May 26, 2018
Dương Nghiễm Mậu: Sợi tóc tìm thấy
Chúng ta tiếp tục câu chuyện tạp chí miền Nam một thuở (cũng xem thêm ở kia và ở kia).
Trên đây là số 1 của tạp chí Nghệ thuật.
Số 1: Dọc đường của Thanh Tâm Tuyền:
Cũng như kỳ thứ nhất Anh Meaulnes (lúc in thành sách đổi thành Anh Môn), bản dịch cự phách Le Grand Meaulnes của Mặc Đỗ.
Gần đây có một bản dịch mới cuốn tiểu thuyết của Alain-Fournier, bông giấy gì đó. Bản dịch này không đến nổi mắt cá chân bản dịch Mặc Đỗ.
Nhân tiện, thông báo bản dịch Tâm cảnh (André Maurois) của Mặc Đỗ sẽ xuất hiện trở lại, chỉ trong ngày một ngày hai.
Nghệ thuật số 2:
Kỳ đầu Viên đạn đồng chữ nổi của Mai Thảo:
Số 3:
Một bài của Viên Linh:
Dương Nghiễm Mậu cũng bắt đầu xuất hiện trên Nghệ thuật bắt đầu từ số 3 này:
Kỳ thứ nhất của Sợi tóc tìm thấy:
Sang số 12, truyện Sợi tóc tìm thấy tiếp tục:
Nhưng, khác với dự liệu ban đầu, truyện không kết thúc ngay, mà thêm một số nữa thì mới hết - ta thấy rõ tính chất bấp bênh của hình thức phơi ơ tông: chẳng gì diễn ra đúng như nó hẳn phải diễn ra - đây là điểm chết người của feuilleton, nhưng cũng lại chính là điều làm nên vẻ quyến rũ của một hình thức giờ đây nhất quyết đã đi vào dĩ vãng. Dương Nghiễm Mậu là một trong những khuôn mặt lớn cuối cùng của truyền thống phơi ơ tông. Truyền thống phơi ơ tông là điểm trung chuyển mà Walter Benjamin còn chưa chỉ ra, từ truyền thống nói sang truyền thống viết, mặc dù Benjamin là nhân vật chỉ ra (một cách huy hoàng, nhất là khi bình luận về Nicolai Leskov, nhưng không chỉ ở đó) bước chuyển từ kể chuyện sang truyện viết, từ anh hùng ca sang tiểu thuyết [xem thêm về điều này ở kia, liên quan tới một nhân vật văn chương khác]:
Tôi muốn đi tìm lại, trong những gì liên quan đến Dương Nghiễm Mậu, con đường giờ đây đã mờ đi rất nhiều, con đường ấy nối, không chỉ Bắc-Nam, không chỉ vùng đất cũ-vùng đất mới, không chỉ bầu trời này-bầu trời kia, mà còn nối các truyền thống với nhau, và cả nối các tính chất: tính vật chất, tính tinh thần, cũng như sự hữu hình và sự vô hình.
Tôi nhớ, năm ấy, bỗng nhận ra một điều rất quan trọng liên quan tới quyển sách ở kia, tôi vội hỏi Dương Nghiễm Mậu xem có còn quyển sách nào không, vì tôi thấy tôi cần có một tiếp xúc kiểu khác, với hình thức vật chất của cuốn sách (có những lúc tôi cần như vậy, không nhiều lắm, có thể nói là rất ít). Dương Nghiễm Mậu đã gửi cho tôi quyển sách cuối cùng còn lại trong nhà.
Và tôi nhớ ra, cơ sở xuất bản đã nhắc ở kia cầm của tôi quyển sách có ý nghĩa đối với một số điều ấy (không chỉ nó, mà còn vài thứ nữa của Dương Nghiễm Mậu). Tất nhiên, tôi không đòi, như đã nói. Đòi làm quái gì. Muốn gì nữa không? mình lại cho thêm.
Lần đầu tiên tôi gặp Dương Nghiễm Mậu, Dương Nghiễm Mậu tặng cho tôi:
cùng một bản thảo.
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César Birotteau, Tâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du
Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
cháu đọc toét hết cả mắt, nhưng dù sao thấy được chữ là tốt lắm rồi
ReplyDeleteVVD
mà kiểu đọc quái dị này (đọc bằng ảnh chụp) có cái hay là giúp cháu bám được vào từng câu từng chữ tác giả viết ra, đọc sách thì nhiều lúc cháu không được như thế, dẫn đến gần đây cháu gần như bỏ hẳn đọc sách
ReplyDeleteVVD
không nhận ra là bị thiếu phải không?
ReplyDeletecháu không hiểu ý chú lắm :v
ReplyDeletehay ý chú là cả hai đoạn trích Môn và Sợi tóc đều trích thiếu :v nếu vậy thì chịu, cháu chưa đọc cả hai quyển luôn :v
chú chụp thêm cái đoản văn của Mặc Đỗ trên kia có nhắc đi
giời nóng quạ
VVD
lẽ ra ít nhất cũng nên nhận ra là truyện "Sợi tóc tìm thấy" lúc trước thiếu mất trang thứ hai chứ
ReplyDeletemới bổ sung rồi đấy
cháu xin tự biện hộ là cháu chỉ chú ý đến Môn ha ha
ReplyDeletecháu có quyển Môn nhưng chưa lần nào cháu đọc cho ra hồn
VVD
thực ra cháu có đọc 1 tí Môn, nó làm cháu liên tục nhớ đến...Nguyễn Nhật Ánh :v cháu nghĩ NNA phải là độc giả ruột của Môn, chứ không phải Hoảng Tử Bé
ReplyDeletenếu chú tò mò muốn đọc NNA :v thì cháu recommend Mắt Biếc, cuốn này là cuốn cháu sợ phải đọc lại nhât (ấy thế mà cháu vẫn đọc lại 3 lần), 17 tuổi cháu đã cố xơi hết mọi thứ gì có thể đọc được của NNA (cái tuổi chú đọc Dostoevsky ha ha)
chú làm cháu nhớ đến một ông thầy dạy toán của cháu :v tầm tuổi chú, người Nam Kì, chuyên Toán-Tin, dân Bách Khoa :v theo cách nói của chú, thì NNA chính là tác giả mà thế hệ thầy cháu đọc trước năm 20 tuổi
câu cửa miệng của thầy cháu là: Âu cũng là cái liễn :v
VVD
đặc biệt trong Mắt biếc trích liên tục Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Bính, "Mắt em là bóng dừa hoang dại/Thăm thẳm nhìn tôi không nói năng"
ReplyDeletecháu nghĩ câu chuyện Mắt biếc có cái gì đó, nhưng cháu không nhìn ra được
NNA còn cả Còn chút gì để nhớ, Hạ đỏ nữa, "Hạ đỏ có người đến hỏi/ Em thơ chị đẹp em đâu" (thơ ai quên rồi :v) có liên quan gì đó với cuốn gì của Viên Linh mới ra (cuốn ý cháu thấy ngoài hiệu sách trước cả chú)
VVD
Huyền Kiêu
ReplyDeletemấy báo cũ này mua ở đâu vậy bác?
ReplyDeletephơi ơ tông không đi vào di vãng mà nó chuyển sang ngành phim truyền hinh
ReplyDeleteTrông chờ một ngày Anh môn của Mặc Đỗ xuất hiện trở lại
ReplyDeleteEm xin lỗi vì đã coi cọp mà còn than phiền :") những trang tạp chí anh chụp chữ nhỏ xíu, phải save về máy rồi phóng to ra mới đọc được ạ.
ReplyDeleteTại vì đọc toàn bài hơi bị không liền mạch nên em than phiền một chút ạ. Cuối cùng không biết anh đã nhận lại sách của anh chưa?
ReplyDeleteriêng (những tờ như) Nghệ thuật thì phải chịu thôi, khổ to không dễ xử lý
ReplyDeletechưa