỉ hơn 30 thì phải. Nghe nói sau 75 ông ở lại SG, sống một cuộc đời bình lặng. Và sống bằng nghề sơn mài.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhị nào, Nhị nào, quanh đây có ai tên là Nhị không? :p

      Vâng, quyển Con sâu tôi có từ lâu rồi ạ. Ông Nghiễm giờ sống ở Sài Gòn.

      Delete
  2. Thế Nguyên hay Thế Uyên anh?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thế Uyên là cháu Nhất Linh, là một nhà văn khác. Thế Nguyên là tác giả "Hồi chuông tắt lửa" rất nổi tiếng, và đặc biệt quan trọng ở các tờ báo khuynh tả của miền Nam, Trình Bầy, Đất Nước...

      Delete
    2. Cám ơn anh. Vụ Dương Nghiễm Mậu năm 2008 thật sự làm chậm lại đà xuất bản các tác phẩm miền Nam trước 75.

      Delete
  3. Đây, để phân biệt:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2011/04/covers.html

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2011/04/sach-xxix-bot-bien.html

    ReplyDelete
  4. THẾ UYÊN có quyển ĐOẠN ĐƯỜNG CHIẾN BINH hay, có 1 quyển cùng chung với anh trai của mình (DUY LAM) là NỖI CHẾT KHÔNG RỜI, em mới đọc được 2 tập này thôi!

    Về "tình trạng" của ông Nghiễm ở Saigon : http://www.voatiengviet.com/content/sai-gon-ngay-la-mat-12-22-10-112326944/916784.html

    Về "chân dung" "văn hữu" chính "đập" ông DNM trong đợt xuất hiện trở lại năm 2007:
    https://123hoang.wordpress.com/2011/05/31/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-cao-qui/

    ReplyDelete
  5. Sau bao nhiêu năm, tên DNM vẫn khiến nhiều người run lên tức giận khi được đem phổ biến. Chỉ vì "Nhan sắc" của ông mà khơi dậy hẳn cuộc thanh tra đầu năm 2013 với cty sách hàng đầu hiện nay, vì một hoạt động ngoài luồng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. một hoạt động kết hợp với một số đối tượng ngoài luồng chứ :pp

      có lòng có dạ thì kiếm hộ vài quyển DNM nhá hehe

      Delete
  6. Awesome! Its truly remarkable post, I have got much clear idea about from this piece
    of writing.

    ReplyDelete