Jan 18, 2020

Hà Nội từ 1947 đến 1954 (6) Năm 1952

Tiếp tục câu chuyện "Hà Nội 47-54":

Cuộc 4754, như vậy, tôi đã nối được gần như liền mạch, qua hết các năm:

1947
1948
1949
1950 (nhớ xem phần comment, hết sức quan trọng)

(à vậy là vẫn còn thiếu 1951, nhưng 51 thì quá dễ, sẽ sớm bổ sung)

Tờ tạp chí dưới đây trình hiện tất cả các nhân vật chính mà chúng ta quan tâm, tờ Kinh đô văn nghệ ra năm 1952 (tháng Tám, tức là đúng 7 năm sau các sự kiện hồi 1945; đây là "tập 1", tôi cũng chưa tìm hiểu xem tờ tạp chí có ra tiếp sau đó hay không; bìa do Đinh Hùng vẽ), trong đó có Thanh Nam, mà tôi sẽ sớm tập trung:


Đinh Hùng là "giám đốc văn chương" của tờ Kinh đô văn nghệ, nhà xuất bản ấn hành nó là nxb Việt Hà:



Có cả "Tuyên ngôn", đọc là biết đây là sản phẩm của Đinh Hùng - như thể một echo của "Tuyên ngôn Dạ Đài" mấy năm về trước:


Đốt lò hương cũ đã xuất hiện:


"Đính chính" errata:


Những bài thơ, Huyền Kiêu:


Vũ Hoàng Chương ("Thiên đường lại mở"):


Đinh Hùng ("Lạnh hương nguyền"):


Đinh Hùng và Hồ Dzếnh:


(ngoài ra còn có một bài thơ của Quang Dũng: vì tính cách đặc biệt quan trọng của nó, tôi tách riêng, sẽ sớm nói đến sau)

Truyện ngắn Vũ Hoàng Chương, "Mùi hương quái ảo":


Đăng kỳ đầu Cầu sương của Ngọc Giao:


(đây là bản pré-original, sách sẽ in trong năm 1953)

Như vậy, tôi là người đã xác định được đường đi ba cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất giai đoạn 1947-1954 của Ngọc Giao, Quán gió, ĐấtCầu sương. Tôi cũng tìm ra được một số thứ của Ngọc Giao (sách dịch và bài đăng báo) trước đây chưa hề được biết.


Nhìn tên bài, vào thời kỳ ấy, có thể biết ngay đây là Tạ Tỵ:


Hội họa thì Tạ Tỵ, âm nhạc thì Nguyễn Duy Diễn:


Sang đến sân khấu (kịch):


Sỹ Tiến:


Nguyễn Minh Lang:


Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân) dịch Lỗ Tấn:




(tất cả hình ảnh trên đây: courtesy of PTV)



(đã tiếp tục bài "Tiếp sách dở")




Hà Nội từ 1947 đến 1954 (5) Cái này giá bao nhiêu
Hai lời tựa nữa của Bùi Xuân Uyên
Hai truyện của Ngọc Giao
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (4) Hà Nội 1950
Lại Chùa Đàn
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Thế còn năm 1949?
Năm 1948 Nhượng Tống ở đâu?
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Đầu tiên và cuối cùng
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Dân Việt Nam
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)
Đoạn cuối của Khái Hưng
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946


6 comments:

  1. Muốn bắt đầu đọc nhưng không biết đọc cái gì. Bác có thể nói cho tôi biết không? Lời khuyên?

    ReplyDelete
    Replies
    1. [không phải lời khuyên] bắt đầu ở đây nè:

      http://nhilinhblog.blogspot.com/2014/04/tien-but-o-quan-ca-phe.html?m=1

      Delete
  2. không có, đi chỗ khác mà hỏi

    ReplyDelete
  3. tạp chí ra Tháng Tám mà bìa ĐH vẽ có không khí Tết nhỉ (hay tại sắp Tết:))

    ReplyDelete
  4. "Ale ale ale". những người lớn ăn nói đàng hoàng thế chứ. một holocaust đã ra khỏi che khuất.

    ReplyDelete
  5. "chị đẹp" hóa ra có từ thời Huyền Kiêu, giờ bỗng dưng nó thịnh trở lại

    ReplyDelete