Aug 13, 2018

Những số 1: một lần nữa [lsbcvn]

Trước tiên, xem ởkia [1]; nếu muốn xem những gì cổ xưa hơn thì ởkia [2]. Các "kỳ" thuộc "loạt" này tôi sẽ ghi như trong tiêu đề post, [lsbcvn], tức là "lịch sử báo chí Việt Nam". Tất nhiên, đây là các bài chuẩn bị cho đợt thuyết trình sắp tới của tôi, về báo chí Việt Nam, đã thông báo từ cách đây vài tháng.

Nhưng, sau khi đăng hết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền, tôi cũng muốn quay lại với tạp chí Văn. Kể từ khi nhắc đến nó (theo đường lối tổng lực, xem ởkia), tôi đã tìm được thêm (rất không ngờ), mà lại còn tìm thêm được không ít.

Những số mới tìm được (trước đây thiếu):



Lúc đã tìm được, thì thậm chí có lúc còn tìm được tận hai tờ trùng nhau:


Không những thế, lại tìm được số 2 và 4 của Tân Văn, thành thử xuyên khe được rất đẹp (tuy nhiên tôi vẫn thiếu số 1 của Tân Văn):


Đây là 50 số đầu của Văn; thật ra tôi vẫn thiếu số 25, chứ 50 số đầu tiên này vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ; 50 số đầu kết thúc bằng đúng một số Tết (số Xuân):


Đã kiểm kê được, cho nên tôi viết luôn ở đây những số Văn mà tôi còn thiếu (như thế này gọi là "tự giơ đầu ra cho người khác chém"):

+ thiếu 15 số đơn lẻ như sau: 25, 54, 80, 91, 102, 118, 120, 136, 138, 143, 151, 177, 185, 207, 210
+ ngoài ra, thiếu số Tết (số Xuân) kép 75-76 (trong đường link có thể thấy là tôi có đặc biệt nhiều số Xuân của Văn, thậm chí còn thừa một số, ấy thế nhưng lại vẫn thiếu mất một số), cụm 110-112 và cụm 202-204, tôi không rõ ở hai cụm này thì là ba số tách bạch hay một số kép, một số đơn
+ Trên đây là các số thiếu, bổ sung được thì tốt (quá tốt), tổng cộng 23 đơn vị, ngoài ra sau đây là danh sách (không nhất thiết) những số tôi có nhưng mất bìa, thay được thì tốt: 11, 37, 38, 43, 69, 88, 165, 178, 197 (tổng cộng 9 số)

Không những kiếm thêm được một ít Văn, thời gian vừa qua tôi cũng bổ sung được cho bộ Đại học: trước, tôi thiếu 3 số, thì đã tìm được một trong ba số ấy:


Trên đây là số 4 năm 1962, như vậy Đại học tôi chỉ còn thiếu số 4 của năm 1961 và số 38, trong đó tôi đặc biệt tìm số 4 năm 61.


(đến đây là hết phần liên quan đến VănĐại học, bắt đầu chuyển sang phần "những số một")


Tôi đang thử hình dung một cách nhìn mới vào câu chuyện báo chí của Việt Nam. Tôi nghĩ cái nhìn ấy đã bắt đầu trở nên tương đối rõ ràng, đối với tôi.

Tôi cũng nghĩ rằng nếu muốn nắm bắt được câu chuyện đó, điều cần làm trước hết là tách ra khỏi một truyền thống nghiên cứu báo chí tồn tại dai dẳng tại Việt Nam: nghiên cứu báo chí theo lối không cụ thể. Tôi muốn nói, có quá nhiều nhà nghiên cứu động vào câu chuyện báo chí nhưng không mấy biết về các tờ báo. Họ hay xem các tài liệu, nghị định và chủ yếu dựa trên các thống kê báo chí. Mấy nguồn này rất dễ tạo ra cái nhìn quá mức đơn giản, thậm chí luôn luôn sai lầm, rất hay sai lầm. Đại diện cho truyền thống ấy là mấy nhân vật sau đây: Huỳnh Văn Tòng, Nguyễn Thành, Đỗ Quang Hưng, Lại Nguyên Ân.

Tôi đã định bắt đầu "câu chuyện của tôi" bằng Bằng Giang Nguyễn Văn Hòa (nhất là Mảnh vụn văn học sử cùng Sài Côn cố sự), vì đây là nhà nghiên cứu hiếm hoi (rất có thể là duy nhất) không bao giờ nói quá những gì mà mình tận mặt nhìn thấy và sờ tay vào. Nhưng tới một thời điểm, tôi hiểu ra, cần phải nhìn khác cả Bằng Giang.

Ở chiều ngược lại, ta có cả một đống nhà nghiên cứu, dạng nhà nghiên cứu mà nếu còn sống Tạ Chí Đại Trường sẽ thích thú reo lên: lại tay ngang, lại tay ngang, sao mà nhiều tay ngang thế. Đại diện tiêu biểu: Trần Nhật Vy, Lê Minh Quốc, Phạm Công Luận. Điều đáng chú ý nằm ở chỗ mảng này chủ yếu gồm toàn nhà báo, hoặc những người từng là nhà báo. Chưa kể thêm các nhà nghiên cứu nước ngoài; nhưng trong riêng câu chuyện báo chí, người nước ngoài gần như không cần quan tâm (đọc báo là chuyện không dễ, nhất là khi các nhà nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam về cơ bản quá kém tiếng Việt, ra đường uống trà đá với ăn phở thì tạm được chứ không làm gì hơn nổi).


Tức là, chỉ ở phân khu "số một" của các tờ tạp chí. Câu chuyện của mọi tờ tạp chí bắt đầu từ số một (cũng có lúc trước số một, nhưng hãn hữu, chưa cần để ý). Một "trưng bày" (dẫu không đầy đủ - vả, trong chuyện báo chí, không bao giờ nói đến "đủ" được; nhà nghiên cứu lịch sử báo chí mà nghĩ quá nhiều đến "đủ" thì đơn giản là sẽ chẳng bao giờ làm nổi cái gì) sẽ cung cấp một cái nhìn tập trung vào một số điểm.


Rất nhanh chóng, Thế kỷ hai mươi, đủ từ số 1 đến số 6:


Lang Bian đủ cả bộ, vì chỉ có ba số:


Giật lùi về tương đối sớm, Báo Khoa học, 1942:


Số 1 của Tiểu thuyết thứ bảy (đây là bộ tục bản, về sau), xem thêm ởkia (tờ này "in lần thứ hai" là vì khi Vũ Đình Long cho tục bản TTTB, báo bán chạy - đây là tờ báo liên quan không ít đến vệt "Hà Nội từ 1947 đến 1954" của tôi):


Giữ thơm quê mẹ (trước đây tôi có nhiều hơn thế này, có cả số 1, nhưng đổi chác mất rồi; mà cũng không quan trọng: cái gì liên quan đến Thích Nhất Hạnh cũng chẳng có mấy giá trị tí ti):


Suýt được số 1 Tin văn (yếu nhân của tờ này là Nguyễn Ngọc Lương tức Nguyễn Nguyên; tôi sẽ còn quay trở lại với nhân vật ấy):


Cũng suýt, với Chính văn:


Đùa tí thế thôi, đây là số 1 tờ Vấn đề (xem ởkia):


Số 1 của Ý thức (xem ởkia):


Số 1 của Nghệ thuật (xem ởkia):


Trăm hoa:


Tư tưởng (đây là tờ tạp chí bị đánh giá quá cao so với giá trị thực):


Hải triều âm:


Nghịch tí:


Văn học:


Văn học trên đây là một tờ tạp chí lá cải. Trong câu chuyện về báo chí Việt Nam, tôi sẽ không bỏ qua báo chí lá cải (tất nhiên): lá cải mới là thứ chiếm tỉ trọng lớn trong báo chí mọi thời. Có một quy tắc: không bao giờ có chuyện tờ báo hay tờ tạp chí nào là lá cải lại tự nhận mình là lá cải.

Báo Tuổi trẻ là một tờ báo lá cải.

Tờ Văn học trên đây cũng lá cải. Yếu nhân của nó là Phan Kim Thịnh. Phan Kim Thịnh là một nhân vật lá cải, về sau Phan Kim Thịnh sẽ trở nên thân thiết với một nhân vật lá cải khác (giống nhau thì sẽ tìm đường đến với nhau), đó là Hoàng Minh Giấy Gói Xôi.

-----------

Sự lá cải mạnh mẽ hơn nhiều, nó tràn ra khỏi riêng địa hạt của báo chí. Lá cải là một thuộc tính của tinh thần chung. Facebook Việt Nam hiện nay là một biểu hiện khổng lồ của tinh thần lá cải. Định nghĩa của tôi về trí thức Việt Nam thời bây giờ: trí thức Việt Nam là những người lê la facebook. Chính trí thức Việt Nam tạo ra, vận hành và nuôi sống tinh thần lá cải, họ gieo rắc thông tin thất thiệt hằng ngày, họ tọc mạch, soi mói, và họ tuyên xưng cho sự công chính, cho sự cấp tiến và cho "chủ nghĩa tự do". Và õng ẹo giả trang sự sang trọng (lá cải pha thêm nouveau riche). Trong số đó, các nhà báo là lá cải hai lần. Các nhà báo là thành tố đặc biệt quan trọng đóng góp cho sự đạo đức giả chung của xã hội.

Và, tiền thân của facebook Việt Nam hiện nay là gì? Là những tờ báo lá cải (nhưng trông như là không lá cải), nhất là Tuổi trẻ. Nhưng chưa hết, một tiền thân rất quan trọng của facebook Việt Nam hiện nay phải là talawas. talawas là một khối lá cải khổng lồ. talawas cho thấy trí thức Việt Nam, đúng như tôn chỉ của nó? Đúng thế, nhưng đấy là cho thấy trí thức Việt Nam ngu xuẩn như thế nào.



tiếp tục các số 1

Phổ thông (đây là số 1 của số 1, tức là không phải đoạn sau, khi Nguyễn Vỹ đã về Sài Gòn, mà lúc vẫn còn Đà Lạt):


Văn hóa ngày nay (tập dày nhất của cả bộ, cũng là tập duy nhất bán chạy):


Tinh hoa đặc biệt (Lê Bá Kông, 1962):


Đời mới (đây là tờ Đời mới tục bản, chứ không phải tờ của trước đó chừng mười lăm năm, khi tòa soạn bị tấn công rồi Trần Văn Ân bị bắt bỏ tù; Trần Văn Ân cũng là một sinh viên Annamite du học Pháp cuối thập niên 20 đầu thập niên 30 - câu chuyện về riêng "nhóm" này hết sức phong phú, với các nhân vật không thực sự được biết rộng rãi như Hồ Tá Khanh hay Trần Văn Giáp):


Vừng đông:


Lành mạnh (Lê Khắc Quyến chủ nhiệm tờ này khi ấy là giám đốc Bệnh viện Huế):


Nhân loại (đừng nhầm với tờ cùng tên ra không lâu về sau):


Điện báo (cũng cần đến với một nhân vật không phải không nhiều đặc biệt trong câu chuyện báo chí Việt Nam: Lê Tràng Kiều; theo hơn một lời chứng, Lê Tràng Kiều là nhân vật rất hay mắc những chuyện nhập nhèm về tiền nong):



Sơ sơ vậy thôi cái đã, mỏi tay quá. Ơ, số 1 của tờ Việt báo (Trần Văn Khê and Co.) nhét vào đâu rồi nhỉ? À, đến tận Nhân dân tôi cũng có số 1 đấy; mà giờ này cái số 1 đó ở đâu mất rồi nhỉ?


Bonus một tràng pháo hoa:







8 comments:

  1. Thế này thì ai nỡ chém !

    ReplyDelete
  2. chém thì cứ chém, không cần nói lời ngọt nhạt

    tiếp tục

    ReplyDelete
  3. ảnh và nhời đều kích động. nghe như chủ đề chương 2 symphony Scottish! rồi một mùa hoa địa ngục.

    ReplyDelete
  4. Right here is the perfect blog for anybody who really wants to find out about
    this topic. You realize a whole lot its almost
    tough to argue with you (not that I really would want to…HaHa).
    You certainly put a brand new spin on a subject which has
    been discussed for decades. Wonderful stuff, just wonderful!

    ReplyDelete
  5. Hoang Minh Giay Goi Xoi la phong vien bao nao vay anh?

    ReplyDelete
  6. Chuyện Mười Ngày của báo chí annamite có đoạn nào cảm động sau "số 1" ko nhỉ?

    ReplyDelete
  7. những số 1 những số 1 những số 1 cộng dồn những số 1

    ReplyDelete