Đỗ Long Vân là một thiên tài.
Vì sắp quan tâm đến nhóm Trình Bầy nên ta xem một chút bên trong, ở đây là nhà xuất bản Trình Bầy:
Thiên tài là gì? Là một cái nhìn từ cao, nhìn từ đó thì thấy những gì người bình thường không thấy, nhưng điều đó không quan trọng bằng điều sau đây: nhìn từ đó thì thấy rõ những gì mà những tài năng (vô số tài năng, cũng như vô số cao thủ võ lâm hạng bốn hạng năm, vô số cao thủ quyền Anh hạng lông hạng ruồi) có thể cũng thấy, nhưng thấy mờ mờ. Không thấy thì tốt hơn là thấy mờ mờ, không biết thì không có tội, biết mà biết loạng loạng là đê tiện. Vả lại, thiên tài, rất nghịch lý, là một sự đạt tới cái không biết - không biết mới khó, biết thì dễ; không nghĩ mới khó, nghĩ thì dễ, và ở đây, mô hình của ngôn ngữ là cả một gợi ý lớn: không có nghĩa là bất khả, cái quái gì cũng có nghĩa hết, trong đó phải tính cả sự vô nghĩa.
Nhà phê bình lớn "tiền chiến" không phải Hoài Thanh, Hoài Thanh là một nhân vật lớn, có thể, rất có thể, nhưng là một tinh thần tầm thường. Một nhân vật lớn cùng lúc một tinh thần tầm thường, ta có rất nhiều: Vũ Bằng, Tô Hoài, Võ Phiến, etc. Nhà phê bình lớn thời "tiền chiến" là Trương Chính. Thêm một nghịch lý nữa: sự lớn của phê bình không nằm ở chỗ hay (hoặc "mới"); sự lớn của phê bình chỉ nằm đúng ở một chữ: đúng. Ngoài đó ra, chỉ là sự lảm nhảm văn hoa (arabesque, fioriture, ratiocination, chicane, tarabiscotage, chichi, blahblah, chanhleomomuoi - chắc sắp đến được mức từ ngữ của Céline rồi) của đám văn nhơn lên ti vi mà nói chuyện văn chương, của đám liêm chính học thuật đập cánh dập dờn trên các trang web văn chương (và trí thức). Một phê bình văn học muốn là đúng chính lại là phải quay lưng đi với hay. Cảm năng của phê bình không trùng vào với cảm năng của văn chương (thông thường), hay ít nhất cũng có biểu hiện như vậy. Phê bình văn học là sự khắc khổ (và không nước mắm: mấy phụ nữ đi làm dâu ở miền Bắc, xào thịt bò mà nêm nước mắm dễ bị cào mặt lắm).
Nhà phê bình lớn của miền Nam một thuở là Đỗ Long Vân. Câu hỏi sau đây mới gọi là khó (tuy rằng trường hợp Trương Chính và Đỗ Long Vân thì cũng có ai nhìn ra quái đâu): nhà phê bình lớn của giai đoạn miền Bắc kể từ 1954-1956, nói chung là cả trước đó, bắt đầu từ 47-48, là ai?
Bắc kỳ thì nhiều lớp, nhiều nghi binh, trận giả, cứ thế mà suy. Cái này là thế này thì lại nghĩa là thế kia; ngôn ngữ tiếng Việt chỉ có mức độ trượt nghĩa biên độ rộng lớn ở tiếng miền Bắc. Đấy là vì tinh thần của Bắc kỳ là tinh thần trượt pa tanh, là trận giả, là trompe-l'oeil. Mà nếu không như vậy, thì làm sao mà có được văn chương? tức là, làm sao có ngôn ngữ được sử dụng như là nghệ thuật? Nghệ thuật là đánh lừa, rất tiếc, nghệ thuật phải là ánh trăng lừa dối.
Ai (có vẻ) hiểu biết hẳn sẽ trầm ngâm rồi nói rằng: đó là Văn Tâm. A, thật là hiểu biết: rất có thể, rất có thể.
Chỉ có điều, tương ứng với những trượt nghĩa ở mức độ điên cuồng của ngôn ngữ, miền Bắc có một quy định: cái *là* và cái tồn tại không thực sự trùng khớp vào với nhau; nói đúng hơn, là và tồn tại tách khỏi nhau, tuân theo một số sơ đồ (mà chuyển động của ngôn ngữ là gợi ý); nói đúng hơn nữa, hai cái không soi chiếu cho nhau (hoặc giả: chúng soi chiếu cho nhau theo các đường lối không thông thường - vậy cho nên mới cần chọn đúng perspective).
Huy Cận hay Nguyễn Tuân thuộc vào những điều như thế. Những con người sâu sắc không nhìn thấy gì ở Nguyễn Tuân của đoạn Hà Nội về sau này ngoài sự ngông. Sự ngông là mặt của tồn tại, là chiến lược, là binh pháp mà cái mà Nguyễn Tuân là sử dụng. Nó có ý nghĩa? tất nhiên, nhưng là ý nghĩa ở trong một quan hệ với một cái khác.
Hoàng Cầm cũng vậy. Nói chung, cơm thừa canh cặn của Nhân văn-Giai phẩm thì nhiều (Trần Duy, Lê Đạt, Phùng Quán), Hoàng Cầm thì chỉ có một.
Tôi sẽ quay trở lại với phê bình văn học của miền Bắc. Có lẽ nó cũng quái lạ.
Dưới đây là hai bài của Đỗ Long Vân, đăng trên Nghiên cứu văn học.
Bài "Kỹ thuật tả chân của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ":
Bài "Thanh Quan hay là ám ảnh hoàng hôn":
Nhân tiện: tôi đang cần liên hệ với gia đình Đỗ Long Vân, có ai giúp được không?
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du
Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
Asking questions aree in fact nice thing if you are not understanding something
ReplyDeleteentirely, however this paragraph offers pleasant understanding even.
quả là trác việt, Đỗ Long Vân. phê bình về Số Đỏ có mùi Đệ tứ. nhưng phê bình về Thanh Quan thật là hiện đại cutting edge. một mỹ cảm tuyệt diệu.
ReplyDeleteVery good blog post. I definitely love this site.
ReplyDeleteStick with it!
Niềm vui lớn nhất hôm nay là được xem rìa những trang sách cũ không ngay ngắn và đọc hai bài của Đỗ Long Vân anh chụp và post trên đây, em cảm ơn.
ReplyDeleteHôm buổi ra mắt sách Đặng Đình Hưng một bến lạ ở Viện Pháp tìm mãi mà chẳng thấy bóng Người đâu ạ :(
ReplyDeleteĐLV dẫn hai câu thơ "người nữ sinh viên già/ôm ngư lôi và phóng pháo" của một thi sĩ nào đó, thi sĩ đó chính xác là ai NL?
ReplyDeletekhông có cơ hội, điều kiện thôi chứ nếu có cũng chẳng cần mua hết cả cuốn anh nhỉ; em xin phép lấy xuống mấy ảnh trên của anh để lưu đọc
ReplyDelete