Jul 31, 2014

Văn chương ấy mà

Đến tiểu thuyết Ba ngôi của người, nhà văn Nguyễn Việt Hà đã chính thức làm được một chuyện:

Khẳng định sự cáo chung tệ hại của văn chương làm ra bởi các nhà văn Việt Nam sinh ra trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Không phải tất cả các nhà văn thế hệ những năm 60, nhưng là tuyệt đại đa số. Thêm một thế hệ nữa đã nản chí, thêm một thế hệ nữa đã xác nhận văn chương là chuyện quá khó. Thật ra cũng đâu phải chuyện lạ, vì thế hệ trước họ cũng từa tựa vậy thôi.

Tôi sẽ không nói quá sâu vào "chuyên môn", tức là cấu trúc của truyện, câu từ, ngôn ngữ vân vân, mặc dù tôi biết, Nguyễn Việt Hà rất ưa "áp dụng" những cấu trúc lạ mà anh nghĩ là tiên tiến vào tác phẩm của mình. Đây là một điểm son, và nó dễ dàng đến đáng kinh ngạc: thủ pháp "truyện trong truyện" (mise en abîme) mà bọn phê bình có chút học hành đơn sơ như tôi phải bỏ ra rất nhiều năm mới tạm gọi là nắm được, thì anh giản dị cho nó vào Khải huyền muộn. Đó là một tiểu thuyết không xuất sắc, nhưng cũng không tệ, quyển thứ hai như vậy thì hoàn toàn chấp nhận được. Ngay quyển thứ ba này, Ba ngôi của người, với rất nhiều độc giả, vẫn là một tác phẩm hay. Tôi chẳng quan tâm đến độ hay dở nữa, giờ đây sự nghiệp văn chương của Nguyễn Việt Hà đã đầy đặn rồi, ta chuyển qua nói những chuyện khác.

Mà cũng nên nói chuyện hơi khác đi chút, vì với tôi, ở Nguyễn Việt Hà, văn chương cũng chỉ là một chuyện tương đối phụ và nông nổi đáng chán. Nguyễn Việt Hà cũng không phải người thẩm văn tốt, nên nói ba cái chuyện kỹ thuật viết văn sẽ gây cảm giác mông lung hời hợt trộn lẫn với vờ vịt sâu sắc. Chán đéo chịu được, nhỉ (trong Ba ngôi của người, từ "đéo" xuất hiện ba lần và từ "mặt l…" xuất hiện một lần, không dám hẳn thành "mặt lồn").

Jul 24, 2014

Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"

Họ là những người không có rất nhiều tác phẩm, và rất thường xuyên họ ngồi ở toa đầu tiên trong đoàn tàu đi tới sự lãng quên.


Jul 17, 2014

Cioran: Giã biệt triết học

Tôi ngoảnh lưng lại triết học khi thấy mình không còn tìm nổi ở Kant chút yếu đuối con người, chút dấu ấn thực nào của nỗi buồn; ở Kant cũng như ở mọi triết gia khác. Về âm nhạc, về sự thần bí và về thơ ca, hoạt động triết học biểu lộ hào hứng sụt giảm và chiều sâu đáng ngờ, duy chỉ còn hào quang đối với những kẻ nhút nhát và những kẻ nhạt nhẽo. Vả lại, triết học - nỗi lo âu vô nhân xưng, chốn trú ngụ cận kề những tư tưởng thiếu máu - là món cậy nhờ của tất cả những kẻ đào thoát sự sum suê bại hoại của cuộc đời. Gần như mọi triết gia rốt cuộc đều ổn thỏa: đây chính là lập luận tối cao chống lại triết học. Bản thân kết cục của đời Socrate chẳng có gì là bi kịch: đây chỉ là một nhầm lẫn, cái kết của một nhà giảng dạy - và Nietzsche chìm khẳm là ở trong tư cách nhà thơ và nhà thấu thị: ông chuộc tội cho những phấn hứng của mình, chứ không phải cho các suy luận.

Jul 11, 2014

Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam

Một nhà văn cổ điển và tình hình dịch thuật ở cả miền Nam trước 1975 rồi sau này.



Jul 9, 2014

Từ Pan thành sói

Bài viết dưới đây về Sói thảo nguyên là của một cộng tác viên :p

Lâu lâu rồi nhắc lại về một cuốn sách ra đã lâu lâu kể cũng hay.

(bài viết có chút biên tập theo ý của chủ blog :p)


Từ Pan thành sói
Tabby Chino


Hesse từng tuyên bố Steppenwolf là cuốn sách bị hiểu lầm nhiều nhất bởi độc giả của ông. Khi tìm hiểu về cuốn sách, hoàn cảnh ra đời của nó và ý kiến của các nhà phê bình, bản thân tôi thấy thế giới này đang cố gắng một cách khá vô vọng để phân tích Steppenwolf, phân tích Hesse, cố mang lại cho tác phẩm này một ý nghĩa và kết cục mà họ mong chờ và có thể hiểu được. Tôi đổ lỗi cho họ đã quá khắt khe và định kiến với Hesse.

Jul 6, 2014

Văn học miền Nam: Nguyễn Mộng Giác

Sau năm 1965, hình như văn chương miền Nam có thêm một năm 1973 bùng phát.

Tập truyện ngắn Bão rớt này của Nguyễn Mộng Giác in vào năm 1973 ấy:


Jul 3, 2014

Phê bình văn học Việt Nam trước 1945: lãng quên và tàn dư

Thời "tiền chiến" của văn chương Việt Nam, người ta thường cho đó là một giai đoạn rực rỡ, là cách mạng, là đỉnh cao. Nhưng với tôi, thời tiền chiến ấy là ngọn nguồn cho rất nhiều lãng quên, hiểu nhầm, và người ta luôn luôn có xu hướng nhìn nó rất méo mó.

Như trong lĩnh vực phê bình văn học: ngày nay Hoài Thanh cứ trở thành một khuôn mặt độc tôn một cách hết sức đáng ngờ. Rồi người hiểu biết hơn sẽ nói còn có Vũ Ngọc Phan, rồi Thiếu Sơn, vân vân.

Nhưng đâu phải là như vậy.

Ví dụ, Hoàng Ngọc Phách có thể như thế này, những thứ sau này rất ít người còn nhớ:


Thế cho nên, trong bài này, tôi sẽ "kể lại câu chuyện phê bình văn học Việt Nam trước 1945" thông qua một số nhân vật. Chỉ cần xem qua một cách thực sự nghiêm túc là biết, Hoài Thanh không thể là khuôn mặt độc tôn. Thậm chí, Hoài Thanh còn là một nhà phê bình thuộc "chiếu dưới", nếu như trong văn chương nói chung và phê bình văn học nói riêng có chiếu cói hay chiếu tatami.

Jul 2, 2014

Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam

Teihard de Chardin: bản dịch cũ của Sài Gòn (Phạm Văn Kha, 1971) chỉ gồm một phần tác phẩm vừa được nhà xuất bản Tri Thức dịch đầy đủ và ấn hành:


Sách liên quan đến Công giáo thật ra không dễ tìm hiểu, vì đó là một "ngạch" riêng.

Đã có nhiều tác phẩm của Teilhard de Chardin được dịch sang tiếng Việt, có thể nói rằng mọi cuốn sách quan trọng của nhà tư tưởng độc đáo này đều đã được dịch.