Đỗ Long Vân là một thiên tài, vấn đề còn lại là: thiên tài ấy được biểu hiện như thế nào?
(tôi vẫn tiếp tục cần tìm cách liên hệ với gia đình Đỗ Long Vân, ai có thông tin chính xác thì nói cho tôi nhé)
Hai bài lần trước của Đỗ Long Vân chắc nhiều người đã đọc. Dưới đây tôi sẽ phân tích chúng.
Đỗ Long Vân nhìn thấy yếu tính
Khi viết về Vũ Trọng Phụng, Đỗ Long Vân tỏ ra khá bình thường: một sự đặc biệt ở mức bình thường, hoặc cũng có thể là một sự bình thường nhưng đặc biệt. Chính ở dây, ta có thể bắn phá vào một ảo tưởng liên quan đến phê bình văn học.
Nhà phê bình hoàn toàn không có khả năng của Chúa, tức là không toàn tri (quan phòng thì lại càng không). Nhà phê bình nào biết, trước khi viết một tiểu luận, rằng tác phẩm văn chương đối tượng cho tiểu luận ấy là một thứ lớn tới cỡ nào, thì đó không phải một nhà phê bình; và bởi đã không thể là Chúa, đó chỉ có thể là Quỷ, quỷ đội lốt nhà phê bình, hay gì đó tương tự. Phê bình thì không bao giờ tiên nghiệm. Nhà phê bình mà có tiên nghiệm là một nhà lý luận, kiểu Trần Đình Sử ("văn chương có đau thì mới hay" cái gì đó: đây vừa là lý luận ục ịch và ụt ịt, lại vừa là rơi rớt mạt kỳ của cái nhìn bourgeois giai đoạn tiên khởi, và thêm nữa, là khổ dâm, tức là masochism: à, ai cũng biết "sadism" bắt nguồn từ marquis de Sade, nhưng dường như rất ít người biết "masochism" cũng bắt nguồn từ một nhà văn: Sacher-Masoch; chúng ta sẽ sớm đến với Sacher-Masoch, nguồn cảm hứng lớn lao của Gilles Deleuze, và không hẳn không có liên quan với một nhân vật lớn khác: Bruno Schulz).
Phê bình văn học không giống tiên tri, mà phê bình văn học giống đặt cược. Ai đánh bạc thì biết: đã đánh bạc thì về cơ bản sẽ thua ("Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây"). Phê bình là một cách để thất bại. Nhà phê bình không phải người chăn nuôi, mà là người mổ thịt (kasher là một ẩn dụ không tồi cho điều này; nhìn chung ẩn dụ nào cũng tồi tệ hết, nhưng nhìn từ điểm cao hơn, có ẩn dụ tồi nhưng cũng có ẩn dụ tốt, cũng như Roland Barthes từng chế giễu đám mù quáng học theo Hemingway trong câu chuyện liên quan tới các tính từ: Barthes nói, có tính từ tồi, và có tính từ tốt: bốn chân tốt).
Văn chương Vũ Trọng Phụng, trong tương quan với phê bình của Đỗ Long Vân, là một cái khuôn không đủ. Phê bình của Đỗ Long Vân lấp đầy không gian nhanh quá, nó tức khắc bị bí đường, bị bứ, nếu muốn dùng một từ tuyệt đối chuẩn xác. Một văn chương sẽ không thực sự lớn nếu bỗng có lúc, một phê bình quá lớn chạm vào nó, và ngay tức khắc, khi có tiếp xúc, xảy ra chuyện không chứa nổi. Tác phẩm văn chương là chỗ chứa cho phê bình; nói đúng hơn, trong perspective của phê bình, tác phẩm văn chương bỗng trở thành hình thức. Nếu xảy ra hiện tượng bứ, ta hoàn toàn có thể có ngay một nhận thức khác. Điều này cũng khiến ta đến được rất gần với cụm từ bí hiểm của Roland Barthes, trách nhiệm của hình thức.
Nhưng phê bình lại có trách nhiệm riêng của nó. Nó sẽ vẫn cố loay hoay, kể cả khi đã lỡ rơi vào một tác phẩm hóa ra lại là một cái bẫy. Một tiểu luận hoàn toàn có thể là kết quả của một nỗ lực đương đầu với không đủ.
Một nhà văn gặp nhiều cái bẫy như thế nào thì một nhà phê bình cũng gặp nhiều cái bẫy như vậy; nhà phê bình lại còn hay vấp phải một cái bẫy đặc thù - chính là nhà văn. Một nhà văn mời ta đến nhà ăn bún chả thân tình (ở khu Kim Giang) rất có thể bỗng có một hình dáng vô cùng vĩ đại. Như Chúa. Nhất là đúng lúc ta đang đói.
Bài về Thanh Quan khác hẳn. Đỗ Long Vân đã không nhầm, trong trực giác, khi hướng tới thơ của Thanh Quan.
Giờ, đã quá dễ để ai cũng có thể làm được như sau: lấy bài của Đặng Tiến cũng viết về Thanh Quan in trong một cuốn sách phổ biến tại Việt Nam hiện nay, đặt cạnh bài về cùng chủ đề của Đỗ Long Vân.
Đây chính là cách, nhờ có quy chiếu, thấy ngay nhiều điều. Mà điều then chốt hơn cả nằm ở một khái niệm của... ờ... ờ... Jean-Paul Sartre. Điều đáng kinh ngạc nằm ở chỗ tại Việt Nam ai cũng nói đến Sartre nhưng theo tôi chẳng một ai đọc Sartre hết. Khái niệm này là "authenticité".
Đặt Đặng Tiến cạnh Đỗ Long Vân, sẽ thấy một điều: Đặng Tiến là hàng giả (nói cho đúng ngôn ngữ thời đại, Đặng Tiến là Quảng Châu).
(còn nữa)
dưới đây, chúng ta lại tiếp tục loạt bài Đỗ Long Vân cho đăng trên tờ Nghiên cứu văn học (đừng nhầm lẫn, tốt nhất là xem thêm ở kia)
Đỗ Long Vân dịch Jean-Paul Sartre:
Bài rất đặc biệt của Đỗ Long Vân: "Thử phác họa một bản đồ của địa ngục theo Chế Lan Viên":
(bài này chưa hết, nhưng tôi lười chưa lục mấy số Nghiên cứu văn học khác, thôi đợi sau vậy)
NB. đã tiếp tục "Baroque": một đặc trưng lớn trong écriture (mà ông Nguyên Ngọc gọi là "lối viết", gọi như thế không khác gì xưa kia Phạm Quỳnh gọi "tự vị" là "từ vựng", biến mọi thứ trở thành kẹo vừng) của các nhân vật École de Genève nằm ở chỗ, xoáy rất nhanh, tức là không chờ đợi lâu, không có nhiều quãng ngừng (xoáy ngay lập tức, thuần túy: Pessoa, còn xoáy rất dữ dội nhưng lại rất ngầm: Roland Barthes); người ta sẽ dễ nghĩ Georges Poulet (con người của hiện tượng luận, nghĩa là giống hệt Đỗ Long Vân, vì Đỗ Long Vân cũng chính là một con người của hiện tượng luận) mới như vậy, nhưng không, cả Jean Rousset, tác giả thiên khảo luận về baroque, cũng xoáy rất khẩn trương
NB (nữa). à, tự dưng nhắc đến Sartre, tôi bỗng thấy nên đặt ra câu hỏi: Sartre dịch sang tiếng Việt sớm nhất là khi nào? có ai trả lời được ngay không? chắc sẽ lại là tôi giải quyết vụ này
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du
Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
chủ đề của Đỗ Long Vân là "sa đọa". và có lẽ có một cách xếp hạng theo cách viết: cái "đọa" ở bài về Thanh Quan hay hơn nhiều ở bài về Chế Lan Viên. bài này làm nhớ đến ý về "fake" trong bài về Kim Dung "giữa chúng ta".
ReplyDeletedịch Sartre làm cho thấy ngay cái giọng "trí thức" ấy. nếu chàng quay lại để dich "Văn chương là gì?" thì tốt biết bao.
ở bài về CLV, thấy quá rõ thơ CLV chỉ là cái cớ, écriture của ĐLV chỉ tiếp xúc rất tối thiểu: thơ CLV "vẫn" ở cách rất xa địa ngục
ReplyDeleteĐỗ Long Vân có đặc điểm là không quan tâm tới xung quanh (tức là xung quanh gần: có lẽ ngoại lệ chỉ là Nguyên Sa, mà đó liên quan chủ yếu đến chuyện bạn bè), nhìn quá xa nên vọt ngay tới chân trời của khoảnh khắc, nghĩa là Vũ Trọng Phụng hay CLV, nhưng lại thêm một nghịch lý: chân trời hoá ra quá rỗng, và "vẫn" quá gần
Tới trang 84 trong ảnh cuối đã ghi tên tác giả, nghĩ là đã hết sao lại còn {còn tiếp} vậy bác?
ReplyDelete