Tiếp tục câu chuyện Trần Vàng Sao; tôi nghi cả câu chuyện này cũng sẽ không ngắn. Nguyễn Đính Trần Vàng Sao, nhưng người ta có thực sự biết về Trần Vàng Sao Nguyễn Đính không? Theo tôi, lại một lần nữa, câu trả lời là: không.
Đừng nhầm Nguyễn Đính với Nguyễn Đình:
Ở "kỳ" trước, tôi đã bắt đầu thấy cần nhắc tới - trong tương quan với Trần Vàng Sao - Nguyễn Khoa Điềm:
Một bài thơ (hãy đặc biệt để tâm đến niên đại của nó) của Nguyễn Khoa Điềm:
Chính khi bắt đầu nhìn vào mối tương quan này, tôi nhận thấy là đã có thể nói đến một điểm rất then chốt: kitsch. Trong thơ Việt Nam, then chốt của kitsch nằm ở đâu? Tôi nghĩ là rất liên quan đến Nguyễn Khoa Điềm. Sự đặt Trần Vàng Sao vào bên cạnh Nguyễn Khoa Điềm cho thấy điều này hiện lên rất rõ. Tôi sẽ sớm quay trở lại, tôi đã bắt đầu thấy rõ dần lên.
Lẽ ra Nguyễn Đính đã trở thành một nhà phê bình văn học, và là một nhà phê bình lớn, nếu mà etc.
Dưới đây là một bài của Nguyễn Đính, "Văn nghệ hôm nay", đăng tập san Lành mạnh ra ngày 1/9/1960:
Một bài khác, đăng Lành mạnh số Xuân Tân Sửu (1961):
nhân tiện:
1) đã tiếp tục Tử tước de Bragelonne: Alexandre Dumas để cho hai vị đế vương - trong đó một là phế đế, một ở ngai nhưng hữu danh vô thực - nói chuyện gì đây trong cái đêm Blois lắm sự kiện ấy? vậy là chúng ta đã đến chương thứ X của cuốn tiểu thuyết: có ai nói ngay được Le Vicomte de Bragelonne gồm tổng cộng bao nhiêu chương không? tôi nghĩ là không ai
2) hôm nay chính là một ngày 7/7 đấy
Trần Vàng Sao (2): Nguyễn Đính mũi thính
Trần Vàng Sao (1): Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao
Số đuôi 77
ReplyDelete269-1
ReplyDeletephê bình xác đáng về hai cái bệnh phổ biến trong văn chương xứ-sở: đua đòi và giả-tạo.
ReplyDelete