Dec 31, 2016

Kịch Thần

Ở một số trường hợp (khó nhất), các liên hệ đúng làm chúng ta hiểu đúng được bản chất của vấn đề. Chateaubriand (Vie de Rancé, Mémoires d'outre-tombe, René) trông thì xa xôi và quả thật gần như không hiện diện ở Việt Nam nếu không tính vài bản dịch nhỏ (xem thêm ở kia) và trong một số thứ liên quan đến Sainte-Beuve, là nhất thiết để có thể nắm bắt được văn chương Nguyễn Tuân, nhưng cũng như ở rất nhiều chỗ khác, điều này chưa một ai nghĩ đến (các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam, thật ra họ làm gì? - thật ra, họ bận nói xấu sau lưng lẫn nhau) - đặc biệt Nguyễn Tuân trong hiện thân của một nhà lãng mạn (có một điều bí mật: trong rất nhiều năm, tất cả các nhà nghiên cứu Việt Nam đều rao giảng về chủ nghĩa lãng mạn, nhưng đó đơn giản không phải là chủ nghĩa lãng mạn). Tương tự: Nguyễn Du sẽ được hiểu sâu sắc hơn nhiều trong mối liên hệ với một nhân vật: Dante Alighieri. Ba mươi ba đoạn thơ phần "Địa Ngục" trong Divina Commedia của Dante chính xác là Thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.

Dec 30, 2016

Khái Hưng vs Phạm Quỳnh

Chúng ta quay trở lại với tờ báo Bình minh mới chỉ nhắc qua gần đây.

Bình minh là một tờ nhật báo (hai mặt giấy, khổ tương tự giấy A3), ra gần như ngay lập tức sau ngày Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương (tức là ngày 9 tháng Ba năm 1945). Gần như chắc chắn số 1 của tờ Bình minh ra ngày 12 tháng Ba năm 1945. Tờ báo sẽ còn tồn tại tận đến khoảng tháng Tám 1945.

Dec 29, 2016

Khái Hưng viết về Hồ Hữu Tường

Hồ Hữu Tường viết về Khái Hưng (như ở kia), dẫu là khó tin đến đâu, thì vẫn còn hiểu được, vẫn có thể nghĩ là hợp lý. Thế nhưng ở chiều ngược lại, Khái Hưng Trần Khánh Giư có thể viết về Hồ Hữu Tường, thì thật khó tưởng tượng. Thế nhưng vẫn có.

Như ở kia đã nói, trên báo Chính nghĩa, gần như số nào trang 5 cũng dành cho Nhượng Tống. Nhưng trang 3 của tờ này mới là mục thực sự đều đặn, và đó là mục "Người và việc". Sau nhiều so sánh, đối chiếu, tôi cho rằng tất cả mục "Người và việc" trên Chính nghĩa đều do Khái Hưng viết. Trên mục này, Khái Hưng từng viết về Nguyễn Tuân, một điều rất bất ngờ (xem ở kia), chuyện này lọt ra khỏi tầm hiểu biết của mọi nhà nghiên cứu văn học từng quan tâm đến Chùa Đàn, tính cho đến năm 2016, hoặc Khái Hưng viết về các nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp (xem ở kia).

Dec 27, 2016

Danh mục tác phẩm Nhượng Tống (bổ sung)

Ở kia là danh mục tác phẩm của Nhượng Tống; danh mục này đã được in trong một cuốn sách xuất bản hồi đầu năm 2016, cùng danh mục tác phẩm Khái Hưng, kèm lời hẹn nó sẽ được bổ sung dần dần. Giờ, tôi thực hiện công việc ấy, bổ sung danh mục tác phẩm của Nhượng Tống; đây sẽ coi là danh mục cuối 2016. Tất nhiên, hẳn nó sẽ còn được chỉnh lý, bổ sung nữa, khi nào tìm thêm được những gì mới.

Dec 26, 2016

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội

Ta đã bắt đầu nói đến Hồ Hữu Tường (xem ở kia), và vì ta cũng đã bắt đầu "khoanh vùng" Hà Nội 1945-1946 (hai nhát gần đây: ở kiaở kia), giờ có thể sử dụng chính lời chứng của Hồ Hữu Tường để mở rộng cái nhìn về đoạn thời gian vô cùng gay cấn và hỗn loạn này.

Nhiều người biết rằng Hồ Hữu Tường hoạt động rất mạnh ở Hà Nội giai đoạn này, nhưng cụ thể thế nào thì ít ai biết. Bài dưới đây lấy từ số Văn năm 1968 (số kỷ niệm Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long). Ta sẽ thấy rằng Hồ Hữu Tường trốn tránh ở Hà Nội trong sự che giấu của Lê Văn Văng, tức là ông chủ nhà xuất bản Tân Việt (người hết sức thân thiết với Nhượng Tống: xem ở kia), và ở ngay khu Nhà Thờ.

Dec 24, 2016

Trả lời phỏng vấn

Tháng Chín năm ngoái, khi làm được cho cuốn tiểu thuyết Lan Hữu quay trở lại, tôi đã biết kể từ đó sẽ phải thực hiện nhiều tìm kiếm vào các ngóc ngách, để thực sự biết về Nhượng Tống, và các tìm kiếm mỗi lúc sẽ một khó khăn hơn, các đầu mối ngày một trở nên nhỏ bé hơn.

Điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến là Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân từng trả lời phỏng vấn công khai trên báo. Dưới đây là bài phỏng vấn trên tờ Tri tân, số 185-186, ngày 10 tháng Năm năm 1945, do Phạm Mạnh Phan thực hiện. Số kép Tri tân này thuộc hệ "đặc san", được đặt tên là "Việt Nam Giải Phóng". Ta cũng biết, đây là thời điểm lịch sử có tên gọi Đế quốc Việt Nam. Một tháng sau đó, Nhượng Tống sẽ cho in cuốn sách về Nguyễn Thái Học.

Tờ Tri tân là một tờ không lạ, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ có thể tìm được dấu vết Nhượng Tống ở đây. Rất cảm ơn người bạn đã chỉ cho tôi thông tin này.

Dec 23, 2016

Khái Hưng dịch thơ Victor Hugo

Bài thơ hay được gọi là "Tình tuyệt vọng" của Arvers ("Mà người gieo thảm cơ hầu không hay") vẫn được coi là có giá trị tự thân, được rất nhiều người biết, tuy rằng đó chỉ là một bản dịch. Sở dĩ bài thơ được biết đến nhiều như vậy một phần lớn là vì nó được Khái Hưng đưa vào một truyện ngắn của mình (trong tập Anh phải sống, ký tên cùng Nhất Linh), một trong những truyện làm nên tên tuổi văn chương ban đầu cho Khái Hưng Trần Khánh Giư.

Dường như người ta vẫn nghĩ Khái Hưng ở tư cách dịch giả chỉ có vậy, cùng thêm một ít nữa, chẳng hạn có thể xem trong các tuyển tập truyện nước ngoài do nhóm Tự Lực văn đoàn in. Nhưng, đến tận rất sát ngày 19/12/1946 (xem thêm ở kia), Khái Hưng vẫn tiếp tục dịch - tôi đã tìm ra tác phẩm dịch cần phải tính là cuối cùng của Khái Hưng, đó là một tác phẩm của Tagore (tôi sẽ nói kỹ hơn). Điều này khiến tôi mở rộng tìm kiếm về hướng trước nay tôi vẫn không mấy để ý này.

Dec 20, 2016

Hoa cúc xanh

Đây, đây mới xứng đáng gọi là một trong những cuốn sách nổi bật nhất của năm 2016 này:


Dec 19, 2016

Ngày 19 tháng Chạp năm 1946

Trái ngược với rất nhiều "nhà phân kỳ học", tôi nghĩ rằng 1945 không phải là mốc nên dùng để xác định các khoảng trong văn học sử, mà phải là 1946 (về năm 1946, xem ở kia). Gần đây, dường như nhiều nhà nghiên cứu cũng đã thấy rằng năm 1954 không thực sự là mốc chuẩn xác: 1956, hoặc 1958 thì đúng hơn nhiều. 1956 là thời điểm của Nhân Văn-Giai Phẩm ở miền Bắc, của Sáng Tạo ở miền Nam, còn 1958 là thời điểm hoàn toàn chấm dứt báo chí và xuất bản tư nhân trên miền Bắc.

Đúng ngày hôm nay cách đây bảy mươi năm, một sự kiện lớn đã nổ ra, nó vừa mở ra một thời kỳ vừa hoàn toàn khép lại một thời kỳ khác.

Dec 18, 2016

Nguyễn Tuân đọc sách (tiếp)

"Nguyễn Tuân đọc sách": đề tài này, mỗi lúc tôi lại thấy thêm quan trọng, chứ không chỉ là "thú vị" hay "hấp dẫn". Sự đọc sách của Nguyễn Tuân không thể coi là một phương diện "trivia", thêm nếm, hoa lá cành cộng thêm vào cho dày thêm văn nghiệp của Nguyễn Tuân, mà sự đọc này là cả một vấn đề.

Dec 17, 2016

Quang Trung và Tần Thủy Hoàng

Quay trở lại với Tạ Chí Đại Trường một lần nữa, tôi thấy có thể điều chỉnh một chút cái nhìn đối với nhân vật Quang Trung, nhân vật kỳ lạ và bí ẩn nhất của lịch sử Việt Nam, cũng là nhân vật có ý nghĩa rất đặc biệt, và duy nhất.

Dec 12, 2016

Tạ Chí Đại Trường: một lần nữa

Lần này, đọc lại Sử ký, tôi càng thấy rõ hơn, các sử gia đích thực có cấu tạo rất đặc biệt. Tư Mã Thiên hay Jules Michelet, Plutarque hay Tạ Chí Đại Trường. Và càng hiểu hơn tại sao trước khi qua đời, Tạ Chí Đại Trường hay nói năm mươi năm nữa sợ người ta vẫn chẳng hiểu được ông ấy.

Dec 7, 2016

Nhượng Tống và Sử ký

Sử ký do Nhượng Tống dịch, nhà xuất bản Tân Việt, 1944 (sách dày tổng cộng 400 trang):


Dec 5, 2016

Sử ký

Năm 1889, Édouard Chavannes, ở tuổi hai mươi tư, đến Bắc Kinh lần đầu tiên (câu hỏi cho những người yêu thích lịch sử, văn chương và phương Đông: Victor Segalen - lại thêm một bác sĩ, giống Céline - đến Bắc Kinh lần đầu tiên năm nào, ở tuổi bao nhiêu, và tập thơ huyền thoại Stèles in năm nào, tại Trung Quốc hay Pháp, "Honorer les Sages reconnus; dénombrer les Justes; redire à toutes les faces que celui-là vécut, et fut noble et sa contenance vertueuse").

Dec 4, 2016

Maldoror: I, 9

Khi gặp Milan Kundera hồi năm ngoái, tôi nhận ra ông già chín mươi tuổi gầy guộc cao lớn lưng hơi còng không một chút râu ria, vận toàn đồ đen, ánh mắt và nụ cười rất Trung Âu kia, xuống tận chân cầu thang để đón tôi, quan trọng đối với tôi đến như thế nào. Về đọc, về viết, về văn chương, về sự sắp xếp giá trị (Musil, Broch, Roth, Kafka, Gombrowicz, và cả Rabelais), về đọc thì phải như thế nào, viết thì phải ra sao, văn chương nghĩa là gì, nhưng là còn cả một điều nữa: về việc quê hương đích thực có thể nằm ở đâu.

Nov 30, 2016

Thơ: Paul Celan

Cái sự đọc được thơ, như mới nói gần đây, không hề là một sự đương nhiên, ít nhất là đối với tôi. Không phải cứ biết chữ là đọc được, không phải đọc được là có thể đọc được mọi thứ, và cũng thế, không phải đọc được văn chương, thậm chí triết học, nghĩa là đọc được thơ. Thơ, ở phương diện đọc, thuộc một nơi nào đó rất khó dò.

Nov 25, 2016

Léon-Paul Fargue: một nửa bài thơ

Cái dở của tôi là mãi đến gần đây mới đọc được thơ. Không phải là trước đó tôi không đọc thơ, thậm chí tôi còn đọc rất nhiều thơ, có thể nói là lúc nào tôi cũng đọc thơ, nhưng đọc mà không nghĩ là mình thực sự hiểu được, tức là chỉ đọc để mà đọc thôi. Cho nên trong rất nhiều năm, về cơ bản tôi không bao giờ nói đến thơ.

Nhưng đến đó rồi, lại có một cái dở lớn hơn nhiều :p

Nov 23, 2016

Văn chương miền Nam: tờ Tin sách

Về tờ tạp chí này, cơ quan ngôn luận (về cơ bản là nguyệt san) của "Trung tâm Văn bút Việt Nam", nhiều tính chất của nó, rất dễ tìm hiểu. Điều mà tôi thấy đáng nói hơn cả là những chuyện chẳng phải không tương tự từng xảy ra vào năm 1945 thì đến 1975 lặp lại không mấy khác. Văn hữu và văn giới Việt Nam trải qua hai thử thách lớn, lần nào cũng cho thấy văn hữu ấy, văn giới ấy chẳng có gì là tốt đẹp hết.

Dưới đây là bộ sưu tập Tin sách của tôi.

Nov 18, 2016

[Tiện bút] Đồ vật

Dickens cùng một lúc viết hai hay ba cái phơi-ơ-tông là thường, chưa kể còn làm tổng biên tập một tờ báo nào đó, viết kịch và tổ chức diễn các vở kịch ở quy mô công chúng nhỏ (vở The Frozen Deep chẳng hạn, đã diễn xong rồi, nữ hoàng Victoria lại đòi xem, thế là lại dàn dựng diễn, trong đó Dickens có thủ vai - cô bé Victoria khi vua William Đệ tứ tức là người ông vừa qua đời, mới kế vị xong thì đọc Oliver Twist và thấy nó rất hay, tức là hơn chục năm trước vở kịch The Frozen Deep), lại còn phụ trách thực tế một "trại phục hồi nhân phẩm" cho gái điếm, đặt tên giản dị là "Home", ở Shepherd's Bush không xa London. Nhưng, trong riêng lĩnh vực phơi-ơ-tông, người ta nói từng có thời điểm Lê Xuyên (Chú Tư Cầu, Nguyệt Đồng Xoài, etc.) viết cùng một lúc mười một (11) cái. Thế nên, đang phơi-ơ-tông ở kiaở kia, tôi lại tiếp tục phơi-ơ-tông thêm một cái nữa.

Nov 17, 2016

Một nước Mỹ khác

Charles Dickens cũng hay viết phơi-ơ-tông hai, thậm chí nhiều hơn, cuốn sách một lúc, cho nên đang phơi-ơ-tông cái này, tôi lại phơi-ơ-tông cùng lúc thêm một cái nữa.

Sau nước Anh (xem ở kia), giờ ta nói đến nước Mỹ. Một điều đáng kinh ngạc: Ở Việt Nam chưa bao giờ có đến một chuyên gia văn học Anh-Mỹ. Một nửa cũng không, chưa nói đến một.

Nov 16, 2016

[Tiện bút] Cần mùa đông

"những phố phờ phạc, đậm mùa đông"


Năm nay, nhìn chung tuyết rơi sớm. Sớm hơn mọi năm. Nhưng không phải là ở mọi nơi. Nếu ở đây một thời gian dài, về sau, người ta sẽ hình thành trí nhớ theo kiểu: "cái năm có tuyết rơi vào Giáng sinh ấy", hoặc, "à, không phải, đấy là năm sau cái năm dịp Năm Mới tuyết rơi nhiều kỷ lục".

Nov 13, 2016

Muốn thất bại

Chỉ có duy nhất một thứ, là văn chương, thực sự dạy được cho chúng ta về thất bại. Nhiều người nghĩ cũng làm được việc ấy là tôn giáo, hay nói đúng hơn là cái mà người ta hay gọi là "tu tập", nhưng tôi cho nghĩ thế là sai.

Nov 4, 2016

Cho anh khóc bằng

Tháng Chạp năm 1956, Thanh Tâm Tuyền, một trong những nhà thơ lớn nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam, viết bài thơ "Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest", bài thơ sẽ được in trong tập thơ huyền thoại Mặt trời tìm thấy, 1964:


Oct 31, 2016

Bức thành cành vụn

Trước tiên, xem ở kia.

René Char là thần tượng của Michel Foucault; một thời, Foucault chỉ đồng ý nói chuyện với ai có thuộc thơ của Char. René Char cũng có một tình bạn đặc biệt đẹp với Martin Heidegger (về riêng câu chuyện Char-Heidegger này, xem thêm ở kia). Một trong những tập thơ lớn nhất của Char, Le Nu perdu, đề "tặng M. H." tức là tặng cho Heidegger.

Những khi nào nghĩ đến chuyện thơ có thể cao đến đâu, tôi hay nghĩ đến Hölderlin, Rimbaud, Georg Trakl, Francis Ponge hay Đinh Hùng, và cả Char (thêm vài người nữa). Tôi cũng ngờ người ta đọc thơ chủ yếu là để tìm độ cao (tức là, độ sâu), độ cao chân thực nhất, không thể giả dối, bất khả lũng đoạn.


Bức thành cành vụn

Oct 29, 2016

Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (20A)

Ký hiệu lưu trữ: B. 52367
Tác giả: chưa rõ


Tờ 20A


+ Các ẩn dụ bay phía trên từ ngữ giống như những con phượng hoàng; xin lỗi, nhầm: như một đàn kền kền. Hoán dụ thì trượt patanh nhưng mặt mũi sầu khổ như bị ép buộc, và rất hay trượt chân ngã như thể đã chểnh mảng trong những bài học cơ bản.

Oct 27, 2016

Thơ: René Char về nhà thơ

Những nhà văn nào gần với thơ đều tạo cảm giác rất đặc biệt: ta còn nhớ, Patrick Modiano từng lấy một câu thơ của René Char làm đề từ cho một cuốn tiểu thuyết (chưa dịch sang tiếng Việt): "Sống, là làm sao đi cho hết một kỷ niệm" (xem thêm ở kia). Bản thân cái nhan đề Từ thăm thẳm lãng quên cũng chính là một câu thơ.

Oct 25, 2016

Không thể gọi tên

Một điều kỳ lạ (thật ra cũng không kỳ lạ lắm): có những thứ phức tạp đến nỗi rất nhiều thế hệ triết gia danh tiếng lao vào mổ xẻ và tranh cãi mà không đi đến đâu, chỉ thấy tanh bành, vỡ đầu vỡ óc không biết bao nhiêu nhân vật kiệt xuất, thì lại có thể được diễn đạt xong xuôi trong vài trang tiểu thuyết.

Chẳng hạn như Samuel Beckett: Beckett chính là một trong những người làm được điều đó. Dưới đây là một trích đoạn từ L'Innommable.

Oct 24, 2016

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)

Đã đến lúc có thể nói đến một trong những nhân vật đặc biệt nhất của miền Nam một thuở, Hồ Hữu Tường.

Hai cuốn sách rất có tánh cách hồi ký:


Oct 23, 2016

Nghiên cứu văn học chính là đánh giá lại

Tôi nghĩ, không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây, hơn một nhà nghiên cứu văn học lâu năm tuyên bố nghiên cứu văn học không phải là đánh giá lại.

Với tất cả lòng kính trọng, tôi nghĩ nghiên cứu văn học chính là đánh giá lại.

(sẽ viết tiếp)

Oct 21, 2016

Nhịp của thơ

Tôi nghĩ, các nhà nghiên cứu văn học nhất thiết phải được đào tạo (theo cách nào đó), tốt nhất là tự đào tạo, để có thể hiểu về nhịp. Con đường đào tạo ấy có thể thông qua âm nhạc, tất nhiên, nhưng không hề nhất thiết; thêm nữa, âm nhạc rất dễ làm người ta hiểu nhầm, vì ở đó rất dễ nghĩ giai điệu là quan trọng nhất, nhưng điều này là vớ vẩn, trong những gì liên quan đến nhịp, giai điệu chính là thứ yếu nhất.

Oct 18, 2016

Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (19B)

Ký hiệu lưu trữ: B. 52367
Tác giả: chưa rõ


Tờ 19B



+ Giải thoát không bao giờ quan trọng bằng giải trí, vô vị thì lúc nào cũng lắm màu hơn vô vi, và vô trị chắc chắn không biết nhiều bằng vô tri.

Oct 14, 2016

Sức mạnh của sự vắng

Cách đây chừng năm, sáu năm, Linda Lê đọc tại vài thành phố Việt Nam một bài tiểu luận, "Étranges Étrangers". Khi ấy, bản dịch Lại chơi với lửa của anh Nguyễn Khánh Long (nay đã qua đời) mới xuất bản, một thời gian sau bản dịch Vu khống cũng của Nguyễn Khánh Long. Trong sự viết của Linda Lê, các tiểu luận không kém quan trọng so với tiểu thuyết và truyện ngắn; ngày ấy, tôi ngồi trong số thính giả của buổi nói chuyện tại Hà Nội, phải có mặt ở đó mới thực sự cảm nhận được sức mạnh của ngôn từ do Linda Lê tạo ra. Lần đó, chỉ nghe bài tiểu luận đối với tôi đã là đủ rồi, nên suốt đợt Linda Lê ở Việt Nam, tôi không hề gặp.

Dưới đây là một tiểu luận khác của Linda Lê, sẽ in trong một tập sách tương lai.


Sức mạnh của sự vắng
(“Tôi viết cho bạn từ một đất nước xa xôi”)
Linda Lê

Oct 13, 2016

Con chó, con lợn, con mèo

Đoạn dưới đây theo tôi là kiệt tác trong Đi đến cùng đêm của Céline. Đây là ngay sau khi Bardamu đến Viện Bioduret Joseph (về riêng đoạn này, xem ở kia).

Trong văn chương, nhà văn nào tạo ra những con chó đáng sợ và đáng nhớ nhất? Câu trả lời hiển nhiên là: Kafka. Nhưng Céline cũng vậy, cũng là người ở gần những con chó.

Oct 10, 2016

Ốm, yếu, bệnh, tật

Hai nhân vật Trung Quốc mà tôi thích nhất là Hoắc Khứ Bệnh và Tân Khí Tật :p Cũng chỉ vì cái tên mà tôi rất thích Đông Phương Sóc: sóc, chuột, ruồi, muỗi etc. nổi danh lừng lẫy là các tác nhân truyền bệnh đầy nguy hiểm xưa nay.

Oct 6, 2016

Michel Foucault (ii)

Bốn khái niệm nằm ở trung tâm các suy nghĩ của Michel Foucault: discours tức định ngôn, énoncé, archive và archéologie. Tất nhiên, còn phải kể đến chẳng hạn phoọc-ma-xi-ông (formation), strate (vỉa, tầng), dispositif hay sujet, nhưng vào lúc này ta tạm chỉ khoanh vùng bốn thứ kể trên.

Oct 3, 2016

Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (19A)

Ký hiệu lưu trữ: B. 52367
Tác giả: Chưa rõ


Tờ 19A



+ Khi một vụ việc xảy ra với ba chứng nhân, và sau đó có ba lời chứng về cùng một câu chuyện (kịch bản này hao hao ở Akutagawa), chỉ có đúng một nguyên tắc: phải thấy rằng cả ba đều đáng tin, đáng tin giống hệt nhau. Chuyện về sau có những nghi ngờ nảy sinh chỉ bắt nguồn từ một lý do rất tầm phào, chủ yếu là những kẻ nói quá sớm sau khi mới có một hoặc hai lời chứng muốn giữ mặt khi đã có thêm một lời chứng mới. Không tồn tại một con người nào quan tâm đến sự thật hơn sự mất mặt của bản thân. Có thể tồn tại một con người như thế không? không bao giờ. Đối với con người, không bị mất mặt mới là lẽ sống đích thực, ngoài đó ra không có gì khác.

Oct 2, 2016

Hoàng Đạo Thúy

Đã nói đến Hoàng Đạo, thì cũng nên nói luôn đến Hoàng Đạo Thúy :p

Hoàng Đạo Thúy là một nhân vật trọng yếu của đoạn lịch sử thật ra giờ đây vẫn gần như chưa được biết một cách tường tận: 1940-1945, nhưng đây chính là thời điểm rất đặc biệt; từng có lần (xem ở kia), tôi đề nghị xem 1940-1945 giống như cánh cửa dẫn xuống vực thẳm.

Sep 30, 2016

Đổi làn đường

Bỗng đến khi, một cuốn tiểu thuyết của Bret Easton Ellis xuất hiện ở Việt Nam, cuốn thứ hai, tôi nhớ ra cũng chính tôi là người đưa BEE đến đây. Rồi sẽ sớm đến lúc tôi không còn có thể nhớ được đầy đủ cái danh sách những trường hợp tương tự thôi.


Sep 28, 2016

Bồ Đào Nha

Sau Tây Ban Nha (ở kiaở kia): văn chương Bồ Đào Nha từ sau Eça de Queirós chưa bao giờ là một văn chương nhỏ.

Pessoa huyền thoại (với câu chuyện cũng huyền thoại không kém liên quan đến vị hôn thê Ofélia Queiroz, một câu chuyện không khỏi làm ta nhớ đến mối quan hệ với phụ nữ của Kierkegaard hay Kafka) chính là một Kafka khác.

Sep 26, 2016

Con đường sáng

Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long chắc chắn là một trong vài nhân vật văn chương Việt Nam khó nhìn nhận nhất của thế kỷ 20. Đây cũng là người chứa đựng nhiều bí ẩn nhất trong số những người anh em nổi tiếng nhà Nguyễn Tường.

Con đường sáng, tiểu thuyết, ấn bản đầu của nhà xuất bản Đời nay, 1940:

Sep 24, 2016

Tiểu luận thứ tư về Tự Lực văn đoàn

Người Nguyễn Tường thứ tư tên là Tư: Nguyễn Tường Tư, về sau đổi thành Nguyễn Tường Long (Thạch Lam thì từ Nguyễn Tường Vinh đổi ra Nguyễn Tường Lân). Đây là Tứ Ly, và đây cũng là Hoàng Đạo.

Sep 22, 2016

Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (18B)

Ký hiệu lưu trữ: B. 52367
Tác giả: Chưa rõ


Tờ 18B



+ Bạn bè rồi sẽ khác, người tình rồi sẽ khóc, và sống thì thảm khốc.


+ Nghiêm túc là điều dễ nhất, vì nếu muốn nghiêm túc, chỉ cần độc nhất một thứ, thứ này lại luôn luôn có sẵn: ngu xuẩn; không một thằng ngu nào không nghiêm túc từ bản chất.

Sep 18, 2016

Tiểu luận thứ ba về Tự Lực văn đoàn

Tại sao khi các nhà văn trẻ mãnh liệt nhất muốn chôn vùi một thứ gì đó, nhất định họ chỉ có thể nhìn thấy khả năng chôn Tự Lực văn đoàn?

Tại sao cả Thanh Tâm Tuyền lẫn Trần Dần, vào thời điểm ý chí văn chương của họ bộc phát bùng nổ, đều, từ hai địa điểm, chú mục vào cùng một đối tượng mà họ thấy là nhất thiết phải giết đi: Tự Lực văn đoàn?

Sep 16, 2016

Vĩnh cửu, L'Élégance des veuves

vĩnh cửu là gì? giống một số thứ, vĩnh cửu là thứ cứ khi nào xuất hiện (tức là, được nhìn thấy, hoặc được nói ra) tức thì nó biến mất; con người biết đến vĩnh cửu thông qua sự vắng mặt của nó; vĩnh cửu nằm ở đâu? nó nằm ở ngưỡng của khoảnh khắc; bất kỳ ai đi tìm sự vĩnh cửu cũng sẽ đến một nơi: vùng rìa

Sep 11, 2016

Trương Chính về Nguyên Hồng

Trương Chính đặt trong so sánh với Hoài Thanh, nhìn từ hiện tại, với tất tật kiên nhẫn trộn cùng chán ngán, cũng giống như mấy mối tương quan kỳ cục khác: cũng như Vũ Trọng Phụng được coi trọng trong khi Khái Hưng bị lãng quên, Xuân Diệu chứ không phải Đinh Hùng được coi là nhà thơ lớn (Xuân Diệu, kể cả ở giai đoạn trước 1945, có phải là nhà thơ lớn không? là một câu hỏi rất quan trọng cần sớm được trả lời cặn kẽ), nhưng bảng lược đồ văn chương tiền chiến Việt Nam theo Trương Chính kể cho ta một câu chuyện đúng cho một sự đọc mang tính chất phê phán hơn nhiều so với bảng lược đồ theo Hoài Thanh (xem thêm ở kia) - về cơ bản, Hoài Thanh hiểu nhầm hết, có lẽ vì nhìn từ một khoảng quá thấp

Sep 10, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (18a)

ký hiệu lưu trữ: B. 52367, tác giả: chưa rõ

tờ 18a


+ xứ sở là kẻ phàm ăn: nó ăn tất tật, không loại trừ thứ gì, nó ngốn ngấu hết và không từ chối, đối với nó, không có gì là ngon hay không ngon, có thể ăn hay không thể ăn; nhưng như vậy là công bằng, một khi trên xứ sở ấy con người có chỗ đứng và sống cuộc đời của chúng, thì để đổi lại, etc., đó chính là một sự công bằng; đừng phàn nàn

Sep 8, 2016

những trở lại

một lần nữa, tôi dùng lại một cái tên gần giống một tên cũ (nghèo nàn quá)

những cuộc trở lại (mới đây tôi đã nói đến mấy ví dụ cụ thể) của các nhân vật quá khứ bị lãng quên có thể có ý nghĩa như thế nào?

Sep 6, 2016

Céline: S, W, Y


hai cuốn sách thuộc loại kỳ quặc nhất của Céline, nếu không tính đến bốn pamphlet (ba trong số đó về sau không bao giờ được tái bản, nhưng không phải vì bị cấm, mà chính Céline không cho phép in lại)

Sep 4, 2016

Roberto Bolaño: một lần nữa

cái đặc điểm tôn sùng sự trung bình giống nước lụt, thường xuyên ở Hà Nội và đôi khi ở Sài Gòn, lan rộng và chiếm lĩnh, ồ ạt đầy sức mạnh: một trong những nhà văn nước ngoài được sủng ái nhất tại Việt Nam là Erich Maria Remarque, đó là một văn chương rất trung bình (xem ở kia); giải Nobel Văn chương đương nhiên là nguồn cung cấp lớn cho điều này, chẳng hạn Wisława Szymborska: thơ Szymborska quá thường, chẳng hạn nếu đặt cạnh Czesław Miłosz

Sep 1, 2016

vài kinh nghiệm

+ đừng bao giờ tin những thứ thuộc dạng 100 kiệt tác mọi thời đại, 35 cuốn sách không thể bỏ qua trước tuổi 35, 10 cuốn sách cho tương lai xán lạn, 7 cuốn sách nếu chưa đọc người ta chỉ có thể là bò; đừng bao giờ ngó vào, lừa đảo hết đấy

Aug 24, 2016

[tiện bút] mười năm

tôi ngồi cho rữa tôi ra
bên trên là đá, dưới là rỗng không

đi về phía Đông: đối với William Blake, phía Đông là Luvah, phía của cảm xúc, của lửa, của trái tim, tức là rất khác với chẳng hạn phía Bắc, Urthona, phía của trí tưởng tượng, nhưng tồi tệ nhất là phía Nam, Urizen, đi về hướng này là đi về lý trí; dẫu sao, bỏ mọi thứ sang một bên, ngày ấy, dẫu sao, tôi cũng đã đi về phía Đông

Aug 20, 2016

phải tuyệt đối đáng ghét

Céline (không đi ông, và cũng chẳng túi xách, giày dép, quần áo), dựng lên, trên con đường dẫn vào thế giới của mình, vô số chướng ngại vật: vô vàn dấu ba chấm khó chịu mới chỉ là một chuyện nho nhỏ, cái thứ ngôn ngữ tưởng chừng không thể đưa vào văn chương ấy, ngôn ngữ của ngoài chợ, trên những phố nhỏ nhếch nhác của những khu không đẹp; và nhất là, một chướng ngại vật khủng khiếp: sự đáng ghét; nhưng đó cũng chính là lòng nhân đạo của Céline, nếu như mà đối với Céline ta vẫn có thể nói đến lòng "nhân đạo"; những chướng ngại vật đó đã rất nhiều lần ngăn cản tôi, qua được cái này thì lại xuất hiện cái khác, nhiều vô kể, nhưng ý nghĩa của "đêm" có lẽ chính là như vậy, đi trong đêm, có bao giờ nhìn thấy cái gì đâu

Aug 16, 2016

[tiện bút] quán cà phê Georges Perec

tàu vừa rung vừa lắc khá mạnh; tôi đi quá sớm, còn quá nhiều thời gian nữa mới tới giờ cuộc hẹn, lên mặt đất, tôi định vào Librairie Polonaise trên đại lộ Saint-Germain; lần trước, ở đây tôi đã mua cuốn sách của Jan Potocki, trong số các nhà văn Ba Lan bày tại hiệu sách, trên tầng, sau một cầu thang rất chật, tôi đã ngần ngại trước L'Arbre của Sławomir Mrożek, ở đó cũng có Nhật ký 1962-1969 của Mrożek; tôi định trong lúc chờ đến giờ cuộc gặp thì vào đó mua cuốn sách mang tên "Cái cây" mà lần trước tôi còn chưa quyết định được

Aug 14, 2016

Thời nắng lịm

lâu rồi không có mục "sách mới", thế giới chắc vẫn không đến nỗi bất ổn chứ? :p

sắp tới sẽ có hai cuốn tiểu thuyết mới, mà tôi nghĩ rằng sẽ không tệ nếu kể lại đôi chút về hành trình để chúng "đến đây" - thật ra, vài năm trở lại đây, không còn dễ để làm cho một cuốn tiểu thuyết nước ngoài đặc biệt nào xuất hiện ở Việt Nam: mười năm vừa qua đã làm thay đổi nhiều thứ, giờ đây ở Việt Nam sẽ không có chuyện ồ ạt được nữa, trong mảng văn học dịch

Aug 7, 2016

Nhượng Tống, Phan Du, Trương Chính

cuối năm 2008, tôi bắt đầu thấy mình quan tâm đến nhân vật văn chương Việt Nam đầu tiên, Nguyễn Công Trứ; tất nhiên, sự đọc của tôi trước đó từng dẫn tôi tới nhiều nhà văn Việt Nam khác, nhưng tôi cũng không muốn lặp lại câu chuyện về cái sự đọc mọi thứ gì rơi vào tầm mắt mà không biết bao nhiêu người đã kể nữa

Aug 3, 2016

Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu

Dương Nghiễm Mậu là người cuối cùng của một nhóm rất nhỏ - chỉ có ba người - gồm Khái Hưng, Nhượng Tống và Dương Nghiễm Mậu. Sự cách nhau về thời gian giữa hai người trước và người thứ ba không có mấy ý nghĩa, mà ý nghĩa nằm ở chỗ họ là một bộ ba có cách tồn tại trùng vào nhau, ít nhất là rất giống nhau. Khái Hưng lùi về đằng sau Nhất Linh, Nhượng Tống không phải nhân vật số một mà chỉ ở bên cạnh Nguyễn Thái Học, và bản thân Dương Nghiễm Mậu chính là người chiến đấu để người ta phải nhìn nhận đúng vị trí của Thanh Tâm Tuyền. Nhưng lại chính họ, Khái Hưng, Nhượng Tống và Dương Nghiễm Mậu, là những người nắm giữ một tinh thần văn chương gần nhất với bản thể của xứ sở này; văn chương của họ, những người tưởng chừng bị lu mờ về hành trạng, chính là xứ sở này. Cả ba đều đã vẽ những vòng tròn, vòng tròn của kiên nhẫn, lặng lẽ và chịu đựng. Xứ sở này có ý nghĩa và giá trị hay không, chính là nhờ những sự chịu đựng như thế.

Jul 30, 2016

Romain Gary: một lần nữa

Romain Gary thuộc vào số các nhà văn không bao giờ chịu để cho mọi thứ liên quan đến mình kết thúc một cách dễ dàng: văn chương của Romain Gary không chịu kết thúc

tôi trở đi trở lại với văn chương Romain Gary không biết đã bao nhiêu lần, và càng lúc tôi càng thấy rõ hơn: ở trong câu chuyện Romain Gary có một sự nhầm lẫn rất lớn

Jul 28, 2016

Tabucchi về Pessoa

Antonio Tabucchi là nhân vật tạo ra một văn chương tương đối tầm thường, nhưng sự tầm thường ấy ở Tabucchi, rất kỳ lạ, tan biến hoàn toàn những khi nào Tabucchi bàn đến Pessoa

dẫu cũng rất dị ứng với các hình ảnh, ở trường hợp Tabucchi-Pessoa tôi thấy cần miêu tả một hình ảnh theo tôi là thích ứng, ít nhất là trên một bình diện không nhỏ

Jul 25, 2016

Tạ Tỵ

ui xời, giờ mới biết cái vụ đang hot í, ít để ý tình hình thời sự thiệt quá

phải ăn theo ngay :p


Jul 23, 2016

Khái Hưng ngoài Phong hóa, Ngày nay

Tôi từng (vài lần) nói đến chuyện, không dễ tìm dấu vết của Khái Hưng ngoài Phong hóa, Ngày nay (cũng như An Nam xuất bản cục và nhà xuất bản Đời nay), đặc biệt là Khái Hưng của giai đoạn "tiền Phong hóa". Ai cũng thấy ngay là ở tuổi của Khái Hưng khi Phong hóa khởi động, với một sự viết sắc nét ngay lập tức như vậy, không thể có chuyện là một tay mơ. Nhưng như thế thì thế nào?

Jul 22, 2016

Về nỗi bất tiện khi bị sinh ra trên đời

"Về nỗi bất tiện khi bị sinh ra trên đời": một nhan đề sách không thể tưởng tượng nổi, chỉ riêng mình nó thôi đã nói lên gần như mọi thứ về chúng ta, thậm chí còn chẳng thèm nói về chúng ta nữa. Người ta cứ gọi Cioran là một con người bi quan (vì, đúng vậy, đây là nhan đề một cuốn sách của Cioran) nhưng thật ra, đâu có đến nỗi thế, hoặc giả: chẳng có gì liên quan đến "bi quan" hay "lạc quan" ở trong câu chuyện Cioran hết cả.

Jul 19, 2016

Tôn sùng sự trung bình

Dẫu sự yêu mến đối với thơ của Xuân Quỳnh (sự yêu mến mà rất có thể tôi cũng có góp phần) có lớn đến đâu, thì vẫn cần phải thấy rằng Xuân Quỳnh không viết ra được một thứ thơ lớn.

Yêu quý người nào đến đâu thì cũng không thể vì thế mà đánh giá sai, ghét ai đó đến đâu cũng không thể vì thế mà đánh giá sai người ấy. Giá trị, trong đó có giá trị văn chương, là một thứ khách quan không tùy thuộc yêu ghét. Cái gì đã ở đó thì vẫn cứ ở đó.

Jul 16, 2016

Vargas Llosa về Flaubert

chính trị của một nhà văn nằm ở đâu? nằm trong những gì họ nói về các vấn đề (có vẻ là) chính trị ư? không có gì đáng ngờ hơn thế

kích thước chính trị của một nhà văn nằm trong chính những gì nhà văn ấy thể hiện về những thứ (có vẻ như) không liên quan chút nào đến chính trị

thật khủng khiếp khi một nhà văn trở nên rất nổi tiếng: người ấy thường buộc phải nói (lăng nhăng), phải có ý kiến (vớ vẩn) về rất nhiều điều

Jul 12, 2016

nỗi đau

Nhật ký của Kafka không phải nhật ký vĩ đại duy nhất trên đời

trước kia tôi từng rất thích nhật ký của anh em Goncourt, của Paul Léautaud, đó là dạng nhật ký nhà văn cho ta biết Verlaine khi Léautaud còn trẻ trông như thế nào, văn nhân nào đái bậy bị Goncourt nhìn thấy

(mới đây, vì bộ nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng mới được tái bản, thấy thông báo có nhiều bổ sung so với ấn bản đầu, tôi cũng đã mua về xem; các chi tiết tôi muốn tìm hiểu đều thấy được thuật theo lối ám chỉ, chẳng hiểu nổi; Nguyễn Huy Tưởng để lại chừng bốn mươi quyển sổ, viết đều đặn trong vòng ba mươi năm, từ khi mười tám tuổi cho tận tới khi qua đời)

Jul 11, 2016

[tiện bút] vẩy

khó nhất trên đời không phải là nghĩ, mà khó nhất là không nghĩ: để chế nhạo Descartes, Paul Valéry bảo: "Có đôi khi tôi nghĩ, và có đôi khi tôi sống": khi nghĩ, ta không sống, ta chỉ sống khi không nghĩ; điều này dẫn tới hệ quả là trên đời gần như không có ai sống hết cả, ai nấy đều cố công cố sức mà nghĩ, dành lại phần sống cho một lũ điên

những suy nghĩ kiểu như thế này hay xuất hiện ở những khoảng đứt đoạn của cuộc đời; nó hay đến với tôi nhất những lúc đang đứng úp mặt vào bồn cầu, trong một nhà vệ sinh công cộng của một tòa nhà nào đó

Jul 8, 2016

Jul 6, 2016

Nhượng Tống về Hồ Văn Mịch

Cũng như bài báo về Phó Đức Chính (xem ở kia), Nhượng Tống viết và đăng báo về Hồ Văn Mịch vào năm 1946. Đọc đoạn cuối bài, có thể thấy rằng Nhượng Tống được thả khỏi Côn Đảo vào năm 1933, nghĩa là chi tiết Nhượng Tống được tha năm 1936 trong tất cả tiểu sử Nhượng Tống cho đến năm 2015 là sai.

Hồ Văn Mịch

Jul 3, 2016

Michel Foucault (i)

khi những người cách đây mới mấy năm đầy nhiệt tình Foucault đã quay sang các đối tượng khác, những con mồi hấp dẫn hơn, béo hơn (và dĩ nhiên, dễ tiêu hóa hơn), khi mọi thứ đã lắng xuống, thời điểm thật lý tưởng để quay trở lại từ đầu, và qua đó cũng tránh cho Michel Foucault một số phận ở Việt Nam tương tự với số phận mà Nietzsche, Schopenhauer hay Deleuze từng phải chịu (đây chỉ là nêu lên vài ví dụ nhỏ)

trước tiên: vấn đề discours

discours (của Foucault) không phải là diễn ngôn

Jun 25, 2016

NK

cuối cùng, dường như đã đến lúc có thể thực sự nói đến một nhân vật không dễ nói đến: Nguyễn Khải (xem thêm ở kiaở kia)

Nguyễn Khải tức là thế nào? ta thử tìm đến một cái nhìn tương đối toàn cảnh:

Jun 20, 2016

Văn chương miền Nam: triết học

tạm gác lại mấy màn giải trí nho nhỏ, ta đến với một chủ đề: triết học ở miền Nam trước 1975 như thế nào, hao hao như là làm cái công việc trở thành chủ đề cho cuốn sách lừng lẫy thứ ba của Kant

(nhân tiện: "Urteilskraft" dường như dịch thành "năng lực đánh giá" thì đúng hơn là "năng lực phán đoán", vì "phán đoán" bao hàm sắc thái của sự phóng chiếu, nghĩa hẹp hơn là "đánh giá"; cũng tương tự, "phóng chiếu" thì chính xác hơn là "phản tư"; về riêng "đánh giá", Schopenhauer trong Die Welt als Wille und Vorstellung đã bàn một cách tuyệt vời; điều kỳ quặc [thật ra cũng không kỳ quặc lắm] là người rất xuất chúng trong bình luận Kant lại là nữ tiểu thuyết gia Jane Austen; ở Việt Nam, một câu nói đã trở thành kinh điển của những người "nghiêm túc": "đó chỉ là văn học"; hết sức xin lỗi, văn chương mới chính là con đường hiệu nghiệm hơn nhiều so với con đường của triết học)

Jun 18, 2016

Schopenhauer. Quyển sách cuộc đời. Và Kẽm

trời ơi, mãi tôi mới hiểu ra (thật ra tôi rất chậm hiểu, lại thêm lơ đãng, và cũng vì không ngờ trên đời lại có tồn tại một cách hiểu như thế) là có những người hiểu cuốn sách của Schopenhauer (tên gốc tiếng Đức: Die Welt als Wille und Vorstellung, tên tiếng Pháp: Le Monde comme volonté et comme représentation, tên tiếng Anh: The World as Will and Representation) theo ý Schopenhauer muốn nói ý chí của chúng ta, trí tưởng tượng của chúng ta về thế giới như thế nào thì thế giới là như thế

không có gì sai hơn thế

Jun 15, 2016

Văn chương miền Nam: 1964

Một trong những nhà văn Việt Nam gây nhiều kinh ngạc nhất cho tôi, khiến tôi phải nhiều lần tự điều chỉnh cách nhìn nhận riêng của tôi: Dương Nghiễm Mậu.

Đây là tác phẩm năm 1964 của Dương Nghiễm Mậu:

Jun 12, 2016

Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản

khi nghĩ đến một nhà xuất bản của miền Nam trước 1975 mà ta có thể trình bày lịch sử một cách gọn ghẽ, tôi thấy ngay Lửa Thiêng là một lựa chọn tốt

lửa thiêng là một từ xuất hiện nhiều lần trong lịch sử văn chương Việt Nam: về tập thơ của Huy Cận xem ở kiaở kia, về một số "Lửa Thiêng" khác, xem ở kia, và tôi cũng từng tìm được một nhà xuất bản hay in sách cho trẻ con của Sài Gòn, hồi đầu thập niên 60, cũng tên là Lửa Thiêng

Jun 10, 2016

Erasmus: Điên

không phải vì là một người từng hưởng học bổng Erasmus để theo học ở châu Âu mà tôi bỗng dưng nhớ đến nhân vật Erasmus; tôi không hề dính dáng đến chương trình học bổng ấy

cũng đã có lúc tôi xem qua học bổng Fulbright, nuôi vài dự định mơ hồ, và thấy hình như mình cũng đủ điều kiện, nhưng tôi cũng không dính nốt

Jun 7, 2016

Chateaubriand

nếu ai còn nhớ (chắc chẳng ai còn nhớ), Tạ Chí Đại Trường đã có lúc có ý định đặt tên cho "hồi ký đi cải tạo" của mình theo Mémoires d'outre-tombe (Hồi ký bên kia nấm mồ) của Chateaubriand; cuối cùng thì cuốn sách ấy của Tạ Chí Đại Trường đã tên là Một khoảnh Việt Nam Cộng Hòa nối dài, và Tạ Chí Đại Trường cũng thú nhận là chưa bao giờ đọc bộ sách của Chateaubriand (về các tình tiết cụ thể, xem ở kia)

tập một bộ sách của Chateaubriand ấy đây (ở ấn bản mà tôi có, tổng cộng có ba tập):

Jun 5, 2016

Trong bóng hoa nữ

nếu cần một ví dụ về tên sách rất tệ hại trong quãng thời gian vừa rồi, thì tôi có ngay: đó chính là tên bản dịch The Invention of Solitude của Paul Auster; tất nhiên ở đây ai cũng biết, tên tiếng Việt chính thức của nó là Khởi sinh của cô độc

Jun 1, 2016

tiếp tục xếp

trong lịch sử đọc Kafka, cứ lâu lâu lại thấy xuất hiện một quả bom, mà người ta rất nhanh chóng thấy là bom xịt, lại thêm một quả bom xịt

quả bom mới nhất, được quảng cáo một cách dữ dội, đến mức có thể gọi là điên rồ, là bộ "tiểu sử" Kafka, của Reiner Stach

một bộ sách mà đọc xong ta thấy tiếc, không phải tiếc nó hết quá nhanh, ta chưa kịp thấy thỏa mãn, mà tiếc vì đã bỏ thời gian đọc nó

May 28, 2016

Foucault, Barthes, Genette - một câu chuyện Pháp

ba nhân vật này rất quen thuộc với tôi, từ rất nhiều năm, nhưng cũng phải mất rất nhiều năm tôi mới xếp được họ ở cạnh nhau

khó nhất chính là xếp những gì mà ta quá rành (hoặc tưởng là mình quá rành): Michel Foucault là con người của trật tự, Roland Barthes là con người của diễn ngôn, từ đó dẫn tới câu hỏi văn chương là gì?, còn Gérard Genette là con người của điều gì?

May 26, 2016

Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel

có lúc cũng cần xem cụ thể, nhìn gần hơn, xem các nhà nghiên cứu triết học của Việt Nam thực sự làm gì chứ nhỉ, bằng không, về cơ bản ta sẽ chỉ biết mang máng người này chuyên về mảng triết học này hay triết gia này, người kia chuyên về mảng triết học kia hay mấy triết gia kia, nhưng chẳng bao giờ thực sự biết họ nghĩ gì, trình bày suy nghĩ của mình ra sao etc., ví dụ ở Việt Nam ai cũng nói đến Nietzsche, nhưng về cơ bản là mấy thứ: hãy đến với phụ nữ với một cái roi, con người siêu nhân, triết lý với cái búa, lạc đà sư tử đứa bé con gì đó

Đạo đức của các giấc mộng tình: Michel Foucault


May 24, 2016

tên và tên

vụ đúng và đọc là xếp vẫn mông lung lắm phải không? thế thì ta sẽ đi vào một vấn đề rất nhỏ và đơn giản nhé: những cái tên

May 20, 2016

Simic: châm ngôn

không phải ngẫu nhiên khi Charles Simic, một người cũng gắn bó nhiều với thành phố Belgrade giống Danilo Kiš, lại là người bình luận Cioran ở Mỹ

May 19, 2016

May 17, 2016

May 15, 2016

László Krasznahorkai-Jean Améry-Danilo Kiš

đã đến lúc chúng ta có thể chờ sự xuất hiện sắp sửa của một nhà văn lớn, rất hiếm có, trong tiếng Việt: László Krasznahorkai (Krasznahorkai László)


May 14, 2016

La Rochefoucauld: châm ngôn

Đã nói đến Chamfort rồi thì nhất thiết cũng phải nói đến La Rochefoucauld. Chamfort và La Rochefoucauld đều là a xít, Chamfort là nhân vật bí ẩn có tiểu sử không mấy rõ ràng, của thế kỷ XVIII, còn La Rochefoucauld là một quý tộc danh giá, con người của thế kỷ XVII (xem thêm ở kia).

May 12, 2016

một đoạn thơ Việt Nam

hôm trước đã nhắc đến một nhà thơ đặc biệt của một thời đại thi ca Việt Nam (xem ở kia), tôi nhớ lại năm đầu đại học, tôi ngồi suốt ở Thư viện Quốc gia phố Tràng Thi, thư viện Pierre Pasquier; hồi ấy cuộc tranh cãi về thơ vô cùng náo nhiệt

May 9, 2016

Chamfort: châm ngôn

Tình yêu giống các bệnh dịch. Càng sợ nó thì ta càng dễ bị dính phải nó.

May 6, 2016

Sách mới (5)

Tôi chần chừ mãi, mấy tháng trời không có "sách mới" nào, là bởi tôi đợi quyển dưới đây, mà tôi muốn lấy làm tiêu điểm. Một cuốn sách siêu hạng, thuộc loại cực kỳ hiếm khi có thể xuất hiện ở Việt Nam:

May 5, 2016

không có vua

Ngày này năm xưa: xem ở kia; đó là lần cuối cùng tôi có conference trước công chúng rộng rãi; ngay sau đó tôi ngừng hẳn công việc đó lại, vì thấy quá mức vô nghĩa. Về sau có dăm ba lần nữa nhưng chỉ là miễn cưỡng vì nghĩa vụ.

-----------

"Không có vua" đương nhiên có thể coi là phần trích ra từ một câu đầy đủ hơn, chẳng hạn "Bởi vì không có vua, cho nên...", và ở đây rất dễ dàng liên tưởng đến Nietzsche, người dường như đã tận mắt nhìn thấy Chúa bỏ đi. Nietzsche đã viết một loạt tác phẩm xoay quanh vấn đề có ý nghĩa duy nhất sau khi "Chúa đã bỏ đi": đạo đức. Có một chỗ, thuộc loạt tác phẩm xoay quanh đạo đức này, cụ thể là trong Morgenröthe (Bình minh), Nietzsche nói đến chuyện thay vào chỗ của Chúa có thể là gì, và bảo đó là tiền. Điều này không khác khi, trong truyện "Không có vua", nhân vật Khiêm trả lời nhân vật Tốn khi Tốn hỏi "Tiền là gì?": "Là vua".

May 2, 2016

EFEO, XII

dưới đây là những ấn phẩm thể hiện những gì chính yếu mà EFEO làm được trong nghiên cứu về Việt Nam từ thập niên 90 cho đến nay, 12 ấn phẩm có đánh số, với số XI và XII mới ra:


Apr 26, 2016

Pascal: châm ngôn

Dẫu sao, nói gì thì nói, nhảy từ Pessoa và Cioran sang Pascal thì cũng hơi kỳ cục thật, nên tôi sử dụng mối nối bằng chính lời của Cioran:

"Khi đọc cuốn sách của Bà Périer [Cioran đang muốn nói đến Gilberte Pascal, chị gái của Pascal, vợ của Florin Périer; Pascal còn có một em gái, Jacqueline, đây mới là nhân vật quan trọng trong mối quan hệ giữa Pascal và Port-Royal], chính xác hơn là cái đoạn bà kể rằng Pascal, em trai bà, từ tuổi mười tám trở đi, theo lời chính ông, không sống qua một ngày nào mà không đau đớn, tôi bị hút hồn đến mức phải nhét nắm đấm vào miệng để khỏi hét lên.

Đó là tại một thư viện công cộng. Khi ấy tôi, điều này là có ích nếu nói ra, tròn mười tám tuổi. Một dự cảm mới lớn làm sao, nhưng cũng là sự điên rồ, và điềm tiền triệu, lớn làm sao!"

Dưới đây, đương nhiên, lấy từ Pensées của Pascal.

Apr 25, 2016

Cioran: châm ngôn

Hôm trước, về María Zambrano, tôi định dịch bài Cioran viết về Zambrano, đặt chung trong cuốn sách viết về các nhân vật như Beckett, Michaux, Borges, vân vân và vân vân, nhưng lên cơn lười, lại thôi. Dưới đây là các châm ngôn của Cioran, lấy từ phần "Magie de la déception" (Ma thuật của lừa dối) trong Aveux et anathèmes (aveu là thú nhận, anathème là rút phép thông công, hay còn gọi là phạt vạ tuyệt thông).



“Chỉ riêng việc anh sống đến tuổi này đã cho thấy cuộc sống có một ý nghĩa”, một người bạn nói với tôi, sau hơn ba mươi năm cách biệt. Câu nói ấy cứ trở đi trở lại trong óc tôi, lần nào cũng làm tôi thấy choáng váng, dẫu cho nó được thốt ra từ một người lúc nào cũng tìm thấy ý nghĩa ở mọi sự.

Apr 24, 2016

Pessoa: châm ngôn

Cuộc đời ngắn của Pessoa để lại di cảo rất dài. Dưới đây là một ít.


1. Khi nghĩ xem những gì thuộc sự điên thực và đúng đến thế nào đối với người điên, tôi không thể không đồng ý với cốt lõi lời tuyên bố của Protagoras, rằng “con người là thước đo mọi thứ”.

Apr 22, 2016

María Zambrano

Hóa ra, nhiều người nghĩ Hannah Arendt đương nhiên là triết gia, lại còn là triết gia lớn. Sự này xuất hiện ở cả những người không chuyên về triết học, nhưng cũng xuất hiện cả ở dân triết học (trông có vẻ) chuyên nghiệp. Trước đây, mặt bánh đa Minnesota cũng từng xưng tụng Arendt, tôi còn nhớ, hehe.

Nhưng, Arendt mà là triết gia? Tôi nghi ngờ điều này lắm.

Apr 18, 2016

Phan Du: Đất Quảng Nam

Hôm trước (xem ở kia), trình bày tác phẩm của Phan Du nhưng vẫn thiếu vì không hiểu nhét đi đâu mất Quảng Nam qua các thời đại.

Mãi giờ mới tìm lại được, lộn xộn nó khổ thế đấy:

Apr 17, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (17b)

ký hiệu lưu trữ: B. 52367, tác giả: chưa rõ

tờ 17B


+ hãy cố soi gương vào những lúc nào ta sẽ không nhìn thấy chính bản thân mình; chỉ các thời điểm ấy mới thực sự có ý nghĩa

Apr 14, 2016

Lê Thành Khôi và Nguyên Lê

Tôi gặp Lê Thành Khôi hai lần, lần đầu tiên cách đây hơn chục năm. Hôm ấy rất đông người, sau khi bắt tay, Lê Thành Khôi chỉ nhìn tôi một cái. Chỉ có như vậy.

Lần gặp thứ hai, dài và nói nhiều chuyện, chợt tôi hiểu ra, ánh mắt Lê Thành Khôi năm xưa, như thể muốn làm tôi hiểu rằng, xung quanh đang nhiều xyz lắm, thôi đừng nói gì. Biết đâu sẽ còn gặp sau này. Rất may mắn là hồi ấy, tôi đã vì không hiểu mà thành ra hiểu.

Apr 3, 2016

Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường

Cuốn sách này của Tạ Chí Đại Trường, chắc hẳn nó chứa đựng điều gì đó lớn hơn nhiều chứ không chỉ là một thuật truyện thông thường, dẫu cho sự thuật truyện ấy ở đây có những đối chiếu, so sánh và nhất là những suy luận nhiều lúc kỳ lạ, không thường gặp. Tôi đọc đi đọc lại tác phẩm thời trẻ của Tạ Chí Đại Trường, ở trong ba ấn bản, ba phiên bản, ba hóa thân của nó:

Apr 1, 2016

Đỗ Trí Vương một ngôi sao mới

rời bỏ viết điểm sách đã một thời gian không ngắn, tôi chỉ còn rất ít quan tâm đến các bài điểm sách, viết về sách nói chung đăng báo ở Việt Nam thời gian gần đây, lắm lúc cũng ngao ngán, ví dụ đọc một bài gọi James Joyce là nhà văn vĩ đại nhất thế kỷ 20; Joyce vĩ đại nhất thì cũng ok đi, thật ra cũng quan trọng quái gì, nhưng đọc cái bài rất kêu ấy thì biết ngay, tác giả của nó thậm chí còn chưa bao giờ đọc hết một cuốn sách nào của Joyce, chưa nói gì đến một loạt nhà văn khác mà nếu đem ra so, Joyce chẳng là gì hết

Mar 30, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (17a)

ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ

tờ 17A



+ ta sẽ có được điều lố bịch nhất trên cõi đời này, khi lòng tin thắng thế
(Kierkegaard)

Mar 25, 2016

Thomas Bernhard đi nhận giải thưởng văn chương

Dưới đây, Thomas Bernhard kể chuyện mình đi nhận một giải thưởng văn chương. Về nhân vật "bà dì" của Bernhard, xem ở đây.

Trong đời, Bernhard từng nhận không ít giải thưởng, ông viết lại những câu chuyện xung quanh chúng, tập hợp lại in thành sách dưới nhan đề Meine Preise.


Giải thưởng Grillparzer

Mar 19, 2016

Walter Benjamin: Tuổi thơ Berlin (năm đoạn)

Văn chương có thể là thần chú không? có thể trở thành thần chú không? Có chứ, thần chú về bản chất cũng chỉ là một số cách sắp xếp nhất định của ngôn từ. Một số văn chương là thần chú nhiệm mầu nhất.

Mar 17, 2016

[tiện bút] ba sai lầm

25 Tháng 5 2014 lúc 23:28

tôi được giáo dục kỹ càng và toàn diện đến mức gần như không biết bơi

Mar 16, 2016

Thâm Tâm Nguyễn Bính Trần Huyền Trân

"parodie" phát:

từ:

Tô Hoài Nguyễn Bính Vũ Hoàng Chương
Tàu thét vào ga Phủ Lạng Thương

Mar 13, 2016

Lautréamont: Maldoror

Nhân dịp tròn thêm triệu view nữa, hay là tôi làm một việc hơi hơi đặc biệt như sau nhỉ:

Mar 12, 2016

Xuất bản Việt Nam: thời gian tới

Xuất bản của Việt Nam đang đi qua một giai đoạn vô cùng tinh tế. Theo ngôn ngữ "thông thường", một "giai đoạn bản lề". Nhưng đúng hơn: đang ở những bước chân cực kỳ nhạy cảm (lại thêm một từ, "nhạy cảm", rất là biệt ngữ chứa đầy sự trượt nghĩa).

Mar 10, 2016

Thơ: tiểu sử

Tiểu sử, dẫu cho lý thuyết văn học có bài xích đến như thế nào (cũng như lịch sử) thì vẫn cứ là thể loại bùng nổ liên tục, và chẳng bao giờ ta thiếu sách tiểu sử để đọc, như là được sản xuất hàng loạt theo dây chuyền.

Nghịch lý của tiểu sử không nằm ở chỗ nó có đáng tồn tại hay không, mà là: làm thế quái nào mà có thể viết được tiểu sử một ai đó?

Mar 7, 2016

Phạm Công Thiện và Rilke

Trông tôi thế này thôi (;p) nhưng có nhiều thủ bút, chữ ký Phạm Công Thiện phết đấy:

Mar 6, 2016

Nhượng Tống dịch Ngọc lê hồn

Nhượng Tống dịch Ngọc lê hồn, dưới nhan đề tiếng Việt Dưới hoa (xem ở đây), xứng đáng được xem là một trong những "ca" đặc biệt nhất trong toàn bộ lịch sử dịch thuật Việt Nam.

Mar 4, 2016

Rilke, Benjamin và Gide

Vừa đi qua một bộ ba, Pasternak-Tsvetaieva-Rilke (xem ở đây), ta sẽ "lấy" một người từ đó để đến với một bộ ba nữa: Rilke-Benjamin-Gide.

Cũng giống như ở bộ ba đầu tiên, Pasternak chỉ đóng vai trò làm nền, trong bộ ba mới này, André Gide chỉ là thứ yếu.

Mar 3, 2016

Mười bài cửa sổ của Rilke

Con phượng hoàng đích thực của văn chương Đức, Rilke, ngay trước khi rời khỏi đây để đến một ailleurs (tên tập thơ năm 1948 ấy của Henri Michaux, Ailleurs, thâu tóm một trong những tinh túy sâu thẳm nhất của thơ), đã có tiếp xúc (chạm cánh phượng hoàng) với một phượng hoàng khác, một ailleurs khác, Marina Tsvetaieva.

Mar 1, 2016

Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn

Không dễ tìm lại những bài Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn báo chí (vì Dương Nghiễm Mậu gần như không trả lời phỏng vấn). Trước đây, tôi mới tìm được một bài, dưới đây là bài thứ hai.

Feb 28, 2016

Marina Tsvetaieva

Gần đây, bên ngoài nước Nga, tên của nhà thơ Nga vĩ đại nhất thế kỷ XX gần như đã được đồng loạt thống nhất cách gọi: "Tsvetaeva" thay vì "Tsvetaieva" như trước đây.

Linda Lê đóng góp một cách đọc thơ (và cuộc đời) Tsvetaieva trong cuốn sách này:


Feb 26, 2016

Walter Benjamin về Marcel Proust

Walter Benjamin có một ý tưởng rất kỳ dị: để hiểu Baudelaire, chỉ có thể nhờ vào Proust. Đây là một trong số khoảng một triệu ý tưởng kỳ dị của Benjamin.

Đến lượt Benjamin: để hiểu được Benjamin, bắt buộc cũng phải thông qua Proust, một phần rất lớn. Chẳng hạn: tác phẩm lừng danh Das Kunstwerk im Zeitalter seiner technischen Reproduzierbarkeit của Benjamin, làm thế nào để hiểu được đây? Tôi không tin bất kỳ ai có thể hiểu tiểu luận ấy nếu không rành rẽ những gì liên quan đến một nhân vật rất bất ngờ: bà ngoại của nhân vật Marcel trong À la recherche du temps perdu. Tuyệt đối không có cách nào khác; mọi con đường khác đều chủ yếu chỉ để lộ một sự hiểu giả vờ mà thôi.

Feb 22, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3b)

ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ

tờ 3B


+ hai phía của Albert Camus: phía Proustphía Kafka; từ Proust (chính xác hơn là từ bố của Proust, tức là giáo sư bác sĩ Adrien Proust, người thường được miêu tả là hiền hậu; cuốn sách về vệ sinh và những con chuột của Adrien Proust) Camus có được cuốn sách duy nhất còn chưa sụp đổ: Dịch hạch; lũ chuột làm nên Camus, chứ không phải nắng Địa Trung Hải đầy đặc lừa phỉnh; phía Kafka là phía làm cho Camus mất gần như tất cả: hiểu sai “hy vọng” thì mong gì nữa đây? kịch bản rất hay thấy suốt một quãng thời gian dài: nhiều sự nghiệp văn chương tiêu tan vì quá dễ dãi lấy thứ này hay thứ kia từ Kafka (García Márquez chẳng hạn); người từng thực sự hiểu Kafka là [ba chuyên gia phụ trách đoạn này mất nhiều tiếng đồng hồ mới lờ mờ đoán định được ở cái đoạn dường như bị xóa đi này một chữ T và một chữ B - ndlr], và không bao giờ nói rõ sự hiểu ấy ra

Feb 21, 2016

nhưng nốt lần cuối

xem ở đây
                   ở đây
                ở đây và cả ở đây, rồi lại ở đây nữa

và rút lại một bài từ blog cũ (đã đóng hehe)


Lụt và ỷ lại

Feb 20, 2016

RIP Umberto Eco

Tác phẩm mở (Opera aperta) của Umberto Eco, một tác phẩm từ rất sớm, khi Eco còn chưa viết tiểu thuyết, vẫn còn lại, là một trong những thời khắc đẹp trong cuộc đời đọc của tôi.

Không biết 50.000 quyển sách của Eco sẽ sống cảnh mồ côi này như thế nào.

Theo huyền thoại, cái họ "Eco" là viết tắt của cụm từ tiếng Latinh "Ex caelis oblatus", nghĩa là một món quà từ thiên đường.

Theo một cách nào đó, bản thân tôi cũng theo con đường "anti-library" của Eco (tự có một bộ sưu tập sách nên giảm nhẹ vai trò của thư viện, và một điều nữa: sách chưa đọc thì quan trọng hơn sách đã đọc, và đọc lại thì quan trọng hơn rất nhiều). Có cảm giác, kể cả với những cuốn sách cần nhiều trích dẫn thông thái nhất, Eco cũng chỉ cần lấy sách có sẵn ở nhà mình ra đọc và chép lại những đoạn nào cần.

Tôi chưa bao giờ thích được văn chương của Eco, đối với tôi đó là một văn chương pop, không có gì đáng nói, và sẽ tan biến sớm, nhưng Eco lý thuyết gia văn học (từ rất sớm: sự "rất sớm" này làm nên một tính chất khác hẳn cho "lý thuyết", vì đó là trước khi lý thuyết trở thành một trò chơi rất rẻ tiền, như vài chục năm trở lại đây và nhất là hiện nay) và Eco người hiểu thế giới của sách, thì đối với tôi mãi mãi vẫn là cả một sự kiện.


về Umberto Eco, xem thêm:

ở đây
ở đây
ở đây

Feb 15, 2016

Robert Walser: 07

Năm 1907, Robert Walser (xem thêm ở đây) viết bài dưới đây cho tờ nhật báo Berliner Tageblatt. Walser hơn Kafka năm tuổi, và về sau ảnh hưởng rất lớn đến Sebald.


Nhà văn

Feb 13, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3a)

ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ

tờ 3A



+ không bao giờ thực sự buồn, không bao giờ thực sự vui, không bao giờ ăn quá no, không bao giờ quá đà, ấy chính là không phải đạo vậy

Feb 9, 2016

Kundera và tôi

Giờ đây, khi Kundera đã quen thuộc, thậm chí quá quen thuộc ở đây (trong cuộc phổ biến hơi có chút tràn lan ấy, tất nhiên có phần đóng góp của tôi, một phần đóng góp không đáng kể), một vài điều nên được nói.

Feb 8, 2016

Văn chương miền Nam: boléro

xem thêm ở đây

tôi thuộc chính vào cái thế hệ mới chín, mười tuổi đã suốt ngày nghe "trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ, tàn đêm khói lửa", "Tây Ninh nắng nung người mà trận địa thì loang máu tươi", "thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ", "chiều mưa biên giới anh đi về đâu", hoảng hốt không hiểu nổi câu này định nói gì: "người đi khai phá nét kiêu sa", một cái gì đó tương tự như: "và giờ đây Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã trở lại trong những ca khúc nồng nàn tình ái", và nhất là "mẹ ơi con xuân này vắng nhà"

Feb 5, 2016

Văn chương miền Nam: Phùng Thăng

Tôi từng nhắc đến một quãng miền Nam tranh luận về dịch thuật, tập trung vào tờ phụ trương của tạp chí Văn, chủ yếu có thể gọi là "nhị Trần chiến nhị Phùng" (xem thêm ở đây).

Ai muốn đọc bài Trần Phong Giao mắng Phùng Khánh (liên quan đến Salinger), Trần Thiện Đạo mắng Phùng Thăng (liên quan đến Jean-Paul Sartre) thì có thể liên hệ với tôi.

Feb 3, 2016

Lòng yêu nước

Cứ lâu lâu, lại đến một đợt, rất nhiều nhân vật lên cơn yêu nước, họ nhăn nhó mặt mày, họ đẻ ra bao nhiêu thứ hay ho và được không biết bao nhiêu người say mê. Cho tôi hỏi chút, khi làm thế, có phải các bác cảm thấy gì đó giống như tình cảm dâng lên lâng lâng trong mình, một bầu máu nóng sôi lên, rần rật chảy tứ tung, có phải không?

Từ lâu, các thiên tài tâm thần học chuyên nghiên cứu con người đã hiểu, đó chính là những triệu chứng không thể chối cãi cho một cái chứng, gọi là kitsch. Cứ yên tâm, chứng này không gây chết người, thậm chí ai mà mắc thì lại hay sống lâu nữa cơ. Sống rất lâu, thọ tỉ nam sơn gì gì đó. C'est connu.

Cứ đến độ này trong năm, tôi lại hay nghĩ đến Romain Gary (xem ở đâyở đây). Vậy nên, một cách hết sức logic, dưới đây sẽ là vài lần nho nhỏ Kacew bàn về lòng yêu nước. (Trích từ tiểu thuyết Adieu Gary Cooper, tức là "Vĩnh biệt Gary Cooper", tức là tập thứ hai trong bộ tiểu thuyết lấy tên chung Hài kịch Mỹ, mà tôi thích gọi là Tấn trò Mỹ hơn, theo truyền thống trác tuyệt của những cuốn sách ngày xưa, tên chẳng hạn Mỹ mà xấu etc.; nhiều người tưởng "giai đoạn Émile Ajar" mới xuất sắc, nhưng nghĩ thế là hoàn toàn nhầm, là chưa hiểu gì về Romain Gary hết).

Jan 31, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (2b)

ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ

tờ 2b


[bản thảo mà chúng tôi đang có - thật ra đã tồn tại từ rất lâu trong kho lưu trữ nhưng không được ai phát hiện (phải tha lỗi cho chúng tôi thôi, với toàn bộ sự khiêm cung, chúng tôi cũng ý thức được rằng mình có diễm phúc và kèm với đó là trách nhiệm [ôi, điều này, những thứ nhị nguyên luận, đã được giải quyết từ lâu rồi, nhưng vẫn còn lại tàn dư, như bụi vũ trụ lúc nào cũng lơ lửng đâu đó] quản lý kho tài liệu lớn nhất trên đời, so với nó Alexandrie chỉ như một hạt muối giữa cánh đồng muối, từ đó mà làm nảy sinh những khó khăn vô bờ bến, tuy rằng so với các đồng nghiệp thời Alexandrie chúng tôi đã có những bước tiến dài trong công việc quản lý và xử lý sách và giấy viết chữ để đạt tới một trình độ rất bảo đảm - rất có thể cũng không phải là như vậy, ảo tưởng có thể tồn tại ở những nơi khó ngờ nhất) cho đến ngày vị quản thủ mới nhậm chức; ngay lập tức chúng tôi hiểu là người ta đã chọn được cho chúng tôi một thủ lĩnh đích thực, một người tương xứng với tầm vóc công việc nơi đây: ông ấy bị mù, và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt của ông ấy; quản thủ mới lọc ra một số bản viết tay còn chưa ai chú ý tới, và đặc biệt muốn triển khai công việc nghiên cứu kỹ lưỡng, và ngay lập tức, những châm ngôn viết ở rìa một khu rừng này, thời gian và nhân sự không đặt thành vấn đề: trên thực tế, gần như mọi học giả có thể huy động đều đã được gọi đến đây, cho riêng một bản thảo này, họ làm việc bất kể ngày đêm - chuyện ấy thì cũng thường thôi, người ta nghĩ mình nhầm khi tưởng các học giả là những nhà khổ hạnh, nhưng thực tế lại đúng là như thế; bắt đầu từ tờ 2B này, chúng tôi bắt đầu thấy có những sự lạ, và càng hiểu sự sáng suốt ở những người mù (xin thứ lỗi cho những từ có thể, một cách thô thiển, gợi đến một khiếm khuyết con người) lớn lao biết bao nhiêu, so với đó sự sáng mắt của chúng tôi, tôi muốn nói là chúng ta, thật kém cỏi vô bờ bến - ndlr]

Jan 30, 2016

Sebald: Thành

W. S. Sebald, một nhà văn chịu ảnh hưởng lớn từ Robert Walser người nằm chết bên vệ đường trong tuyết trắng, viết những cuốn tiểu thuyết khủng khiếp, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong văn chương tiếng Đức hậu Kafka, nửa sau thế kỷ XX. Austerlitz, xuất bản năm 2001, dễ làm ta nhầm tưởng là tiểu thuyết lịch sử ngả sang quân sự viết về trận Austerlitz lừng danh. Nhưng "Austerlitz" của Sebald là tên một nhân vật, mà "tôi" (những "tôi" của Sebald bao giờ cũng vô cùng đáng nhớ) tình cờ gặp tại thành phố Anvers nước Bỉ (một "account" khác về Anvers tức Antwerp xem ở đây). Anvers nước Bỉ cũng từng để lại cho chính tôi những hình ảnh mạnh mẽ, về một thành phố có rất nhiều người Do Thái, rất nhiều mảng tường đen và rất nhiều cửa hiệu bán kim cương. Tuy không phải là như vậy (về trận Austerlitz) nhưng Sebald trong Austerlitz lại cũng nói nhiều đến quân sự, đến chiến tranh.

Jan 27, 2016

Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa

Vốn dĩ, những thứ như thế này, tôi không mấy khi muốn trưng bày, vì nhiều người khi nhìn thấy sẽ nhận ra rất nhiều thứ trong lòng mình bị khuấy động rất mạnh (ví dụ xem thêm ở đây, ở đâyở đây):


Jan 25, 2016

Văn chương miền Nam: giữa chừng

Văn chương miền Nam đứng khựng lại giữa chừng, giữa đà bay của một con chim tuyệt đẹp, một "cú bay thảng thốt tuyệt mỹ". Lần duy nhất, ta có cả một nền văn chương giống như hóa thạch trong hổ phách. Trước một hóa thạch hổ phách, người ta nên làm gì?

Nên hiểu về hóa thạch, và về hổ phách, tất nhiên. Nhất là sẽ chẳng tích sự gì khi bàn về chuyện nó "bất hạnh" hay không bất hạnh. Những chuyện như thế, tại sao lại phải bàn đến? Cực kỳ vô ích và mất thời gian.

Jan 24, 2016

[tiện bút] tôi đi trên thành phố

tôi không hẳn có nhiều năng lực nhận ra, rất nhiều khi, tôi hoàn toàn không nhận ra những gì ai cũng nhận ra, và nhiều khi những gì ai cũng nhận ra hết thì tôi lại càng thấy khó mà nhận ra cho được

Jan 23, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (2a)

ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ

tờ 2A



+ tất nhiên rồi: con người đâu phải là một mớ các đặc điểm

Jan 21, 2016

Daudet

ai từng trải qua những năm tháng mài mông học như con vẹt tiếng Pháp hồi còn bé, ắt hẳn sẽ sâu xa căm ghét hai nhân vật: Alphonse Daudet và Albert Camus; điều này là chắc chắn :p

nhưng nói cho đúng, Camus tôi ghét hơn nhiều, vì Daudet ít ra còn có Aventures prodigieuses de Tartarin de Tarascon, chứ Camus thì, đúng như Cioran từng nói, và nói rất sớm, văn chương tỉnh lẻ buồn cười bỏ xừ

và hơn thế nữa, Daudet lại có Le Petit Chose:

Jan 20, 2016

nhưng nữa

nan giải lắm

đọc lại nhiều thứ, thấy rõ là lắm cái

ví dụ của hôm nay là ở đây,
                                            ở đây
                                                  và không chỉ có thế, cả ở đây nữa

và bài viết này:


Bản dịch mới, bản dịch cũ

Jan 19, 2016

một quyển sách

một quyển sách rất bình thường thôi, nhưng nó làm tôi nghĩ đến bao nhiêu điều

một quyển sách cũ sì, chẳng có gì đặc biệt:

Jan 18, 2016

Meaulnes và Lương Ngọc

Năm 1937, tận năm 1937, Jean Giraudoux, một nhà văn lớn của nước Pháp, một trong rất ít người cùng thời từng khiến Marcel Proust hoảng hốt, vẫn còn viết, trong một bài báo, rằng đại ý ông ấy tự coi mình là một "petit Meaulnes".