Apr 20, 2020
Thanh Nam
Đã lại tháng Tư, đã đến lúc thực sự bắt đầu sự "nối".
Có không ít nhân vật "tiền chiến" vào Nam đoạn 54, và rất nhiều người (thế hệ Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh) thực sự khởi đầu khi đã ở miền Nam. Những người có thể nối - theo một nghĩa không nhỏ - là những người đã bắt đầu ở ngoài Bắc rồi tiếp tục ngay sau khi vào Nam. Tất nhiên, Thanh Tâm Tuyền hay Viên Linh, ta biết họ đã có các tác phẩm thời trẻ đăng báo. Nhưng còn rất trẻ (để lại bắt đầu được - rất nhiều nhân vật tiền chiến sẽ chỉ còn là cái bóng mờ của chính họ, ở cả ngoài Bắc lẫn trong Nam: đổ vỡ quá lớn, hoặc giả cũng chỉ được như vậy) và đã có tác phẩm, đây là trường hợp của những người như Thanh Nam. (một tờ tạp chí nổi tiếng với Thanh Nam là yếu nhân, xem ởkia)
(tất nhiên không cần quá quan tâm đến những người đã "hoạt động văn nghệ" - và về sau rất thích kể - nhưng thật ra chủ yếu xuất hiện tên tại mục "hòm thư bạn đọc" của mấy tờ báo và tạp chí Hà Nội thời ấy, như anh em Nhật Tiến và Nhật Tuấn)
Trước khi tiếp tục câu chuyện văn chương Thanh Nam, tôi muốn kiểm tra một chi tiết.
Trong vụ bắt giữ Khái Hưng tại tòa soạn báo Việt Nam đoạn 1945-1946 (vợ chồng Khái Hưng, và cả Phan Khôi tình cờ có mặt lúc đó), có chứng nhân tận mắt là hai chú bé (ta biết rằng khu vực quanh đó tập trung rất nhiều cơ sở Việt Nam Quốc dân đảng, trong đó có tổ chức thanh niên etc.). Tôi từng đọc lời kể của một trong hai người ấy, trong đó nói cậu bé còn lại là Thanh Nam. Vì chưa đọc thấy chính Thanh Nam kể chuyện này nên tôi muốn hỏi có ai biết cụ thể hơn không? Tức là có đúng Thanh Nam có mặt tại 80 Quán Thánh và chứng kiến vụ bắt Khái Hưng?
Ba quyển sách trong ảnh, Lỡ một đời hoa tôi có từ lâu và một cách dễ dàng, nhưng chuyện không giống vậy, với hai quyển còn lại (tức là hai tập của Cuộc đời một thiếu nữ - ai rành về sách Hà Nội đoạn 47-54 chỉ cần nhìn bìa thì biết đây là sản phẩm của nhà xuất bản nào).
Tức là, Lỡ một đời hoa là xì-queo, muốn đầy đủ thì phải có phần trước, tức là hai tập Cuộc đời một thiếu nữ - đây thì lại là sách (rất) không dễ kiếm.
Cho tới một hôm, tôi hẹn một người bạn. Người bạn đến, trông mặt rất hớt hải. Thì ra ngay trước đó, trên đường đến chỗ hẹn với tôi, người bạn ghé một hiệu sách quen, và bỗng nhiên có hai quyển sách rơi vào chân, thế là nhặt lấy rồi đưa luôn cho tôi. Thế là tôi đã có Cuộc đời một thiếu nữ (về điển tích "sách rơi vào chân" trong hiệu sách, xem ởkia).
[tôi vẫn tìm cách trả lời câu hỏi đã đặt ở phía trên]
(còn nữa)
đã tiếp tục "tiền" và đang tiếp tục "tiếng Việt abc"
văn chương miền Nam:
"Rừng lá thấp" và "Chiều mưa biên giới"
Chiến tranh Việt Nam và tôi (Nguyễn Bắc Sơn)
Nối
Văn chương miền Nam: Lê Huy Oanh ("Shakespeare")
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (7): Tạ Thu Thâu (III)
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (6): Tạ Thu Thâu (II)
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (5): Tạ Thu Thâu (I)
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (4): Để phụng sự
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (3): "Phiếm luận về văn chương Việt Nam"
Hiếu Chân Nguyễn Hoạt: Trăng nước Đồng Nai
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (6): Ung thư đoạn cuối
Lê Văn Thiện: Một cách buồn phiền
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (5) (Ung thư: cho đến chương 2 phần thứ tư)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4) (Ung thư: cho đến chương 4 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3) (Ung thư: cho đến chương 1 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2) (Ung thư: cho đến giữa chương 2 phần thứ hai)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1) (Ung thư: 4 chương đầu của phần thứ nhất)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (6) ("Nhân một kinh nghiệm thơ"+Lê Tuyên, "Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh")
Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta" + Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Dương Nghiễm Mậu: "Sợi tóc tìm thấy"
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César Birotteau, Tâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du
Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
47-54:
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (6) Năm 1952
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (5) Cái này giá bao nhiêu
Hai lời tựa nữa của Bùi Xuân Uyên
Hai truyện của Ngọc Giao
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (4) Hà Nội 1950
Lại Chùa Đàn
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Thế còn năm 1949?
Năm 1948 Nhượng Tống ở đâu?
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Đầu tiên và cuối cùng
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Dân Việt Nam
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)
Đoạn cuối của Khái Hưng
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946
Anh thử nhờ một yếu nhân của Trúc bạch Thư xã, kiểm tra xem tn.
ReplyDeleteBác Nhị Linh không chơi facebook cho đông vui à... Bên này có vẻ "cô đơn" quá :D
ReplyDeleteLee
"... không thể trông đợi gì từ mọi thiết chế, trừ những nỗ lực tuyệt đối cá nhân." by NL.
DeleteChả lẽ trông đợi gì từ cái xóm FB.