Nov 29, 2013

Sợ hạnh phúc

Năm 1913, Alain-Fournier in Le Grand Meaulnes và Marcel Proust in Du côté de chez Swann, tập đầu tiên của bộ À la recherche du temps perdu. Hai nhà văn ấy sau này đều giành được vinh quang hậu thế mà chỉ một nhóm nhỏ nhà văn trong lịch sử từng đạt được, nhưng vinh quang hậu thế đó, qua một bộ lọc trăm năm của vô số độc giả từ “chuyên nghiệp” đến “nghiệp dư”, từ người sành sỏi đến những người cần một cái gì bất kỳ để đọc cho trôi đi những giờ hoang vu của buổi chiều, nằm ở mức độ thu giảm: tên Alain-Fournier chỉ gắn vào Anh Môn và tên Marcel Proust chỉ gắn vào Đi tìm thời gian đã mất, cho dù người thứ nhất sinh thời còn nổi danh với những tác phẩm thơ ca trác tuyệt và người thứ hai, chắc hẳn do cuộc đời dài hơn, còn vô số tác phẩm trong đó không ít đáng nhớ, như Jean Santeuil hay Contre Sainte-Beuve, một cột mốc vĩ đại của lịch sử phê bình văn chương Pháp. Những tác phẩm khác dường như không được phủ lên, với sự phóng chiếu và những nghịch ngợm tai ác của thời gian thì càng đậm ấn tượng hơn, những vật lộn ghê gớm của quá trình viết văn - vinh quang hậu thế ở dạng tập trung ấy như thể đền bù cho rất nhiều năm mà Alain-Fournier và Marcel Proust dành cho MônĐi tìm.

Trước hết và cốt yếu, Le Grand MeaulnesÀ la recherche du temps perdu viết về tuổi trẻ, vừa qua hoặc đã qua từ lâu, cái thời kỳ ai rồi cũng bị mắc chân vào ánh hồi quang khi yếu ớt lúc mãnh liệt phi thường. Ai cũng thích biết về tuổi trẻ của người khác, bằng cách ấy mà biết thêm về tuổi trẻ của mình, nhất là khi tài năng văn chương dẫn dắt một số con người chiếu một cái nhìn đặc biệt vào cái đối tượng lạ kỳ ấy, dẫn ta đi đến những quãng đời tuổi trẻ huyền hoặc, vô cùng thực tại ngay trong tính chất huyền hoặc được đẩy lên cao độ trong một niềm cảm hứng thiên phú nào đó. Anh Môn chứa đựng trong nó cả một địa lý huyền hoặc, của Sainte-Agathe, của Bourges, của “domaine mystérieux” nơi Augustin Meaulnes tức “Anh Môn” lạc vào và chứng kiến một hạnh phúc mơ mộng. Nơi ấy nằm rất gần ngôi trường Meaulnes đang theo học nhưng khi đã rời đi thì không thể tìm thấy lại, vì nó là huyền hoặc. Huyền hoặc trong Đi tìm thời gian đã mất là huyền hoặc của dòng chảy thời gian. Ta không biết chính xác ở đoạn văn này mình đang ở đâu, thời hiện tại của “Marcel” hay những ngày ở Combray, chuyến đi Balbec thứ nhất hay chuyến đi Balbec thứ hai, khi ấy người bà còn sống hay đã qua đời, Madame Verdurin đang sống với người chồng thứ mấy.

Hai sự huyền hoặc đó - bởi trong Anh Môn thời gian rất cụ thể làm nền cho địa lý hư ảo còn trong Đi tìm thời gian đã mất thì không gian chính xác để nhường sự hư ảo cho thời gian - chính xác là thứ ta cần đến để đủ khả năng hình dung trong tâm tưởng. Quá khứ và ký ức là huyền ảo trong tâm trí con người, có cố gắng đến đâu thì địa lý và thời gian cũng có quá nhiều điểm mờ, nhiều nét nhòe trong đầu óc hồi cố.

Trong các yếu tố phải chờ rất nhiều thời gian để kiểm chứng có điều này: những đầu óc mơ mộng quá mức của những cậu con trai, chúng đáng giá gì để mà mãi một trăm năm sau người ta vẫn đọc, trong một thế giới được miêu tả là ngày càng trở nên tàn nhẫn và cứng rắn? Chẳng đáng coi là lố bịch ư cái cảnh cậu bé Marcel ôm lấy những bông hoa trên con đường đi dạo về phía Méséglise mà khóc nức nở vì sắp phải xa chúng? Hay trong cái cung cách François tận tâm lo lắng từng điều nhỏ nhặt cho người bạn Augustin Meaulnes kỳ quặc, cái tâm trạng phấn chấn của François chạy tới báo cho Meaulnes từng tin mừng nhỏ nhặt hay sự nâng niu những tờ giấy viết tay mà Meaulnes để lại?

Ngần ấy tình cảm và sự tinh tế hoàn toàn có thể gây khó chịu.



Và chúng quả thật gây khó chịu, nhất là cái cách người ta nói trước rằng Alain-Fournier và Marcel Proust vô cùng tinh tế. Tốt nhất là đừng để điều ấy trở thành mặc định, mà hãy phát hiện dần dần rằng đúng là họ tinh tế đến mức nào trong sự miêu tả những thay đổi của một bóng nắng, nhất là trong cách tiếp nhận thế giới. Cũng đừng vội dễ dãi tin rằng Đi tìm thời gian đã mất có thể được đọc nhảy cóc, thích mở đoạn nào ra đọc cũng được. Nó là một khối thống nhất, và nó là một dòng chảy. Ta không thể sống ngày kia trước ngày mai hay ngày hôm nay như thế nào thì dòng chảy của một tâm tưởng cũng có yếu tố tất định riêng của nó y như vậy. Đừng để bị lừa.

Sự tinh tế, nhạy cảm quá mức chỉ trở nên hợp lý khi chúng được gắn vào một hình dung đặc biệt về thế giới. Cả Alain-Fournier lẫn Marcel Proust đều biết cách định vị một thiên đường vào đúng chỗ của nó, biến những trải nghiệm đã qua trở thành chốn trở về đích thực của tâm trí, đủ tài năng, can đảm và sự nhạy cảm để dịch chuyển một cõi thiên đường phi tồn tại (có thể là một nơi chốn nào đó trước khi chúng ta sinh ra đời) vào đời thực: với Anh Môn là “domaine mystérieux” kỳ bí có lâu đài diễn ra cuộc vũ hội, chuyến dạo chơi trên mặt nước và cuộc gặp với Yvonne de Galais, còn với Marcel là những năm tháng đầu đời bắt đầu có ý thức, những nằm ườn trên giường lười biếng đợi bà mẹ đến hôn để chúc ngủ ngon, cuộc chạm trán sấm chớp với Gilberte trên con đường mòn váng vất nắng.

Nhưng những điều kỳ diệu ấy, chính bởi chúng kỳ diệu, đều phải trả giá. Anh Môn, dù cho đến cuối câu chuyện, trở về để nuôi nấng đứa con gái, hẳn là trong một dạng nội tâm đã bình ổn trở lại, thì vẫn là người đã trốn chạy hạnh phúc. Augustin sợ hạnh phúc, chạy trốn nó, giống như vị hôn thê của Frantz de Galais đã bỏ chạy vào phút cuối cùng để khỏi can dự vào một hạnh phúc được hứa hẹn bên cạnh một con người đặc biệt.

Marcel, bởi quá hạnh phúc, đã quá biết hạnh phúc, sau này cũng trở thành một dạng người sợ hạnh phúc. Bà công tước de Guermantes mà sau này Marcel gần gũi không bao giờ còn hấp dẫn như cái bà công tước xuất hiện thoáng qua như một ảo ảnh không bao giờ với tới được, hồi Combray, trong nhà thờ. Albertine trong nhóm “những cô gái tuổi hoa” khi sống cùng Marcel không còn là nguồn hạnh phúc nữa, thậm chí chuyện còn ngược hẳn lại. Và ngay cả Albertine cũng chạy trốn khỏi điều có thể được mặc định là hạnh phúc yên ả, rồi chết ngay sau đó.

Ở câu chuyện của Marcel, với yếu tố thời gian, một thời gian xảo trá, mọi chuyện còn phức tạp hơn nữa. Ở đâu đó trong bộ Đi tìm thời gian đã mất, người kể chuyện nói rằng mọi sự đều là lặp lại, nhưng có các biến tấu. Có biến tấu, nhưng vẫn là lặp lại, và thế là ta nhận thức được toàn bộ tính hư ảo và sự giới hạn của mọi thứ. Cuộc tình Marcel-Albertine là một sự lặp lại của mối tình Swann-Odette, bản thân cuộc sống thu mình trong góc nhỏ của nhân vật chính cũng là lặp lại cuộc sống ấy của bà bác Léonie năm xưa. Thời gian là thứ đáng sợ, hạnh phúc cũng là thứ đáng sợ.

Cho nên, Anh Môn và Marcel trở thành những anh hùng hư ảo của những giờ hoang vu của buổi chiều, dẫu là những buổi chiều có ngày tháng cụ thể hay buổi xế chiều siêu hình của đời người :p

29 comments:

  1. Qu'est-ce qu'on fait maintenant qu'on est contents?

    ReplyDelete
  2. Et qui a dit qu'il ne comprenait pas un mot français ? Ben quand on est content, on est heureux, et pour retrouver l'équilibre, on lit des tragédies. Je tire mon chapeau à NL pour cet article, sans partager ses idées pour autant. En le lisant, il me semble qu'il parle de deux notions différentes du bonheur, ou deux notions différentes tout court : l'état que nous ressentons comme un bonheur pur, et les sensations du bonheur plutôt physiques qui sont proches du bien-être. Les dernières peuvent très bien stimuler les premières, dans bien des cas, mais ce n'est pas pour cela qu'elles puissent les remplacer, loin de là.
    LH

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hihi, j'ai fait un peu de faute de syntaxe, pardon, il faut changer "les premières" en "l'état premier", et puis "les remplacer" en "le remplacer".
      LH

      Delete
  3. hehehe il est ce qu'il est: contentement devient pénible à la longue. C'est pourquoi "on lit des tragédies" :"3

    ReplyDelete
  4. à quoi sert un bonheur pur? :p

    ReplyDelete
  5. C'est un désir insatiable qui ressemble au feu vert de Gatsby le Magnifique: Une fusion de l'espoir et la décadence ;_____;

    ReplyDelete
  6. Ouais ! Je suis assez d'accord avec Dong Nhon. Mais tu ne sais pas à quoi ça sert un bonheur pur ? Pauvre NL ! Il sert à t'encourager quand tu es découragé. Par exemple, tu prépares une thèse, tu es à la fin de ta thèse (l'espoir), mais tu veux l'abandonner (la décadence - je connais quelqu'un, à qui on pose la question pourquoi il veut abandonner sa thèse, qui dit que c'est parce que pendant quatre ans, il n'écrivait que de la merde :-D), alors, si, à ce moment-là, tu ressens un bonheur pur, alors tu tiens bon, hein?
    LH

    ReplyDelete
    Replies
    1. ce serait pas plutôt une espérance? je vois mal comment peut-on l'appeler un bonheur, et pur d'ailleurs, dans quel sens et quelle mesure? :p

      Delete
    2. Tu me donnes l'impression que tu ne connais de ta vie que des bonheurs bien physiques ou matériels :) :) Sinon j'essaie de dire cela autrement. L'écrivain N. H. Thiep, par exemple, disait que plus on est dans la misère, plus on doit élever nos rêves ! Les rêves peuvent très bien être mêlés à l'espérance, mais je ne pense pas que celle-ci leur soit indispensable. Oh je dis "un" bonheur car ce nom est qualifié par un adjectif (pur), c'est comme quand tu dis "la joie" ou "une joie secrète".
      LH

      Delete
    3. Rêve n'est pas un élixir. Quand nous sommes à la recherche de consolation dans le rêve, nous choisissons Scylla au lieu de Charybde :">

      Delete
    4. This comment has been removed by the author.

      Delete
    5. Qu'est-ce qui peut être un élixir, à votre avis, si ce n'est pas le rêve ?
      LH

      Delete
    6. J’ai trouvé une merveilleuse démonstration de cette élixir. Mais la marge est trop étroite pour la contenir :'(

      Delete
    7. Vous savez ce que faisait Fermat quand il n'étudiait pas les mathématiques ? Il envoyait des gens au bûcher, dit-on.
      LH

      Delete
    8. La tour de Babel, Madame. Les vrais paradis sont les paradis qu'on a perdus :'(

      Delete
    9. Mais vous n'êtes pas fâché, j'espère ? Bien souvent, on me croit meilleure que je le suis. Les hommes ont une imagination très féconde.
      LH

      Delete
    10. et la raison de cela réside-t-elle dans le fait que les hommes ne courent pas vraiment le risque d'être stériles? :D par contre soyez rassurée, M. Dong Nhon est kul :p

      Delete
  7. Hình như ai cũng có thể kể mình đang làm gì khi gặp "À la recherche..." lần đầu (giống như khi nghe tin hai chiếc máy bay chở hành khách đâm vào hai toà nhà WTC, hoặc - với người lớn tuổi hơn - lúc TT Kennedy bị viên đạn bắn vào óc...).

    ReplyDelete
  8. @ Dong Nhon : est-il vrai que vous n'ayez jamais aimé personne ?
    C'est très beau et émouvant ce que vous avez écrit. Voulez-vous que j'en fasse une analyse, un commentaire composé, par exemple, en français et à la française (je serai plus à l'aise) ?
    LH

    ReplyDelete
    Replies
    1. Je préfère garder le souvenir de ma souffrance et je ne transformerai pas ma passion interdite en une incompatibilité d'aimer ;___;

      Delete
    2. Oh je croyais que vous aimiez les commentaires composés (je suis déçue !) Un petit poème vous plaira-t-il ? Mais alors il faut attendre que l'inspiration me vienne, et on ne sait jamais quand elle viendra!! Est-il vrai que vous ayez le même âge que M. Obama ? Un buffle souffrant que vous êtes donc?
      LH

      Delete
    3. même âge que Werther peut-être :)))

      Delete
    4. Je suis l’audacieux jeune homme au trapèze volant, pas l’audace de l’espoir :v

      Delete
  9. Estoy muy triste porque no entiendo francés.
    Gracias por publicar Inglés y vietnamita usted.
    Este comentario Españo es disfrutar translate.google.com, utilice en su propio riesgo.
    Dios los bendiga.

    ReplyDelete
  10. Nhà văn, dịch giả Mặc Ðỗ qua đời
    R I P mr "anh môn"

    ReplyDelete
  11. Mặc Đỗ qua đời hôm Chủ nhật vừa rồi, đi cùng là một phần tinh tuý rất đặc biệt và lặng lẽ của văn chương miền Nam một thời

    ReplyDelete
  12. Anh Môn sẽ sớm xuất hiện trở lại chứ ạ ?

    ReplyDelete
  13. rất sắp là khác í chứ, trong tháng Bảy này, cùng lắm là sang tháng Tám

    ReplyDelete
  14. Hello mates, good article and fastidious arguments commented at
    this place, I am genuinely enjoying by these.

    ReplyDelete