Jun 25, 2016

NK

cuối cùng, dường như đã đến lúc có thể thực sự nói đến một nhân vật không dễ nói đến: Nguyễn Khải (xem thêm ở kiaở kia)

Nguyễn Khải tức là thế nào? ta thử tìm đến một cái nhìn tương đối toàn cảnh:

Jun 20, 2016

Văn chương miền Nam: triết học

tạm gác lại mấy màn giải trí nho nhỏ, ta đến với một chủ đề: triết học ở miền Nam trước 1975 như thế nào, hao hao như là làm cái công việc trở thành chủ đề cho cuốn sách lừng lẫy thứ ba của Kant

(nhân tiện: "Urteilskraft" dường như dịch thành "năng lực đánh giá" thì đúng hơn là "năng lực phán đoán", vì "phán đoán" bao hàm sắc thái của sự phóng chiếu, nghĩa hẹp hơn là "đánh giá"; cũng tương tự, "phóng chiếu" thì chính xác hơn là "phản tư"; về riêng "đánh giá", Schopenhauer trong Die Welt als Wille und Vorstellung đã bàn một cách tuyệt vời; điều kỳ quặc [thật ra cũng không kỳ quặc lắm] là người rất xuất chúng trong bình luận Kant lại là nữ tiểu thuyết gia Jane Austen; ở Việt Nam, một câu nói đã trở thành kinh điển của những người "nghiêm túc": "đó chỉ là văn học"; hết sức xin lỗi, văn chương mới chính là con đường hiệu nghiệm hơn nhiều so với con đường của triết học)

Jun 18, 2016

Schopenhauer. Quyển sách cuộc đời. Và Kẽm

trời ơi, mãi tôi mới hiểu ra (thật ra tôi rất chậm hiểu, lại thêm lơ đãng, và cũng vì không ngờ trên đời lại có tồn tại một cách hiểu như thế) là có những người hiểu cuốn sách của Schopenhauer (tên gốc tiếng Đức: Die Welt als Wille und Vorstellung, tên tiếng Pháp: Le Monde comme volonté et comme représentation, tên tiếng Anh: The World as Will and Representation) theo ý Schopenhauer muốn nói ý chí của chúng ta, trí tưởng tượng của chúng ta về thế giới như thế nào thì thế giới là như thế

không có gì sai hơn thế

Jun 15, 2016

Văn chương miền Nam: 1964

Một trong những nhà văn Việt Nam gây nhiều kinh ngạc nhất cho tôi, khiến tôi phải nhiều lần tự điều chỉnh cách nhìn nhận riêng của tôi: Dương Nghiễm Mậu.

Đây là tác phẩm năm 1964 của Dương Nghiễm Mậu:

Jun 12, 2016

Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản

khi nghĩ đến một nhà xuất bản của miền Nam trước 1975 mà ta có thể trình bày lịch sử một cách gọn ghẽ, tôi thấy ngay Lửa Thiêng là một lựa chọn tốt

lửa thiêng là một từ xuất hiện nhiều lần trong lịch sử văn chương Việt Nam: về tập thơ của Huy Cận xem ở kiaở kia, về một số "Lửa Thiêng" khác, xem ở kia, và tôi cũng từng tìm được một nhà xuất bản hay in sách cho trẻ con của Sài Gòn, hồi đầu thập niên 60, cũng tên là Lửa Thiêng

Jun 10, 2016

Erasmus: Điên

không phải vì là một người từng hưởng học bổng Erasmus để theo học ở châu Âu mà tôi bỗng dưng nhớ đến nhân vật Erasmus; tôi không hề dính dáng đến chương trình học bổng ấy

cũng đã có lúc tôi xem qua học bổng Fulbright, nuôi vài dự định mơ hồ, và thấy hình như mình cũng đủ điều kiện, nhưng tôi cũng không dính nốt

Jun 7, 2016

Chateaubriand

nếu ai còn nhớ (chắc chẳng ai còn nhớ), Tạ Chí Đại Trường đã có lúc có ý định đặt tên cho "hồi ký đi cải tạo" của mình theo Mémoires d'outre-tombe (Hồi ký bên kia nấm mồ) của Chateaubriand; cuối cùng thì cuốn sách ấy của Tạ Chí Đại Trường đã tên là Một khoảnh Việt Nam Cộng Hòa nối dài, và Tạ Chí Đại Trường cũng thú nhận là chưa bao giờ đọc bộ sách của Chateaubriand (về các tình tiết cụ thể, xem ở kia)

tập một bộ sách của Chateaubriand ấy đây (ở ấn bản mà tôi có, tổng cộng có ba tập):

Jun 5, 2016

Trong bóng hoa nữ

nếu cần một ví dụ về tên sách rất tệ hại trong quãng thời gian vừa rồi, thì tôi có ngay: đó chính là tên bản dịch The Invention of Solitude của Paul Auster; tất nhiên ở đây ai cũng biết, tên tiếng Việt chính thức của nó là Khởi sinh của cô độc

Jun 1, 2016

tiếp tục xếp

trong lịch sử đọc Kafka, cứ lâu lâu lại thấy xuất hiện một quả bom, mà người ta rất nhanh chóng thấy là bom xịt, lại thêm một quả bom xịt

quả bom mới nhất, được quảng cáo một cách dữ dội, đến mức có thể gọi là điên rồ, là bộ "tiểu sử" Kafka, của Reiner Stach

một bộ sách mà đọc xong ta thấy tiếc, không phải tiếc nó hết quá nhanh, ta chưa kịp thấy thỏa mãn, mà tiếc vì đã bỏ thời gian đọc nó