Hà Nội đang lạnh kiểu như thế này này: có hai người đi bộ gặp nhau ngoài đường, một người hỏi: "Dạo này khỏe không bác?" Người kia lúi húi tháo găng tay len mua ở chợ Đông Kinh thọc vào túi áo ba đờ xuy một lúc rồi mới nói: "Bác nói gì? Rét quá tôi tháo tai cất vào túi, nếu cứ để đó thế nào cũng rụng vì lạnh". Sợ chưa? Có thơm quắt tai (bún chả) thì cũng có lạnh rụng tai.
Hôm qua bad mood cho đến lúc cà phê về đến phòng, thấy ngay trên bàn làm việc đã để sẵn cái này:
Đùa chứ chỉ mất công than phiền một câu trên blog mà đã được ngay quả này, đúng là mình ở hiền gặp lành nhiều người thương miến (câu này là irony đấy) :p Sau rồi mình cũng biết thủ phạm í lộn hung thủ í vẫn lộn tác giả hành động thiện tâm này là ai, thank you nhá. Thế là đỡ bad mood hẳn, từ quả irony của Lennon đã chuyển sang cái khác liền: "Nhưng thôi em ơi đấy chỉ là lời ru trong giấc ngủ/Anh thương em đây anh lại êm đềm/Làm con ong vàng đến ngủ giữa tóc em/Con ong xanh có đôi mắt đen/Con ong trắng là con ong thương nhớ/Con ong đỏ chính niềm tin ấp ủ/Còn hạnh phúc cuối cùng là tiếng hát chú ong nâu".
Chi tiết duy nhất hơi ấy ấy là quyển Mrs Dalloway tôi bị mất là bản tiếng Pháp, nay quá lãi, thu ngay được bản tiếng Anh há há, ở trong tủ sách "Film Classics" tức là những quyển tiểu thuyết được chuyển thể thành phim (nhân tiện, ở đây đã có bác nào xem hết cả The Hour lẫn hai phim Mrs Dalloway chưa nhể?), trong tủ sách này cũng có A Clockwork Orange của Anthony Burgess.
Hôm qua lại thêm một ngày được mùa sách vở, tối đến vợt ngay thêm được Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914), thuộc loại sách không hiếm lắm nhưng chẳng hiểu sao bao nhiêu lần tôi nhìn thấy đều vợt trượt hết cả. Rồi lại có một bạn gọi điện, thế là nhiều khả năng lại có thêm một Ba Tê nữa :)
Còn sách mới hẳn vừa thổi vừa xoa (mùa đông rất cần mấy cái này, cũng như cần ngoài phố mùa đông đôi m. em là đốm lửa hồng hehe): Lịch sử tôn giáo Nhật Bản, Sueki Fumihiko, Phạm Thu Giang dịch, Phạm Hồng Thái hiệu đính, Alphabooks & NXB Thế giới.
Một đoạn Todorov viết về trinh thám nhá:
"Kiệt tác văn chương thường lệ, theo một nghĩa nào đó, không nằm trong bất kỳ thể loại nào nếu không phải là thể loại của chính nó; nhưng kiệt tác của văn học quần chúng lại chính là cuốn sách phù hợp nhất với thể loại mình. Tiểu thuyết trinh thám có những chuẩn mực của nó; làm "tốt hơn" những gì mà các chuẩn mực ấy đòi hỏi, là đồng thời làm "kém đi": người nào muốn làm cho tiểu thuyết trinh thám "hay hơn", là người đó đang làm "văn chương", chứ không phải tiểu thuyết trinh thám. Tiểu thuyết trinh thám tuyệt nhất không phải là cuốn tiểu thuyết vi phạm các quy tắc của thể loại, mà là cuốn tiểu thuyết tuân theo những quy tắc này"
("Loại hình của tiểu thuyết trinh thám" trong Thi pháp văn xuôi, Đặng Anh Đào và Lê Hồng Sâm dịch, NXB Đại học Sư phạm, 2004)
Ý Todorov là đánh giá văn học thông thường và văn học bình dân phải khác nhau: kiệt tác văn học nói chung vừa vi phạm thể loại của nó vừa lập ra một thể loại mới, trong khi trinh thám muốn là kiệt tác thì điều tiên quyết là không được phép vi phạm thể loại.
Em muốn hiểu thêm chút:
ReplyDelete1. Tại sao trinh thám muốn là kiệt tác thì điều tiên quyết là không được phép vi phạm thể loại ạ?
2. Theo Todorov, từ đoạn trích dẫn trên, thì bất kì tác phẩm nào của văn học bình dân/văn học quần chúng, muốn trở thành kiệt tác thì không được phép vi phạm thể loại, chứ không riêng trinh thám, đúng không Anh?
Cảm ơn Anh trước,
BA
hơ
ReplyDeletevữn dễ thương như hoa cỏ may, áo em sơ ý cỏ găm đầy :”))