May 30, 2019

Trong lúc đọc Hermann Broch (1)

đấy, cuối cùng đã tưởng mục "trong lúc đọc" sẽ tiếp tục với Sainte-Beuve, hóa ra vẫn chưa

quay trở lại với Joseph Roth gần đây đã làm cho tôi thấy là không thể không thực hiện điều tương tự với Hermann Broch: văn chương tiếng Đức của những người bên lề vĩ đại như thế nói về thế giới của cách đây đúng một thế kỷ - cái thế giới ấy vẫn tiếp diễn

May 27, 2019

nouveau riche cười

người ta giàu để làm gì? sẽ quá dễ (và cũng quá khó) để trả lời câu hỏi ấy, cho nên ta hãy chỉ nhìn nhận một vấn đề nhỏ, rất nhỏ: người nouveau riche hào phóng hay không? chắc chắn, người nouveau riche rất nỗ lực tỏ ra mình hào phóng (vả lại, điều đó trông như thể biện minh cho sự giàu của họ) - nhưng ở đây - thêm lần nữa - từ mặc cảm lại lù lù hiện ra; các xã hội nouveau riche điên loạn trong sự kiếm tiền bao nhiêu thì cũng hì hục làm từ thiện bấy nhiêu; từ thiện không hẳn xuất phát từ lòng hào phóng - thêm một điều nữa quá con người

May 22, 2019

Quá con người

+ tiếp tục bài "Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng" (hay nói cách khác, về câu chuyện lớn của dịch thuật văn chương ở Việt Nam)

Dưới đây là bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về cuốn tiểu thuyết Ông thị trưởng ở Furnes của Simenon.


Quá con người

Nguyễn Chí Hoan

May 20, 2019

Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng

ngày này (gần như thế) năm ngoái

Giờ, đã có thể đi thẳng vào một câu hỏi: đâu là những dịch giả lớn của Việt Nam? Điều đầu tiên cần phải nói là, đánh giá một dịch giả lớn rất khác so với đánh giá nhiều đối tượng khác: chẳng hạn, rất khác so với đánh giá một nhà văn lớn. Câu hỏi này - đối với tôi, ít nhất - trở nên quan trọng nhất là khi thời chúng ta đang rơi thẳng vào hố sâu của sự tầm thường.

May 17, 2019

Bette và Pons

("Beth I hear you calling, but I can't come home right now")

Miếng da lừa Nguyễn Văn Vĩnh (thậm chí tôi còn đã xác định được, bản dịch siêu hạng ấy từng có hai version - trước khi biến mất vào hư vô, đấy là còn chưa nói đến khả năng về bản thảo: tôi nói điều này không hề vu vơ, vì từng có lần vì tình cờ, trên chặng đường lần theo dấu vết Nguyễn Văn Vĩnh, tôi đã thấy trên một tờ báo, trong cái số tưởng niệm Nguyễn Văn Vĩnh, bức ảnh chụp một phần nhỏ của một trang bản thảo - lúc đó, phần lớn các con của Nguyễn Văn Vĩnh đều còn sống và còn trẻ - chỉ một mảnh nhỏ đó thôi, liên quan đến bản dịch câu chuyện ngự lâm quân, đã khiến tôi nhìn ra vô số điều trong cách suy nghĩ của Nguyễn Văn Vĩnh) khiến tôi quay trở lại với Balzac - thêm một lần nữa

May 14, 2019

Nguyễn Văn Vĩnh

Đã kết thúc đoạn trích Nguyễn Văn Vĩnh dịch Miếng da lừa của Balzac (về Miếng da lừa, Nguyễn Văn Vĩnh bình luận: "Sách này là sách hay nhứt của Balzac tiên-sinh" - tôi nghĩ là Nguyễn Văn Vĩnh không hề nhầm lẫn trong sự nhìn nhận riêng).

May 12, 2019

Miếng da lừa

Những tìm kiếm của tôi về Nguyễn Văn Vĩnh dịch giả, dần dà đã dẫn tôi đến với một nhìn nhận quan trọng: cần phải xem kỹ một khoảnh khắc, đó là khi Nguyễn Văn Vĩnh dịch Balzac. Vả lại, bản dịch Miếng da lừa có niên đại rất sớm trong cuộc dịch sách của Nguyễn Văn Vĩnh. Tôi nghĩ là tôi đã có thể khẳng định, Nguyễn Văn Vĩnh dịch Miếng da lừa của Balzac trước khi dịch Ba người ngự-lâm pháo-thủ của Alexandre Dumas. Công việc dịch sách của Nguyễn Văn Vĩnh - dường như - đã có thể thực sự bắt đầu khi tìm ra được đối tượng then chốt. Nguyên do của điều này (theo tôi, tất nhiên), nằm ở chỗ kích cỡ của Nguyễn Văn Vĩnh cần kích cỡ tương đương - và đó là Balzac (về kích cỡ Balzac, chủ yếu xem ởkia).

May 9, 2019

một tác giả

như thế nào là một tác giả?

một tác giả là cái gì đó quá mức đương nhiên, nên chẳng mấy ai nghĩ đến câu hỏi ấy; tuy nhiên - cũng như nhiều thứ khác - càng đương nhiên càng khó nhìn nhận

(nhân tiện - có thể coi là "cùng chủ đề" - tiếp tục bài "(một người) Aharon Appelfeld" và bài "về B.":  B. ở đây là Bergson, tất nhiên)

May 7, 2019

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (5): Tạ Thu Thâu (I)

Ngày 7 tháng Năm như hôm nay là ngày của Điện Biên Phủ. Tôi đã quyết định bắt đầu câu chuyện về Đông Dương Indochine bằng chính điểm kết thúc.

Trong lúc tiếp tục thăm dò câu chuyện ấy (thêm một lần nữa: đó là một vùng vẫn còn được biết đến quá ít, và thêm một lần nữa, điều đó bắt nguồn - như trong rất nhiều (phần lớn) chuyện khác - từ trình độ của nghiên cứu nói chung, xét trên diện rộng nhất) - nhân tiện, đã kết thúc bài về "Hội Trí Tri", đó là nơi tôi bắt đầu thử tái lập lịch sử của một dạng thiết chế tưởng chừng không còn gì bí mật nữa - tôi quay lại với câu chuyện Hồ Hữu Tường trên báo Hòa đồng.

May 5, 2019

Hội Trí Tri

Không ai lạ gì Hội Trí Tri (cái tên "Trí Tri" lấy từ sách Đại học; trụ sở nằm ở số 59 phố Hàng Quạt, "rue des Éventails" - rồi sau một số thay đổi, thành số 47; yếu nhân rất lớn là Nguyễn Văn Tố).

Trước hết, điều lệ của Hội Trí Tri (giống ởkia, điều lệ của một hội khác):

May 4, 2019

về B.

thêm một "về B." nữa, sau một "về B." khác ởkia.

Giờ, đã có thể nói một điều: Nguyễn Bá Cường (and Co.) đã tiêu diệt xong xuôi Henri Bergson trong tiếng Việt. Đây là chứng nhận cho sự sụp đổ của phân nhóm rất điển hình của giới nghiên cứu Việt Nam: phân nhóm cấp tiến (và gắn liền với giảng dạy) mang nặng ảo tưởng về hợp tác quốc tế (sau ảo tưởng của liên ngành, và là sự lặp lại - theo một cách ngoằn ngoèo - ảo tưởng của lý luận trước đây, cụ thể hơn, ảo tưởng về tiến bộkhoa học).

May 1, 2019

[tiện bút] về phía Lâm Viên

Chateaubriand, khi ấy đã già (ngày nay ở một số nước, 75 tuổi mới bắt đầu được tính là già, nhưng hồi cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, hiếm người sống đến tuổi 60; thêm nữa, quãng thời gian đó, máy chém guillotine càng góp phần giảm tuổi thọ trung bình), có một chuyến đi lạ thường sang Venise - sau nhiều người, như Montaigne hay Rousseau, nhưng trước cũng rất nhiều người, chẳng hạn John Ruskin). Đó là năm 1833.