Sep 30, 2016

Đổi làn đường

Bỗng đến khi, một cuốn tiểu thuyết của Bret Easton Ellis xuất hiện ở Việt Nam, cuốn thứ hai, tôi nhớ ra cũng chính tôi là người đưa BEE đến đây. Rồi sẽ sớm đến lúc tôi không còn có thể nhớ được đầy đủ cái danh sách những trường hợp tương tự thôi.


Sep 28, 2016

Bồ Đào Nha

Sau Tây Ban Nha (ở kiaở kia): văn chương Bồ Đào Nha từ sau Eça de Queirós chưa bao giờ là một văn chương nhỏ.

Pessoa huyền thoại (với câu chuyện cũng huyền thoại không kém liên quan đến vị hôn thê Ofélia Queiroz, một câu chuyện không khỏi làm ta nhớ đến mối quan hệ với phụ nữ của Kierkegaard hay Kafka) chính là một Kafka khác.

Sep 26, 2016

Con đường sáng

Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long chắc chắn là một trong vài nhân vật văn chương Việt Nam khó nhìn nhận nhất của thế kỷ 20. Đây cũng là người chứa đựng nhiều bí ẩn nhất trong số những người anh em nổi tiếng nhà Nguyễn Tường.

Con đường sáng, tiểu thuyết, ấn bản đầu của nhà xuất bản Đời nay, 1940:

Sep 24, 2016

Tiểu luận thứ tư về Tự Lực văn đoàn

Người Nguyễn Tường thứ tư tên là Tư: Nguyễn Tường Tư, về sau đổi thành Nguyễn Tường Long (Thạch Lam thì từ Nguyễn Tường Vinh đổi ra Nguyễn Tường Lân). Đây là Tứ Ly, và đây cũng là Hoàng Đạo.

Sep 22, 2016

Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (18B)

Ký hiệu lưu trữ: B. 52367
Tác giả: Chưa rõ


Tờ 18B



+ Bạn bè rồi sẽ khác, người tình rồi sẽ khóc, và sống thì thảm khốc.


+ Nghiêm túc là điều dễ nhất, vì nếu muốn nghiêm túc, chỉ cần độc nhất một thứ, thứ này lại luôn luôn có sẵn: ngu xuẩn; không một thằng ngu nào không nghiêm túc từ bản chất.

Sep 18, 2016

Tiểu luận thứ ba về Tự Lực văn đoàn

Tại sao khi các nhà văn trẻ mãnh liệt nhất muốn chôn vùi một thứ gì đó, nhất định họ chỉ có thể nhìn thấy khả năng chôn Tự Lực văn đoàn?

Tại sao cả Thanh Tâm Tuyền lẫn Trần Dần, vào thời điểm ý chí văn chương của họ bộc phát bùng nổ, đều, từ hai địa điểm, chú mục vào cùng một đối tượng mà họ thấy là nhất thiết phải giết đi: Tự Lực văn đoàn?

Sep 16, 2016

Vĩnh cửu, L'Élégance des veuves

vĩnh cửu là gì? giống một số thứ, vĩnh cửu là thứ cứ khi nào xuất hiện (tức là, được nhìn thấy, hoặc được nói ra) tức thì nó biến mất; con người biết đến vĩnh cửu thông qua sự vắng mặt của nó; vĩnh cửu nằm ở đâu? nó nằm ở ngưỡng của khoảnh khắc; bất kỳ ai đi tìm sự vĩnh cửu cũng sẽ đến một nơi: vùng rìa

Sep 11, 2016

Trương Chính về Nguyên Hồng

Trương Chính đặt trong so sánh với Hoài Thanh, nhìn từ hiện tại, với tất tật kiên nhẫn trộn cùng chán ngán, cũng giống như mấy mối tương quan kỳ cục khác: cũng như Vũ Trọng Phụng được coi trọng trong khi Khái Hưng bị lãng quên, Xuân Diệu chứ không phải Đinh Hùng được coi là nhà thơ lớn (Xuân Diệu, kể cả ở giai đoạn trước 1945, có phải là nhà thơ lớn không? là một câu hỏi rất quan trọng cần sớm được trả lời cặn kẽ), nhưng bảng lược đồ văn chương tiền chiến Việt Nam theo Trương Chính kể cho ta một câu chuyện đúng cho một sự đọc mang tính chất phê phán hơn nhiều so với bảng lược đồ theo Hoài Thanh (xem thêm ở kia) - về cơ bản, Hoài Thanh hiểu nhầm hết, có lẽ vì nhìn từ một khoảng quá thấp

Sep 10, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (18a)

ký hiệu lưu trữ: B. 52367, tác giả: chưa rõ

tờ 18a


+ xứ sở là kẻ phàm ăn: nó ăn tất tật, không loại trừ thứ gì, nó ngốn ngấu hết và không từ chối, đối với nó, không có gì là ngon hay không ngon, có thể ăn hay không thể ăn; nhưng như vậy là công bằng, một khi trên xứ sở ấy con người có chỗ đứng và sống cuộc đời của chúng, thì để đổi lại, etc., đó chính là một sự công bằng; đừng phàn nàn

Sep 8, 2016

những trở lại

một lần nữa, tôi dùng lại một cái tên gần giống một tên cũ (nghèo nàn quá)

những cuộc trở lại (mới đây tôi đã nói đến mấy ví dụ cụ thể) của các nhân vật quá khứ bị lãng quên có thể có ý nghĩa như thế nào?

Sep 6, 2016

Céline: S, W, Y


hai cuốn sách thuộc loại kỳ quặc nhất của Céline, nếu không tính đến bốn pamphlet (ba trong số đó về sau không bao giờ được tái bản, nhưng không phải vì bị cấm, mà chính Céline không cho phép in lại)

Sep 4, 2016

Roberto Bolaño: một lần nữa

cái đặc điểm tôn sùng sự trung bình giống nước lụt, thường xuyên ở Hà Nội và đôi khi ở Sài Gòn, lan rộng và chiếm lĩnh, ồ ạt đầy sức mạnh: một trong những nhà văn nước ngoài được sủng ái nhất tại Việt Nam là Erich Maria Remarque, đó là một văn chương rất trung bình (xem ở kia); giải Nobel Văn chương đương nhiên là nguồn cung cấp lớn cho điều này, chẳng hạn Wisława Szymborska: thơ Szymborska quá thường, chẳng hạn nếu đặt cạnh Czesław Miłosz

Sep 1, 2016

vài kinh nghiệm

+ đừng bao giờ tin những thứ thuộc dạng 100 kiệt tác mọi thời đại, 35 cuốn sách không thể bỏ qua trước tuổi 35, 10 cuốn sách cho tương lai xán lạn, 7 cuốn sách nếu chưa đọc người ta chỉ có thể là bò; đừng bao giờ ngó vào, lừa đảo hết đấy