Jul 31, 2018

Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4)

"Những ngày tháng sẽ tới trong thành phố ngợp ngụa lạ hoắc mà khi trở về tôi tự nhận là quê hương của mình." (Thanh Tâm Tuyền - Ung thư)

Ở lần trước (một lần nào đó) tôi đã nói đến phố Hàng Kèn là phố ngày nay không còn tồn tại ở Hà Nội. Các nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng sẽ còn tụ tập với nhau tại căn nhà trên một cái phố đã mất hút, phố Hàng Đàn. Hàng Đàn nằm ở chỗ nay là Hàng Quạt, tôi cũng không rõ Hàng Quạt thế chỗ hoàn toàn cho Hàng Đàn hay trước đây Hàng Đàn chỉ là một đoạn của Hàng Quạt.

Chi tiết "Thủ hiến" giúp xác định một mốc thời gian (Bắc Kỳ chỉ có thủ hiến khi đã có Quốc gia Việt Nam cùng Bảo Đại, kèm một thứ nay rất ít người còn hiểu là gì, "Hoàng triều cương thổ"); thêm một chi tiết nữa cùng dạng: có một thời điểm các nhân vật nói chuyện với nhau, nhắc đến sự kiện de Lattre (de Tasigny) vừa sang Đông Dương.

Jean de Lattre de Tassigny (với người Pháp, có biệt danh "Roi Jean" tức là "Vua Jean") đặt chân tới Đông Dương tại sân bay Tân Sơn Nhứt. De Lattre thay thế cùng một lúc Pignon và Carpentier, nghĩa là trong phần nối dài câu chuyện thuộc địa lần đầu tiên có một nhân vật Pháp thâu tóm cả quyền lực quân sự lẫn dân sự. De Lattre là một lựa chọn bất ngờ, một lựa chọn phút cuối; lẽ ra Juin mới là người được chọn. De Lattre đã hơi quá già (ngoài sáu mươi tuổi); thời điểm de Lattre sang Đông Dương, khả năng người Pháp thua trận đã bắt đầu hiện ra.

De Lattre sang Đông Dương cùng nhiều nhân vật thân cận, trong đó có những người sẽ đóng vai trò không nhỏ trong đoạn cuối sự hiện diện Pháp tại Đông Dương: Beaufre, Salan, Cogny, etc. Như vậy de Lattre đặt chân tới Indochine sau con trai của chính de Lattre, Bernard, đang đeo lon trung úy trong quân đội viễn chinh Pháp ngoài Bắc Kỳ.

Một mốc khác (lúc nhân vật Liêm đi chuyến xe lửa ngày Tết từ Hải Phòng - tức là "Phòng" - lên Hà Nội, người trên toa tàu nói chuyện với nhau): sự kiện bà Cát Hanh Long vừa xảy ra.

(thêm một địa danh, lần này là của Sài Gòn: một con đường mang tên Mac-Mahon; Thanh Tâm Tuyền sẽ gọi nó một kiểu, nhưng những ai quen thuộc với văn chương Bình Nguyên Lộc sẽ biết cái tên ấy hay được người Sài Gòn gọi là "Mặt Má Hồng"; một cái tên khác chỉ thuộc về Hà Nội xửa xưa: "Cột Đồng hồ": xưa kia trong giới dặt dẹo Hà Nội truyền khẩu một câu, "Một chọi một ra Cột đồng hồ" ý nói hẹn ra đó múc nhau

tất nhiên ai cũng dễ dàng nhận thấy, Thanh Tâm Tuyền dùng nhiều từ phiên âm, trong đó đa phần ngày nay không còn ai hiểu - đấy là chưa kể rất nhiều tiếng Pháp được dùng nguyên xi - chẳng hạn "tô kê" là phiên của "toqué", nghĩa là dở người, hâm hấp, ngẫn; chắc tôi sẽ còn quay trở lại kỹ hơn với từ ngữ trong Ung thư)


Robert Brasillach khi viết về Tìm thời gian mất nói một điều: Marcel Proust tạo ra được cảnh - có thể là duy nhất trong văn chương Pháp - đậm đặc tính cách Dostoievski; đó là một trường đoạn rất đáng nhớ trong Le Temps retrouvé, tập cuối của Tìm thời gian mất. Bối cảnh của đoạn đó là Paris thời chiến tranh. Tôi cũng nghĩ Thanh Tâm Tuyền viết ra một trường đoạn rất Dostoievski, đó chính là đoạn mở đầu phần thứ ba, khi nhân vật Liêm từ Sài Gòn trở ra Bắc, tới Hải Phòng. Tôi sẽ còn quay trở lại xem xét kỹ lưỡng hơn cảm giác mà tôi đã có.

Nhắc tới Marcel Proust ở đây không hề ngẫu nhiên: tôi đặc biệt muốn nhắc tới một điều, "khả năng quan sát". Tôi không định nói nhà văn là người có khả năng quan sát đặc biệt cao, mà chính là ngược hẳn lại. Marcel của Marcel Proust rất hay nghĩ nam tước Palamède de Charlus (biệt hiệu Mémé) lẽ ra phải trở thành nhà văn kiệt xuất, vì đó là một con người có óc quan sát tuyệt vời, những gì Charlus kể đều rực rỡ màu sắc và vô cùng đặc biệt; ngược lại, Marcel cảm thấy mình hoàn toàn không biết quan sát. Thế nhưng mấu chốt của cái mà ta có thể gọi là "cái nhìn của nhà văn" nằm chính ở đây: hết sức nghịch lý, nó nằm chính ở sự thiếu óc quan sát.


(còn nữa)



Số 46 (tiếp tục câu chuyện nhân vật Liêm mới từ Sài Gòn ra Bắc, đêm ba mươi Tết ngủ cùng phòng nhà trọ với một người không quen biết):


















Số 47:

















Sang số 48, chương 3 phần ba, kèm với đó là cái có thể gọi là "kiểm duyệt đục bỏ":



















Số kép 49-50 là một số báo Tết (Xuân), không có Ung thư:




Số 51, tức là đã sau cái Tết năm 1966, dường mức độ kiểm duyệt đã tăng vọt:

















Số 52:


















Số 53:















NB. Tử tước de Bragelonne: d'Artagnan đụng độ Athos (mà cả hai bên đều chẳng hề hay biết: đây là có nhìn nhưng không thấy); đồng thời, nơi làng chài nhỏ xứ Hòa Lan, chuyện đang gay cấn giữa vua Charles Đệ nhị cùng một ông tướng




Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3) (Ung thư: cho đến chương 1 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2) (Ung thư: cho đến giữa chương 2 phần thứ hai)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1) (Ung thư: 4 chương đầu của phần thứ nhất)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (6) ("Nhân một kinh nghiệm thơ"+Lê Tuyên, "Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh")
Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta" + Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Dương Nghiễm Mậu: "Sợi tóc tìm thấy"
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César BirotteauTâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu


1 comment:

  1. It's an awesome post in support of all the online people; they will obtain advantage from it
    I am sure.

    ReplyDelete