Aug 30, 2017

Thư

Thêm một mốc 50 năm nữa: năm 1966, André Breton qua đời. Từ năm 2016, thư từ của Breton mới bắt đầu được in. Cho đến lúc này, đã có vài tập trong số đó, dưới đây là một:


Aug 29, 2017

Một thành phố khác, những thành phố khác

Sau khi đọc cuốn sách lớn của Mario Levi về thành phố Istanbul (một trong những phát hiện tình cờ lớn nhất của tôi trong mấy năm vừa rồi), tất nhiên tôi tìm xem về thành phố Istanbul ấy có những cuốn sách nào khác nữa hay không.

Tôi thử mấy cuốn khác, rồi nhanh chóng nhận ra, không bao giờ nên ép buộc sự tình cờ. Vả lại, có lẽ nên quay sang các thành phố khác, vì trên đời không chỉ có Istanbul. Nhất là, tôi đọc phải Bonbon Palace (tức là The Flea Palace) và tôi kinh hãi nhận ra một điều, rằng có quá nhiều sự hao hao Khaled Hosseini, rằng cứ khi nào có một "chủ đề" nào đó "thành công", tức thì người ta lao vào, làm nở rộ hoa trái những bắt chước lẫn nhau. Nhưng cuốn sách về thành phố Kabul kia, làm sao mà chịu nổi nó.

Aug 27, 2017

Năm 1967

Đã dùng đến các khoảng cách như "mười lăm năm", rồi thì "hai mươi năm", có lẽ cũng nên nghĩ đến một khoảng cách khác: năm mươi năm.

Cách đây 50 năm, tức là năm 1967 (ta đã nói rất nhiều đến năm 1966, và sẽ còn nói nữa đến cái năm ấy), có chuyện gì xảy ra? Đâu là cuốn sách lớn của năm 1967?

Aug 25, 2017

[tiện bút] Les Inconnues


"Vous êtes un beau ciel d'automne clair et rose
Mais la tristesse en moi monte comme la mer!"



Một trong các câu chuyện của Patrick Modiano mở đầu bằng tiếng vó ngựa lộp cộp trên đường. Nhiều lần, Modiano có hình ảnh (và âm thanh) vó ngựa. Mãi rồi một ngày, đọc Michel Leiris, tôi mới thực sự hiểu tại sao: Leiris nói rằng tiếng vó ngựa, nhất là khi chậm rãi, làm người ta nghĩ đến cái chết.

Aug 24, 2017

Mấy sách mới

Đợt vừa rồi nhiều sách mới quá nhỉ.

Nhiều đến mức mặc dù đã ngừng công cuộc sách mới kể từ kia, tôi lại thấy ngứa ngáy quá mức. Hay là mở lại mục "sách mới" định kỳ nhỉ?

Dưới đây là "mấy sách mới".

Aug 19, 2017

Thơ Mới

Một câu hỏi (rất nhỏ): Thơ Mới, cái hay được gọi là "Thơ Mới", có mới không?

Dường như, không khác mấy trong trường hợp của "lãng mạn" (xem ở kia), có một cái gì đó thật hài hước, rất hài hước khi một thực thể được gọi bằng một cái tên không mấy liên quan đến nó. Cũng như "lãng mạn" không hẳn là lãng mạn mà chỉ là người ta gọi một cái gì đó là "lãng mạn" (hơi giống đám nouveaux riches hiện nay, có một cái xuồng máy nhưng gọi nó là "du thuyền", hoặc như nhân vật của Balzac nghĩ dòng dõi gia đình mình ngược lên đến tận Clovis), "Thơ Mới" được gọi là "Thơ Mới" có lẽ vì chuyện nó mới ít hơn nhiều so với bởi vì người ta cứ gọi nó là "mới". Gọi  là như thế nào thì nó cũng cứ kệ thôi chứ.

Aug 15, 2017

George Steiner: Râu Xanh

Mở ra mục "đọc lý thuyết" là một đột xuất, tôi không hề dự định trước. Lý thuyết lôi kéo tôi, chứ không phải tôi lôi kéo nó. Albert Béguin thuần túy là do tôi tuân theo một xung động bất chợt, không có chút can dự nào của lý trí. Sau đó, Michel Foucault đã bắt đầu bớt tính chất bộc phát (tuy vẫn rất nhiều, thậm chí có thể nói là chủ yếu: chỉ tình cờ mà quyển sách có bài tiểu luận của Foucault, xếp vào góc đã bao nhiêu năm, bỗng từ đâu rơi ra trước mặt tôi). Béguin và Foucault rồi, tiếp tục bắt đầu không thể bụp bụp bụp nữa. Đến Merleau-Ponty thì bắt đầu phải suy nghĩ thực sự: ta bước vào địa hạt của cấu trúc; cũng hơi giống mạng nhện, nó không để ta thoát ra ngoài một cách dễ dàng đâu.

Aug 13, 2017

Khái Hưng Nguyễn Tuân

Nghiên cứu "văn chương tiền chiến Việt Nam", người ta quá nhấn mạnh vào các nhóm (Tự Lực văn đoàn, Tân Dân, Lê Cường, Mai Lĩnh, "áo bào gốc liễu", "xuân thu nhã tập", etc.). Giới hạn phân chia các nhóm nhiều lúc chỉ là sự đánh lừa. Các nhà nghiên cứu Việt Nam lại có cái thói rất thích áp dụng mấy khái niệm mà họ học được (và toàn là học một cách vớ vẩn) nên ôi thôi là nhiều những nhìn nhận kiểu "lợi ích nhóm" etc. Vấn đề rất có thể không phải là như vậy.

Aug 12, 2017

Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới

Maurice Merleau-Ponty (xem thêm ở kia) là một tinh thần tuyệt đẹp mà tinh thần Pháp từng sản sinh được. Merleau-Ponty, chứ không phải Jean-Paul Sartre. Merleau-Ponty có một người bạn rất thân là Claude Lévi-Strauss: con đường của tinh thần Pháp có được tiếp nối hay không ở một thế hệ như thế hệ sinh ra trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 là nhờ nhiều vào hai con người ấy, Merleau-Ponty và Lévi-Strauss (một nhân vật nữa, cũng thuộc thế hệ này: Emmanuel Levinas, mà chúng ta sẽ sớm động tới), chứ không phải Sartre. Ở đây chắc hẳn ít nhất vài người từng đọc La Pensée sauvage của Lévi-Strauss rồi chứ nhỉ.

Aug 10, 2017

[tiện bút] Hà Nội mùa thu

Đâu là hình ảnh đặc trưng nhất của một "Hà Nội mùa thu"?

Suy nghĩ suốt nhiều năm ròng rã với một niềm đau đáu hoang hoải trộn lẫn một lượng viễn mộng mênh mông, không quên các chia sẻ và giao lưu, tôi nghĩ tôi đã tìm ra, hình ảnh ấy là:

Aug 8, 2017

Nizan: Aden Arabie

Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ thực sự quan tâm đến Paul Nizan. Sự ở gần quá mức Jean-Paul Sartre của Nizan khiến tôi chán ngấy ngay từ đầu. Bỗng tôi mới phát hiện trở lại, rất gần đây, một Nizan như tôi chưa từng bao giờ biết.

Aug 6, 2017

Lý thuyết văn học và triết học

Jean Genet (tôi chợt nhận ra là gần như chưa bao giờ tôi thực sự nhắc đến Genet; đây rất có thể là sai lầm lớn của tôi, mà thời gian tới đây tôi sẽ sửa chữa: hay là liên tục trong ba tháng liền chỉ không ngừng bình luận Genet nhỉ? :p nhưng điều này - tức là việc tránh né Jean Genet - không chỉ cần thiết mà còn hơn thế nhiều, bởi vì các nhân vật kiểu ma cà bông rất nguy hiểm, ta rất dễ bị thu hút trước những trò chơi của họ mà nhìn nhận họ sai lầm, rất nhiều "ma cà bông" chẳng có giá trị mấy: Henry Miller, Charles Bukowski hay Roberto Bolaño chính là tam vị bảo trợ cho một tập đoàn cực đông đảo lũ vờ vịt, ngoài đó ra còn có cả một dây dài nữa; George Steiner từng nói đến một trường hợp trong số đó: Dylan Thomas hiểu mình sẽ trở nên hấp dẫn nếu chơi mấy cái trò uốn éo; một trong các công việc của phê bình là, rất nhàm chán, phân biệt những gì "authentique" và không, chẳng khác gì (hiện nay) cuộc chiến đấu tuyệt vọng chống lại sự hiện diện khủng khiếp của McDonald's hay Starbucks: toàn cầu hóa giống như dịch hạch, nhưng lại không được coi là bệnh; trong toàn cảnh của toàn cầu hóa, đương nhiên có sự toàn cầu hóa của "khoa học", của những gì được coi là "trí tuệ") từng nói đại ý, cứ làm cho đến hết mức bất kỳ cái gì, như thế là đẹp; không làm cho đến tận cùng một cái gì (bất kỳ cái gì) nghĩa là không đẹp; nếu biết Genet là kẻ trộm chuyên nghiệp, đi tù cũng chuyên nghiệp, không xa lạ với bất cứ thứ gì bị coi là tồi tệ nhất của cuộc sống con người, ta sẽ thấy tầm vóc vấn đề lớn đến mức nào.

Aug 3, 2017

Maldoror: I, 14 và II, 1, 2

Thêm một lần nữa: hơn một trăm post sau (xem ở kia) thì lại mới tiếp tục, lần này là Những khúc ca Maldoror. Không chỉ có "mal" của Les Fleurs du Mal (Baudelaire), mà còn có "mal" của Lautréamont, Isodore Ducasse, trong cái tên "Maldoror".

Aug 2, 2017

Lê Doãn Vỹ

Tìm kiếm một số thứ, rồi đến lúc người ta sẽ phát hiện một số điều có nguy cơ làm sụp đổ rất nhiều "bức tranh quá khứ chân thực" tồn tại từ rất lâu. Ở Việt Nam, đặc biệt Bắc Kỳ, cuối thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, mọi thứ thật ra đã tồn tại như thế nào? Những chuyện gì đã xảy ra, và bao trùm, hoặc ở phía bên dưới các sự kiện, một tinh thần chung - và có thể nói đến "một tinh thần chung" hay không? - có hình dạng và các đặc điểm như thế nào?

Aug 1, 2017

Krasznahorkai László: Trung tâm thế giới

Chiến tranh và chiến tranh của Krasznahorkai László là cuốn tiểu thuyết lớn nhất xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian vừa rồi. Muốn đi tìm trung tâm thế giới, ta có thể đọc Voyage au centre de la terre của Jules Verne vĩ đại; đối với tôi, đó là một trong những cuốn sách hay nhất trên đời, vào cái thời còn là độc giả của Verne, tôi nhớ đã đọc không dưới mười lần Voyage au centre de la terre; nhưng ta cũng có thể đọc vài nhà văn khác bị cái trung tâm này ám (hoặc cũng có thể là chính họ ám cái trung tâm ấy), trong đó có Krasznahorkai.