Aug 30, 2014

Lửa Thiêng: Một kinh nghiệm đọc thơ (mới)

“Lửa. - Lửa là vật chất hân hoan, biến thành một niềm tín mộ. Phải chăng lửa là nơi vật chất và tinh thần phân tranh, là nơi đất đá vô tri vì một niềm phấn khởi đã được có linh hồn? Lửa: đó là kinh cầu tự của toàn Vũ trụ từ buổi sơ khai đến ngày tận thế.”
(Huy Cận - Kinh cầu tự)


Các nhà nghiên cứu Lửa Thiêng trước đây đã khám phá được quá nhiều điều giống nhau. Nhưng văn chương dường như nằm ở chỗ khác chứ không phải chỗ giống. Những điều đã được phát hiện lại luôn luôn quá đúng (nên mới được đồng thuận cao như vậy). Nhưng thơ ca có vẻ chẳng mấy khi nằm ở các khoảng tuyệt đối đúng. Vốn dĩ đặc trưng của thơ là độ hàm súc ngôn từ khiến cho mọi phát ngôn của thơ (hay) đều là chân lý, nên phê bình thơ nhằm đến các phát ngôn chân lý đơn thuần là một tautology nhàm chán.

Aug 29, 2014

Huy Cận: Lửa Thiêng

Huy Cận: Lửa thiêng 1940 và Kinh cầu tự 1942:




Trước 1945, tiểu thuyết gia lớn là ai? là Khái Hưng (chứ không phải Vũ Trọng Phụng).

Còn nhà thơ lớn là ai? là Huy Cận.



[tiện bút] Những ngôi nhà ấy đã

Những ngôi nhà ấy đã còn, nhưng những ngôi nhà ấy cũng đã mất.

Năm lên năm tuổi, lúc nào tôi cũng thường trực nỗi thúc giục cấp kíp là nằm trên giường úp mặt vào vách; vách đất trộn trấu, dứt dứt đầu mẩu trấu và lấy đầu ngón tay miết rồi chọc vào đất, lẽ dĩ nhiên tôi chỉ mường tượng êm ả ngái ngủ về một cảm giác đê mê đần độn chứ không nuôi dưỡng chút khoái thú nào về phá hoại.

Aug 19, 2014

a và b và c về me tây - trịnh hữu tuệ

Bài của Trịnh Hữu Tuệ về "me Tây", mà bản chí coi là một dẫn nhập vào cái thế giới đã được bay bướm hình tượng hóa từ cách đây rất lâu bằng cụm từ "thế là mợ nó đi Tây".

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tuy nhiên bản chí chia sẻ không ít với các ý kiến ở trong đó.

Bài viết cũng sử dụng lối trình bày rất cá nhân; về mặt này, bản chí xin phép không nói rõ mình có đồng tình hay không.


a và b và c về me tây

trịnh hữu tuệ


Aug 15, 2014

Bonjour tristesse: bản dịch tiếng Việt thứ năm

Tôi mới tìm ra một bản dịch tiếng Việt nữa của Bonjour tristesse của F. Sagan:


Bản dịch của Sài Gòn trước 1975, dịch giả là Nguyễn Thạch Kiên, tuy ghi "phóng tác" nhưng dịch sát. Cuốn sách này gồm Bonjour tristesse (nhan đề được dịch thành Buồn ơi xa vắng) và bản dịch một tác phẩm của Stefan Zweig.

Aug 9, 2014

Sách tháng Sáu và tháng Bảy 2014

Kẽo kẹt mãi rồi cũng tới được điểm chót của nửa tháng Bảy âm.

- Mọi thứ, trong cơn ảm đạm này, vẫn nên được bắt đầu một cách tươi sáng :p thế cho nên đầu tiên sẽ là cuốn sách tuyệt vời này:


Từng có một ít về Beatrix Potter ở đây.

Aug 3, 2014

[tiện bút] Hà Nội và những cơn mưa

Hồi tôi còn đi học (hehe) từng có một câu chuyện rất rùng rợn: bọn bạn tôi đồn đại về một trang thiếu hiệp thích dầm mình dưới mưa để tìm cảm giác, có thể cả cảm hứng nữa, và dĩ nhiên thường bị cảm lạnh.

Hòa chung vào với tinh thần của cái tuổi mọi thứ lông mới bắt đầu dàn trải đều trên các dạng địa hình khác nhau, tôi khi ấy đã cười hô hố vào trang thiếu hiệp đó.

Cười mà lòng đau xót ghen tị nghĩ rằng thằng cha ấy dám để người khác biết chuyện điên rồ của nó, còn mình thì phải phải cười hô hố mà lòng đầy đau xót như thế này.

Mà trang thiếu hiệp ấy đích thị một phần cũng là tôi.

Hà Nội còn lại gì nữa nếu không có những cơn mưa.

Xác phàm - Nguyễn Đình Tú

Đi mua sách đọc, thấy có Xác phàm của Nguyễn Đình Tú, tuy rất hãi các thể loại tiểu thuyết Việt Nam có những cái tít như thế (điển hình là Hoang tâm, tác phẩm ngay trước của chính Nguyễn Đình Tú - tức là đi vào hệ thống rồi nhá), nhưng vì nhiều thứ, trong đó có quyết tâm sắt đá thúc đẩy sự phát triển của ngành phát hành sách đất nước (mình có tiền nên mình có quyền mua sách, các bác đừng ngăn cản hehe) mình vẫn mua về đọc.

Nhân vật trong í tên là Nam và Việt, hai anh sang Thái để anh Nam làm phẫu thuật chuyển giới tính, nôm na là lắp lỗ.

Trong khi phẫu thuật thì bác sĩ Tha người Thái (chắc lấy cảm hứng từ anh Thặc xỉn) phải bật bài hát của Trịnh Công Sơn cho anh chuyển giới "mộng mị tái sinh" nghe, nếu không anh í không chịu cho lắp lỗ.

Mình có một tình cảm rất là ấy với Lưu Quang Vũ, nhưng mình công nhận Lưu Quang Vũ ấy mà, lắm lúc ông ấy cực tiên tri, cực Cassandra:

"Người ta còn làm gì người nữa Việt Nam ơi"