Jul 15, 2018

Đỗ Long Vân (6)

Tiếp tục câu chuyện Đỗ Long Vân, cái câu chuyện cho thấy một Đặng Tiến ngày hôm nay vẫn nhấp nhô khắp mọi nơi chơi cái trò kết giao hào kiệt, không mệt mỏi chăm bón cho một quá khứ nhà phê bình văn học lẫy lừng, vung vãi vô vàn "hoan nghênh" cùng "vui thôi mà", nó là một hình ảnh có tính cách khôi hài đến mức nào. Màn hài kịch của xã hội (the show must go on) gồm những điều như vậy, và cần tới một nhân vật như Marcel Proust thì ta mới có thể nhìn nhận thật sâu sắc được.

Đặng Tiến giống hệt Hoài Thanh của mấy chục năm sau 1945: một sự lặp lại hết sức lố bịch (nó lố bịch ngay từ bản thân sự lặp lại ấy). Hoài Thanh không phải nhà phê bình lớn, Đặng Tiến cũng không.

Đỗ Long Vân mang đầy đủ mọi thứ gì cần thiết để bị lãng quên. Con người luôn luôn tìm cách quên đi - vờ như không nhìn thấy - những gì thực sự lớn. Bởi vì những gì thực sự lớn thì nói thật; mà con người đâu có bao giờ làm gì khác ngoài chạy trốn sự thật. Đây là môn thể thao duy nhất thực sự được ưa chuộng và thực hành rộng khắp.

Vinh quang của những người như Đỗ Long Vân nằm chính ở sự người ta không thể chịu nổi họ. Bởi vì người ta chỉ chịu được (thấy mình được mơn trớn, được thỏa mãn) với những thứ nhẽo nhợt như Đặng Tiến (and Co.)

Dưới đây là một tiểu luận lớn của Đỗ Long Vân:


























Cũng như mấy lần vừa rồi, Đỗ Long Vân đặt cạnh Lê Tuyên:








Bài trên đây của Lê Tuyên rất dài, vả lại nó rất nổi tiếng, nên ở đây chỉ có một chút ở đoạn đầu. Tôi sẽ còn quay trở lại với Lê Tuyên theo một cách khác.


Và không chỉ đặt Đỗ Long Vân cạnh Lê Tuyên, lần này đặt chính Đặng Tiến cạnh đó luôn:






Trước đây tôi mới chỉ ngờ ngợ, nhưng lúc thấy những bài của Đặng Tiến ở quãng này, tôi hiểu ra một điều, Đặng Tiến giống hệt một nhân vật: đó chính là Nguyễn Hòa.





Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta"+Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3) (tiếp tục bài về Chế Lan Viên)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2) ("Thử phác họa một bản đồ của địa ngục theo Chế Lan Viên"+dịch Sartre)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1) ("Kỹ thuật tả chân của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ"+"Thanh Quan hay là ám ảnh hoàng hôn")




Mấy "loạt" khác:


Trần Vàng Sao (3) (Trần Vàng Sao trong tương quan với Nguyễn Khoa Điềm+"Văn nghệ hôm nay"+Trần Vàng Sao phê bình thơ Huy Phương)
Trần Vàng Sao (2) (Trần Vàng Sao phê bình thơ Vũ Hoàng Chương+"Thi ca Việt Nam hiện đại")
Trần Vàng Sao (1) (Trần Vàng Sao không phải nhà thơ mà là nhà phê bình: phê bình thơ Ngô Kha)



Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil
Bùi Giáng và Gérard de Nerval


9 comments:

  1. Cũng có ai đó nên đưa Đỗ Long Vân trở lại nhỉ?

    ReplyDelete
  2. "ai đó" nào? thế những gì tôi post ròng rã bao lâu chưa phải là cả một tuyển tập rồi à?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác ơi, những gì bác post đã là đầy đủ của Đỗ Long Vân luôn chưa?

      Delete
  3. Hầu hết bài vở của ĐLV trên tờ Đại học hết hả bác NL ?

    ReplyDelete
  4. ơ không xem à?

    mấy kỳ đầu ghi rõ lấy từ Nghiên cứu văn học (Thanh Lãng) rồi cơ mà

    ReplyDelete
  5. Nhân chú đang đăng loạt về Đỗ Long Vân, nếu quyển Vô Kỵ giữa chúng ta không dài quá, chú có thể chụp đăng lên được không? Cháu từng đọc trên talawas, vấp mấy lỗi typo kinh dị. Cháu cảm ơn.

    VVD

    ReplyDelete
  6. Ông ấy có bài Những đồ bằng chất dẻo nữa phải không bác? Tôi đọc đâu đó nghe tên lạ quá nên nhớ.

    ReplyDelete
  7. Nhờ anh mà Đỗ Long Vân trở lại rồi, ko phải của NN.

    ReplyDelete