Dec 14, 2013

Nguyễn Mạnh Côn mỉa Quán Chùa

Quán Chùa (La Pagode) là một địa điểm quen thuộc của giới văn nghệ sĩ Sài Gòn trước đây. Theo các miêu tả thời đó thì đây là nơi chủ yếu có mặt những người thuộc một "thế hệ mới" trong văn chương Sài Gòn.

Trong lời nói đầu cho Đêm nghe tiếng đại bác của Nhã Ca (bản Nam Cường, 68), Nguyễn Mạnh Côn viết như sau:


Đêm nghe tiếng đại bác trong như một chén nước mưa mà trung thực như một tấm gương soi thuận chiếu ánh sáng. Điều chắc chắn sẽ làm cho bạn đọc vui lòng nhất, là câu truyện xẩy ra trong một gia đình trăm phần trăm vừa phải. Người nghèo quá còn bận kiếm ăn, không có thì giờ cho tình cảm. Nhà văn viết về nhà nghèo hay tăng cái khổ của họ để làm ra vẻ ta đây có tinh thần xã hội. Tôi không ưa những người đến uống nước hàng ngày ở La Pagode, xong lúc về cầm bút lại khăng khăng muốn tả cảnh khốn cùng, để bắt độc giả phải nhiều ít suy tư về một cuộc cách mạng lý tưởng. Thật là hiếm có, những nghệ sĩ dám trung thành với hoàn cảnh và tâm sự của chính họ. Một trong những nguyên nhân của sự kiện này là viết như thế rất khó: một chi tiết hơi sai cũng bị “cả làng” để ý. Và một nguyên nhân nữa là viết như thế có bao hàm sự xác nhận rằng tác giả không có những bận tâm cao siêu về triết học. Tác giả viết về những người trung bình sẽ bị coi như chính hắn đã là một phần tử trung bình, không chứa đựng những ý kiến lạ lùng mà người ta tưởng chỉ có trong những thiên tài đặc biệt.”

9 comments:

  1. La Pagode - Một góc Saigon xưa

    http://yume.vn/nguyetvicam/article/la-pagode-mot-goc-saigon-xua.35B1CC92.html

    Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
    Xếp tàn y lại để dành hơi



    ReplyDelete
    Replies
    1. 1. Hình như ngày xưa người ta gọi Le Pagode là (quán) Cái Chùa, hơn là quán Chùa.
      2. Qua này phải được (một người Pháp) "dựng lên" trước tập niên 60, đến gần giữa thập niên 60, quán được tân trang, gắn cửa sổ kiếng và máy lạnh (trước đó cửa sổ thấp, để trống, ghế xa-lông mây v.v.
      3. Tôi có cảm tưởng sau kỳ tân trang đó, giới văn sĩ ít đến đó hơn.

      Ngoài ra, cũng trên đường Tự Do (Catinat), ngoài Continental Palace (có vẻ là tụ điểm của người ngoại quốc hay dân mại bản) còn có Brodard, Givral. Brodard nhiều dân "choai choai", Givral thì nhiều thanh niên đứng tuổi hơn. Sài Gòn còn có quán Kim Sơn, đường Lê Lợi, là nơi tu họp của một giới khác hẳn, như những ký giả kỳ cựu, cả những sĩ quan dày dạn... nói chung "đặc Nam Kỳ" hơn, thoải mái hơn...

      Delete
  2. Đoạn văn của NMC rất tiêu biểu. Văn chương thì già dặn, nhưng tôi cảm nhận ông vay mượn ý tưởng của người khác hơi nhiều, lại còn nhét vào cho thật đầy, đọc dễ nghẹt thở. Thí dụ ở đoạn văn này, câu giữa "Tôi không ưa..." và câu chót ý tưởng hơi chửi nhau. Phải chăng chính vì thế mà NMC chưa bao giờ được coi là "cây bút thưỡng thặng" của thời VNCH?

    ReplyDelete
  3. thế nhưng mà NMC thường là người viết bài mở đầu cho các tờ tạp chí văn nghệ nhỉ, nhất là hồi cuối thập niên 50 đầu 60

    ReplyDelete
  4. Có lẽ đó là "lệ làng", giống như dâng hương là nhiệm vụ của các cụ tiên chỉ thôi. Nói thế nhưng tôi thích cụ NMC, tuy chỉ như một người có lý tưởng và dám sống theo nó, nhưng nếu tôi là cụ thì tôi sẽ viết thậm chí hành sử khác cụ.

    ReplyDelete
  5. @ LV
    Đúng là ngày xưa thường gọi Quán Cái Chùa, dịch La Pagode ra tiếng Việt. Cái tên Quán Chùa, là của GCC thường dùng, trên TV. NMC đỡ đầu cho 1 số nhà văn, trong có Duyên Anh. Ông khám phá ra DA, khi giới thiệu Con Sáo Của Em Tôi. Sau vô tù VC, hai người không hợp nhau, bạn có thể kiếm đọc bài phỏng vấn Duyên Anh, đăng trên Văn Học, của Đỗ Tiến Đức, tác giả viết Má Hồng. NMC nghe nói còn là người chuyên viết diễn văn cho mấy ông Tướng VNCH. Ông được TPG nhờ cậy, khi cần hiệu đính những bản văn dịch cho tờ Văn.
    NQT

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn bác NQT. Mà, tôi nghĩ mãi không ra GCC là viết tắt của cái gì hay ai vậy bác?
      Ở Radio SG thời đó có mục VH&NT, giới thiệu nhiều tác phẩm "đầu tay", tôi nhớ là biến đến Con Sáo Của Em Tôi (DA), Yêu (CT)... từ đó. Không biết mục VH&NT có phải do Mai Thảo phụ trách không nhỉ? LV

      Delete
    2. là hỗn danh Gấu Cà Chớn đó :p

      Delete
    3. À tức là "chính hắn"? Hèn chi thấy chữ "GCC" hơi quen quen.

      Delete