Feb 28, 2018

Martin Buber: Ich und Du

Das Wesen des Christentums (Yếu tính của Ki-tô giáo) của Ludwig Feuerbach thuộc vào những cuốn sách tuyệt đối lớn. Ở chương thứ năm của phần thứ nhất như trong đường link (cuốn sách gồm hai phần, phần thứ nhất gần hai mươi chương, phần thứ hai khoảng mười chương - tất nhiên khi cắt ra một bộ phận thì khó nhìn được toàn thể dự đồ của cả cuốn sách: đó là một cuốn sách, ít nhất, có hai điểm đặc biệt: nếu cần nói nó "thuộc vào đâu", thì có thể nói nó thuộc vào "Anthropomorphismus" - vấn đề "Chúa-Người" hay "Người-Chúa", cho đến tận một nhân vật kiệt xuất rất gần đây của Ki-tô giáo vẫn còn bàn đến, đó là Czesław Miłosz, và thứ hai, cuốn sách của Feuerbach là một cú đòn khủng khiếp giáng vào thần học; nhân vật mà Feuerbach trích dẫn nhiều hơn cả là Martin Luther).

Feb 25, 2018

Nguyên tắc

Nguyên tắc thuộc vào những gì (có những thứ như thế) gần như không có cách giải thích nào tốt hơn (đúng hơn) so với tautology: nguyên tắc là nguyên tắc. (không hề có chuyện thuộc vào phạm trù của nên làm, mà thuộc phạm trù của những phải thế)

Feb 20, 2018

Nữ Phù Thủy

Sẽ là rất, rất và rất không hay (tôi muốn nói là "không tốt") khi mà đã không ít lần nhắc đến Jules Michelet theo nhiều cách khác nhau, xem ở kia, chẳng hạn, và cả ở kia nữa, nhưng chúng ta lại không thực sự biết đến Michelet. Michelet là độ thứ nhất, Roland Barthes bình luận Michelet là độ thứ hai (ở kia tôi đã nói Barthes hồi trẻ đọc tất tật Michelet như thế nào: đó là khi Barthes, trong nhiều năm dài, phải vào điều trị trong một sanatorium; sự kiện này có một ý nghĩa không nhỏ, rất không nhỏ: chính vì vậy, Barthes thoát khỏi một thứ, chính là École Normale Supérieure; những người từng qua ENS, họ đều sẽ phải chống cự lại, đó là Maurice Merleau-Ponty, Paul Nizan, Michel Foucault hay Jacques Derrida); ở đây, tôi làm lộn ngược: Barthes về Michelet là độ thứ nhất, bản thân Michelet là độ thứ hai (và tôi là độ không).

Feb 18, 2018

Barthes, Flaubert, Proust

hiện đại, từ một phía khác, không phải (hoàn toàn) là phía của Baudelaire hay Lautréamont, tất nhiên là Flaubert và Proust.

Ở kia là đoạn giữa (đầy gay cấn), và chúng ta đi tiếp tới đây:


Feb 17, 2018

Lautréamont: Maldoror

Trước tiên, xem ở kia.

Cuối cùng, tôi đã làm được một việc là đặt Lautréamont bên cạnh Baudelaire, điều chắc hẳn sẽ gần như tuyệt đối chẳng ai thấy có ý nghĩa gì, nhưng đối với tôi thì có ý nghĩa rất lớn.

Ngoài một số điều khác, là ý nghĩa sau đây: hiện đại tức là gì? Có một cái gì đó rất liên quan đến Baudelaire và Lautréamont (và Rimbaud). Tức là, hiện đại, cái mà chúng ta gọi là hiện đại, là Baudelaire, hoặc là Lautrémont, hoặc là  Baudelaire-Lautréamont?

Feb 16, 2018

Thơ Baudelaire (tiếp)

Trước tiên, xem ở kia.

Chúng ta, tiếp tục với tập thơ văn xuôi Le Spleen de Paris, bắt đầu đi vào những gì khét tiếng khủng khiếp: số XVIII (cho ai không hiểu được ngay: 18 - cách đánh số này không phải của tôi, như ở địa hạt Balzac) chính là "Thỉnh du" (về riêng hai chữ này, xem ở kia).

Feb 11, 2018

Một người lãng mạn

Trước tiên, xem ở kia.

Không gì hấp dẫn hơn là xem sự ngu của con người: đó là điều mà Flaubert đã làm. Nhưng vẫn có thể đẩy lên hơn: không gì hấp dẫn hơn là xem sự ngu của những con người hiểu biết. Thời của chúng ta là thời như thế nào? là thời của những biểu nghĩa lộn ngược. Bọn không viết đúng được tên "Nietzsche" thì sẽ suốt ngày trầm ngâm nhắc đến Nít, các nhà đạo mạo đến cả trong những trò hủi sẽ liên mồm "công chính" và "chơi đẹp", các sư đoàn Nhạc Bất Quần thì ra rả "danh môn chính phái", đám bựa thì bựa cho nó giống người trí tuệ nhưng lại chính qua đó thể hiện chẳng giống mấy: đâu phải ai cũng trở thành Diogène được, và còn thêm một đám ếch ộp thượng lưu, cái gì cũng thượng niu thượng niu: thượng niu kêu miu miu.

Feb 10, 2018

Cô gái mắt vàng

Nhân tiện, trước tiên: đã tiếp tục Cấu trúc thơ hiện đại của Hugo Friedrich (Friedrich đã bắt đầu nhắc tới Lautréamont, một thời điểm lớn của cuốn sách), cũng tiếp tục Tình cảm, dục vọng, ký hiệu của Alain (ở mấy "chương" mới, Alain đã lừ lừ đi thẳng vào câu chuyện của tình yêu), cũng như Quán trọ Đỏ của Balzac, một đoạn rất rất rất dài, và chuẩn bị đi vào đoạn kết (Prosper Magnan bị tống vào tù, và thực sự thì Prosper có giết người trong cái đêm bí hiểm và rùng rợn ấy hay không? khó mà biết nổi).

Feb 7, 2018

Văn chương miền Nam: Đại Học, Văn

Tiếp tục câu chuyện văn chương miền Nam.

Sài Gòn (và miền Nam nói chung) một thời đặc biệt phong phú báo chí, xem chẳng hạn ở kia; cùng lúc đó, năm 1958 tại miền Bắc đã chính thức kết thúc thời kỳ báo chí phong phú; tính riêng ở Hà Nội, đầu năm 1968, với sự sáp nhập của vài tờ báo khác nhau để hình thành tờ Hà Nội mới, sự nghèo nàn đạt tới một mức độ thượng thừa (xem thêm ở kia).

Feb 4, 2018

Sách dở

Làm cách nào để nhận ra sách dở trong những gì được xuất bản tại Việt Nam trong những năm vừa qua?

Vì biết rằng sẽ chẳng ai nói được điều này một cách rõ ràng, tôi lại quyết định nói (cho nó nhanh): trong vòng năm, bảy năm vừa rồi, nếu muốn tìm sách dở trong những gì được in ở đây, cách dễ nhất là tìm những cuốn sách nào trong nhan đề có "Sài Gòn" và, nhìn chung hơn, những gì lấy Sài Gòn làm chủ đề. Đó là nhóm mang xác suất sách dở cao nhất.

Feb 3, 2018

Alain [I] Tình cảm, dục vọng, ký hiệu (1)

Hôm trước tôi đã nói rằng năm 2018 sẽ là một năm của những trở lại; nhưng tôi nói còn chưa đủ :p vì năm 2018 còn là năm của các chuỗi. Chúng ta sẽ bắt đầu với "chuỗi Alain": ở riêng trường hợp Alain, đây vừa là một sự trở lại, lại cũng vừa là một chuỗi luôn.