Jul 1, 2023

Khi Gide



Khi sống lâu quá, người ta làm nhiều điều lẽ ra đã không làm. Một trong những hệ quả của điều đó (sống lâu quá) là đọc đến cả Gide.

Không những thế, lại còn là một Gide hiếm:


(1924)

Khi Gide không viết tiểu thuyết (không hẳn tiểu thuyết: Gide tự đặt một cái tên cho những gì mình viết, gì nhỉ? "sotie" có phải không?) thì Gide viết gì? Thì vẫn như là Gide viết tiểu thuyết. Điều này cũng tương tự khi Roland Barthes bình luận Gide: khi Gide đi nghỉ (vacances, vacances) thì Gide có nghỉ không? Không, khi Gide đi nghỉ thì Gide không nghỉ (ngơi), Gide vẫn làm việc.

Paul Léautaud, người chuyên viết các gossip (sublimes gossips) kể một câu chuyện tuyệt hay về Gide: một hôm, Léautaud bỗng thấy Gide cứ quanh quẩn bên cạnh mình, giống như một con ruồi vo ve, nhưng mãi không chịu nói thẳng ra là để làm gì. Léautaud ngạc nhiên lắm, vì vốn dĩ Gide không mấy thân với mình, thấy Gide cứ ngập ngừng bẽn lẽn Léautaud mới gặng hỏi cho ra nguyên ủy sự việc. Qua những lời ấp úng của Gide thì Léautaud hiểu ra như sau: trước đó Léautaud viết một bài, trong bài nói đến một nhân vật mà Léautaud không nói rõ tên, và miêu tả là rất trí tuệ, rất nhiều thiên tài, etc. và Gide có thái độ như vậy với Léautaud là vì cứ nghĩ Léautaud muốn nói đến mình với nhân vật không được nêu tên kia. Kết thúc câu chuyện, Léautaud nói là mình không dám nói gì, và thêm vào, nhưng ai cũng biết là mình vô cùng hâm mộ Stendhal cơ mà nhỉ.


Nhưng tôi đã - cho đến giờ - quên mất điều tôi định nói ban đầu: "khi Gide", nhưng khi Gide làm gì?

Đấy là khi Gide nói đến bàn tay. Oui, Gide nói đến bàn tay.





6 comments:

  1. sách 1924 họ in trên giấy tốt, nhìn thoáng đã thấy đẹp

    ReplyDelete
  2. xưa kia NL comment duyên dáng dễ thương hơn giờ nhiều. chắc chỉ tại bọn anonymous anh nhỉ? :d

    ReplyDelete
  3. em không tin lắm chuyện sống lâu đủ, đi qua nhiều cánh cổng, đó là trong trường hợp có đi, thì thấy Strait is the gate

    ReplyDelete
  4. chẳng có gì huyền bí như thế: nếu không sống lâu thì đỡ phải đọc André Gide

    ReplyDelete
  5. chẳng có sống nào gọi là sống lâu

    ReplyDelete
  6. trên nguyên tắc, khi tranh luận thường (hoặc học thuật) có phải ghi tên không anh?

    ReplyDelete