Apr 30, 2015

Amerika. Chương ba: Một ngôi nhà nông thôn gần New York (1)

Một hình ảnh: Trong "lời giới thiệu" tuyển tập Kafka lớn nhất trong tiếng Việt tính tới thời điểm này, Amerika được gọi là "Châu Mĩ".


Apr 28, 2015

Amerika: Chương hai

Chương này cung cấp nguyên liệu vô cùng màu mỡ cho các nhà phê bình thích nhìn thấy ở tác phẩm của Kafka tiềm năng về phê phán xã hội.

Cũng cần nhớ rằng Kafka chưa bao giờ đến Mỹ. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra các "nguồn thông tin" về nước Mỹ mà Kafka từng xem, trong Nhật ký cũng có vài chỗ cho thấy mối quan tâm đối với nước Mỹ, ví dụ ngày 2/6/1912 Kafka viết đã đi nghe tiến sĩ Soukup nói chuyện về nước Mỹ (cụ thể là về người Séc ở Nebraska).

Một chi tiết nhỏ: họ của nhân vật Mack mà ta sẽ thấy ở chương này, người đầu tiên mà Karl Roßmann làm quen sau khi tới Mỹ, đã xuất hiện một lần trong Nhật ký, ở một ghi chép hay phác thảo bỏ dở, ngày 21/7/1913:

"Hồi còn đi học, thỉnh thoảng tôi đến gặp một người tên là Joseph Mack, bạn của ông bố quá cố của tôi."

Sự suy tàn của Nho giáo

Mấy tờ tạp chí quan trọng nhất thể hiện cho nỗ lực cuối cùng của thế hệ nhà nho cuối cùng.

An Nam tạp chí:

Apr 26, 2015

Amerika: Chương một

Đầy đủ chương một "Người thợ đốt lò" của cuốn tiểu thuyết Amerika.

Trong Nhật ký, năm 1912 Kafka không viết nhiều, thay vào đó ông chép vào hai tác phẩm. Thứ nhất là truyện "Das Urteil" viết một mạch trong đêm 22 tháng Chín. Thứ hai là "Người thợ đốt lò" (Der Heizer). Đây chính là hai tác phẩm khiến Kafka thực sự nhận ra một điều gì đó hết sức quan trọng.

Apr 23, 2015

Amerika. Chương một: Người thợ đốt lò (1)

Như đã nói, chương một cuốn tiểu thuyết Amerika đã được Kafka cho xuất bản khi còn sống, cũng với nhan đề Người thợ đốt lò, như một tác phẩm hoàn chỉnh. Người thợ đốt lò còn liên quan đến một câu chuyện đặc biệt: năm 1920, Milena Jesenská đọc được nó và quyết định dịch nó từ tiếng Đức sang tiếng Séc; đây chính là tác phẩm đầu tiên của Kafka được dịch trong lịch sử. Cô gái trẻ Milena viết thư cho Kafka, và sau đó bắt đầu loạt rất nhiều thư từ giữa hai người; Thư gửi Milena có tầm quan trọng không kém loạt Thư gửi Felice (Bauer). Cuộc tình giữa Kafka và Milena ngắn ngủi (chỉ trong năm 1920) nhưng có vẻ rất sâu đậm. Milena Jesenská sẽ hoạt động rất tích cực trong cuộc kháng chiến chống Đức và sẽ chết ở trại tập trung vào năm 1944.


Apr 21, 2015

Từ thăm thẳm lãng quên

Thật kỳ cục vì một trong những nhà văn quan trọng nhất của thời đại chúng ta lại là Patrick Modiano, người viết ra một văn chương kỳ cục.

Giải Nobel Văn chương gây hại cho Modiano nhiều hơn là có lợi: văn chương ấy, khi bị quá nhiều người nhìn vào, bị tầm thường hóa nhanh chóng, một cách thảm hại trong những cách hiểu cũng kỳ cục nốt, trong khi văn chương ấy là một văn chương quý giá, đặc biệt lấp lánh trong một nhóm nhỏ độc giả trung thành từ lâu của Modiano. Khi Modiano được giải vào năm ngoái, rất nhiều người tưởng một nhà văn chưa từng nghe thấy tên chắc phải là tác giả của những tác phẩm kinh thiên động địa, mang sức nặng to lớn, đi vào những tăm tối của xã hội, nhưng văn chương Modiano nằm chính xác ở đối cực của những điều ấy, thậm chí còn nhẹ hều như không neo bám vào đâu cả. Chưa nói đến một tập đoàn độc giả chỉ biết nhìn bìa sách rồi phán. Đọc chính là một trong những điều khó nhất trên đời.

Apr 20, 2015

Kafka: Amerika

Ba cuốn tiểu thuyết của Kafka, Amerika, Vụ ánLâu đài, đều chưa được viết xong, nói chính xác thì cả ba tác phẩm này đều có những chương chưa hoàn chỉnh.

Apr 14, 2015

Grass

Cả một thời đại tan biến theo chân vài người khổng lồ của nó.


Apr 12, 2015

Sách tháng Ba 2015

- Một quả kinh điển:

H. G. Wells, Chiến tranh giữa các thế giới, Phạm Văn dịch, Nhã Nam & NXB Lao động, 262tr., 62.000đ.

Người trái đất phải oánh nhau với người sao Hỏa rất là ghê gớm có vũ khí đặc biệt là Tia Nhiệt: câu chuyện bắt đầu một cách đe dọa: "Vào những năm cuối thế kỷ mười chín, không ai tin rằng thế giới này đang bị theo dõi sát sao và chặt chẽ bởi những kẻ thông minh hơn loài người rất nhiều tuy họ cũng tử sinh như chúng ta."

Wells hay Verne là những tác giả mà không đứa bé nào, nhất là con trai, có thể bỏ qua không đọc trong quá trình tự khám phá thế giới ^^ trước đây, đã có Máy thời gian và Người vô hình (chắc còn có thêm nữa) của Wells được dịch ra tiếng Việt.

Apr 11, 2015

Stendhal viết tiểu thuyết

Stendhal viết văn như thế nào? dưới đây là đoạn Gérard Genette miêu tả Stendhal viết cuốn tiểu thuyết Lucien Leuwen. Nhìn chung, chẳng có gì là độc đáo cả: ở mọi cuốn tiểu thuyết của mình, Stendhal chỉ làm một việc là lấy một câu chuyện đã có sẵn ra rồi viết lại hehe.

(trích từ chương LXXVIII trong Palimpsestes của Gérard Genette)

Apr 6, 2015

Vụ án Roland Barthes

Vì năm nay là năm kỷ niệm thứ một trăm ngày sinh Roland Barthes, ta hãy thử làm một điều gì đó đặc biệt, chẳng hạn như tưởng tượng rằng Roland Barthes chính là Josef K.

Điều này cũng không hẳn là quá phi lý: Roland Barthes có một cuộc đời thực sự phi lý; không một ai khác ngoài Roland Barthes có thể tạo cho phê bình văn học một không gian rộng và quái lạ như thế, kể từ Sainte-Beuve mới lại có một gương mặt nhà phê bình giống như một quái vật khổng lồ như thế, nhưng Sainte-Beuve vẫn cứ là nhà văn, dẫu chỉ là một góc nhỏ trong toàn bộ sự nghiệp, còn Roland Barthes thì chưa bao giờ viết một tác phẩm hư cấu nào. Sự phi lý của Roland Barthes, xét cho cùng, cũng có chút tương tự với sự phi lý ở Kafka: Kafka chẳng bao giờ hoàn thành một tác phẩm nào một cách trọn vẹn. Và với Roland Barthes, phê bình văn học trở thành một vụ án.

Apr 4, 2015

Một vụ án khác nữa

Mỗi người một vụ án
(Trần Dần)

Ai từng đọc Thomas Bernhard, đọc thật kỹ, sẽ biết tuy rằng Bernhard không mấy khi bình luận văn chương của người khác, nhưng những lần ít ỏi làm việc ấy, Bernhard rất dữ dội. Trong Auslöschung, cuốn tiểu thuyết lớn viết cuối đời, Thomas Bernhard như thể muốn mở một phiên tòa cho toàn thể văn chương Đức. Bản án rất nặng nề: với Bernhard, toàn bộ văn chương Đức (văn chương viết bằng tiếng Đức thì đúng hơn, bao gồm cả các tác giả Đức, Áo và Thụy Sĩ), gần như toàn bộ văn chương Đức, là "văn chương cặp tài liệu", nghĩa là thứ văn chương văn phòng, bàn giấy, nghĩa là hạ cấp. Goethe cũng thế, không phải một ngoại lệ. Không những thế, văn chương Đức lại còn sặc mùi tiểu tư sản: văn chương Đức sặc mùi tiểu tư sản công chức. "Dưới mắt chúng ta là một thứ văn chương tiểu tư sản của tụi công chức, khi nào ta có ở dưới mắt văn chương Đức [...] Thomas Mann, phải, cả Musil nữa, người mà tuy nhiên tôi xếp ở hạng cao nhất trong số tất tật những kẻ sản xuất ra thứ văn chương công chức này [...] Thomas Mann nhà tư sản lớn đã viết ra một thứ văn chương tiểu tư sản, từ đầu đến cuối". Vụ án văn chương Đức dưới sự chủ tọa của Thomas Bernhard này không hề dễ chịu.

Apr 2, 2015

Singapore

Có một hình ảnh mà tôi thấy không thể tách rời khỏi mọi suy nghĩ của tôi về Singapore.

Ở khu Geylang, tức là đi sâu hẳn vào khu đèn đỏ, chỗ có những nhà thổ đúng nghĩa, và có một "Dispensary" (nhà lục xì ở Hà Nội thời Đông Dương, chuyên khám bệnh cho gái điếm, là Dispensaire, hay còn được gọi là "Líp-păng-xe"). Đứng đó nhìn, tôi thấy ba thanh niên Singapore, trắng trẻo, ăn mặc lịch sự, mặt mũi nhẵn nhụi, lưng đeo ba lô, vừa đi vừa nói chuyện, có thể là nói về bài học ở trường đại học lúc ban ngày. Ba người ấy cùng đi vào một nhà thổ, khoảng hơn mười phút sau thì đi ra, tất nhiên vẫn ăn mặc như thế, và vẫn đeo ba lô, vẫn vừa đi vừa nói chuyện, chắc vẫn về trường đại học.

Apr 1, 2015

Tô Hoài kể chuyện (2)

Trong "Cỏ dại" (xuất bản lần đầu năm 1944), phần đầu của Tự truyện, Tô Hoài kể, khi ấy còn nhỏ, phải rời vùng Bưởi xuống Kẻ Chợ, ở khu phố hàng, nhà một người bạn của ông bố, khổ sở và cô đơn, cũng không được đi học. Đang trong tình cảnh ấy thì vớ được quyển truyện Vô gia đình: